Chăm sóc thị trường trong nước để doanh nghiệp bước qua dịch COVID-19

TS Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI) |

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI chia sẻ với Lao Động về tác động của dịch COVID-19 lên cộng đồng doanh nghiệp Việt và các giải pháp để cộng đồng doanh nghiệp đủ sức tự bảo vệ mình, giữ “sức khỏe” của nền kinh tế.

TS Vũ Tiến Lộc.
TS Vũ Tiến Lộc.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đương đầu với khó khăn

Dường như ở Việt Nam, xét trên lĩnh vực kinh tế, sự đứt gẫy của các chuỗi giá trị, sự suy giảm sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế dưới tác động của dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và sẽ còn kéo dài. Kiểm soát dịch bệnh đã khó, nhưng giúp doanh nghiệp trụ vững, phục hồi và lấy lại được đà sản xuất kinh doanh cũng khó khăn không kém.

Ban Bí thư, Chính phủ, các bộ ban ngành, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã đồng loạt vào cuộc, nhưng các giải pháp bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế mới chỉ phát huy tác dụng bước đầu.

Những tác động đan xen, tích hợp như tình trạng ứ đọng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, tình trạng thiếu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc để bảo đảm đơn hàng cho các ngành công nghiệp chế biến chế tạo; thị trường vận tải, dịch vụ bị thu hẹp, khách du lịch thưa thớt, sản xuất kinh doanh đình đốn, người lao động phải nghỉ việc do thiếu việc làm,...

Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất khó khăn để cầm cự và duy trì sản xuất. Số doanh nghiệp thành lập mới giảm, doanh nghiệp ngừng sản xuất, đóng cửa giải thể tăng lên. Đó là những tác động trực tiếp trên diện rộng của dịch cúm.

Chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau và chuỗi giá trị toàn cầu là mô thức phổ biến của các ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp đang cố gắng xoay xở tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế nhập từ các thị trường ngoài khu vực, nhưng rất khó tìm được chủng loại phù hợp và nếu có tìm được thì giá cả lại cao cộng với chi phí vận tải cao thì ngay cả các nghiệp lớn cũng khó mà chịu được.

Nhiều doanh nghiệp trong các ngành dệt may, giày dép, thời trang, điện tử... cho biết, nếu tình hình không sáng sủa hơn thì họ sẽ khó có khả năng cầm cự đến cuối quý I vì dự trữ nguyên liệu vật liệu cho sản xuất chỉ còn đủ dùng cho vài ba tuần tới. Nguy cơ mất khách hàng, mất đơn hàng, không có thêm đơn hàng mới tăng lên, các doanh nghiệp khó có khả năng giữ những công đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu mà họ đã dày công xây dựng trong hàng thập kỷ.

Giữ thị trường trong nước: Tăng năng lực cạnh tranh

Những diễn biến hiện nay cho thấy thị trường thế giới ngày càng trở nên bất định, khó lường. Không ai có thể bảo đảm rằng trong tương lai không chỉ Hoa Kỳ, Trung Quốc mà ngay cả Nhật bản, Hàn quốc.., khi gặp khó khăn sẽ không tìm cách quay trở lại bảo vệ thị trường nội địa của chính mình.

Giải pháp về dài hạn là phải rất coi trọng thị trường trong nước, đồng thời đa dạng hóa thị trường quốc tế, định hình lại các chuỗi giá trị thông qua tái cấu trúc nền kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào bất kỳ thị trường nào.

Muốn vươn ra thị trường thế giới thì phải đứng vững trên thị trường nội địa. Với dân số 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu bùng nổ; với một nền kinh tế đang lên, thị trường trong nước phải là điểm tựa, là tài nguyên lớn nhất cho sự phát triển quốc gia.

Chúng ta không thể không tính tới điều này trong một chiến lược bài bản hơn, thực chất và hiệu quả hơn cho phát triển thị trường trong nước ngay từ lúc này.

Phải chú trọng hơn việc xây dựng và điều hành chính sách công nghiệp quốc gia, tập trung vào những ngành, những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước, lựa chọn thế hệ các nhà đầu tư FDI có khả năng tích hợp và liên kết với cộng đồng doanh nghiệp nội địa, đẩy mạnh cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực sự đặt doanh nghiệp nhà nước trước áp lực của thị trường.

Các doanh nghiệp cần chú trọng thị trường nội địa với gần 100 triệu người dân. Ảnh: Kh.V
Các doanh nghiệp cần chú trọng thị trường nội địa với gần 100 triệu người dân. Ảnh: Kh.V

Đồng thời phải xây dựng được một nền hành chính minh bạch, một môi trường kinh doanh thân thiện và cạnh tranh công bằng. Chỉ có nền tảng thể chế như vậy mới là bệ đỡ nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tự chủ của nền kinh tế Việt Nam.

Biện pháp cấp bách trong ngắn hạn là cần hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, giải quyết thủ tục hành chính cũng phải khẩn trương, quyết liệt như chống dịch, đồng thời phải cố gắng giảm được chi phí cho doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn này...

TS Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI)
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp có thêm trợ lực từ phía ngân hàng

Minh Anh |

Tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, an toàn bảo mật, dễ dàng quản lý dòng tiền…, ngân hàng điện tử ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp, đồng thời là thước đo cho sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác.

Thời dịch COVID-19: Doanh nghiệp du lịch, hàng không vượt khó

Hương Nguyễn |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã liên tiếp ban hành các thông tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn. Để tự tìm lối thoát cho mình, các doanh nghiệp du lịch chủ động xây dựng chương trình kích cầu du lịch nội địa với mức giá giảm sâu 50%. Cục Hàng không cũng đề nghị áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa...

Doanh nghiệp Việt chia sẻ thị phần, tăng liên kết

Đặng Tiến - Cao Nguyên |

Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và không có các giải pháp hiệu quả, sắp đến doanh nghiệp có nguy cơ dừng sản xuất, thậm chí phá sản trên diện rộng. Nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt tự nhìn lại mình và thay đổi để phát triển.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Doanh nghiệp có thêm trợ lực từ phía ngân hàng

Minh Anh |

Tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, an toàn bảo mật, dễ dàng quản lý dòng tiền…, ngân hàng điện tử ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp, đồng thời là thước đo cho sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác.

Thời dịch COVID-19: Doanh nghiệp du lịch, hàng không vượt khó

Hương Nguyễn |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã liên tiếp ban hành các thông tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn. Để tự tìm lối thoát cho mình, các doanh nghiệp du lịch chủ động xây dựng chương trình kích cầu du lịch nội địa với mức giá giảm sâu 50%. Cục Hàng không cũng đề nghị áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa...

Doanh nghiệp Việt chia sẻ thị phần, tăng liên kết

Đặng Tiến - Cao Nguyên |

Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và không có các giải pháp hiệu quả, sắp đến doanh nghiệp có nguy cơ dừng sản xuất, thậm chí phá sản trên diện rộng. Nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt tự nhìn lại mình và thay đổi để phát triển.