Câu chuyện về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nông sản Việt

Vũ Vinh Phú (Nguyên PGĐ Sở Thương mại Hà Nội) |

Chia sẻ của chuyên gia kinh tế thương mại Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội - với Lao Động về sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Ùn ứ nông sản, chuyện cũ năm nào cũng lặp lại

Câu chuyện giải cứu hàng nông sản bị ứ đọng hàng vạn tấn với trên 6 nghìn xe vận tải thời gian gần đây ở cửa khẩu biên giới Việt-Trung không phải là mới, nó diễn ra hàng chục năm nay khi vào vụ thu hoạch để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, nhất là xuất đi thị trường Trung Quốc.

Tình hình này buộc các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp nông nghiệp và người nông dân phải nhận thức đầy đủ và cần xem lại cách tổ chức, sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như thế nào vừa đảm bảo sản xuất ổn định phát triển vững chắc, vừa tiêu thụ một cách khoa học hiệu quả, giảm đến mức thấp nhất những tổn thất không mong muốn và không đáng có như đã xảy ra.

Có lẽ cái lớn nhất phải nêu đầu tiên đó là vấn đề thông tin về thị trường trong nước và xuất khẩu một cách đầy đủ cả về số lượng, chất lượng, phương thức và thời gian giao hàng của nước bạn theo từng thời kỳ. Nhất là trong điều kiện có dịch và các nước ngày càng siết chặt vấn đề an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản nhập khẩu.

Điều thứ 2 là vấn đề thị trường, đối với thị trường trong nước 98 triệu dân, rất nhiều tiềm năng về sức mua ngày càng tăng lên, nhất là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm, một thị trường mà doanh nghiệp bán lẻ các nước luôn mong muốn thâm nhập nhiều hơn, mạnh hơn để tổ chức phân phối và nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ.

Tương tự, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng có xu hướng phát triển như vậy để mở rộng bán hàng trực tiếp và online đang có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ. Mấy năm gần đây, việc tiêu thụ ở trong nước tuy có tiến bộ song còn nhiều trắc trở, nhất là hiện nay hàng hóa nông sản Việt Nam sản xuất rất dồi dào, chất lượng an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao.

Gian nan con đường nông sản đến với người tiêu dùng

Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là trong mười quả xoài sạch, mười mớ rau sạch thì mới đứng trên kệ siêu thị được một. Còn lại dù có sạch vẫn phải bán tháo ra thị trường tự do lẫn lộn, giá bán bị hạ xuống như sản phẩm không sạch. Điều đó làm thiệt hại đến lợi nhuận của người nuôi trồng những sản phẩm sạch cho xã hội, làm thui chột ý chí sản xuất sạch mà Chính phủ và Bộ NNPTNT đang khuyến khích để phục vụ người tiêu dùng. Lý do đơn giản đã và đang diễn ra là: Hệ thống siêu thị mới bán khoảng 15% hàng nông sản, còn lại 85% là tiêu thụ ở kênh truyền thống như chợ, cửa hàng lẻ, hàng rong.

Mặt khác, con đường đưa hàng vào siêu thị rất gian nan bởi những rào cản về chi phí chiết khấu cao, bị chiếm dụng vốn vô lý của một số siêu thị có thế mạnh đang hàng ngày thao túng việc cho gửi hàng vào bán lẻ tại các siêu thị mà chưa có sự chia sẻ mang tính nhân văn. Họ kinh doanh chỉ chủ yếu dành thuận lợi, lợi nhuận cao cho mình. Chính vì vậy, sản phẩm thì nhiều nhưng người tiêu dùng tìm một quả cam, bưởi ngon có thương hiệu đúng nghĩa cũng rất khó. Họ phải chờ đến các hội chợ tết hoặc các đợt xúc tiến thương mại mới có thể mua được, sự may mắn này chỉ đến với họ 1 năm một vài lần.

Về hạ tầng phân phối, việc đảm bảo tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ở Việt Nam được vận chuyển với một hệ thống giao thông chưa được đồng bộ, chi phí cao, phân bổ không hợp lý. Các trung tâm giao dịch hàng hóa, logictics, các sàn giao dịch công khai minh bạch tại chợ đầu mối chưa được thiết lập đầy đủ, đồng bộ và chưa đạt tiêu chuẩn của khu vực và thế giới.

Chính vì vậy, việc lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến tiêu thụ chậm chạp, tổn thất, chi phí cao, làm cho giá bán bị đẩy lên, khó cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa các nước khác có mặt hàng tương tự xuất khẩu đi các nước như Thái Lan, Malaysia, Campuchia...

Về phương thức giao dịch mua bán, ở thị trường nội địa, hàng hóa đi qua nhiều khâu trung gian và chi phí bán lẻ cao vô lý đã nêu trên. Vì vậy, hàng hóa từ sản xuất đến người mua lẻ bình quân đội giá từ 2-4 lần, nhất là các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thịt cá...

Đây là nút thắt lớn nhất làm cản trở sức mua xã hội nhiều năm nay. Còn ở thị trường xuất khẩu, riêng hàng nông sản chúng ta phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc đến 80%, đồng thời đa số xuất khẩu theo phương thức tiểu ngạch. Mua bán không ổn định dễ bị phá vỡ giao kèo ban đầu mặc dù việc này có dễ dàng hơn xuất khẩu chính ngạch.

Vận tải hàng hóa xuất khẩu đa phần dùng đường bộ vừa chi phí cao, vừa không đa dạng phương thức vận tải khi gặp khó không xoay xở kịp. Trong khi đó vận tải đường sắt - đường biển – đường hàng không còn đang bỏ trống...

Vũ Vinh Phú (Nguyên PGĐ Sở Thương mại Hà Nội)
TIN LIÊN QUAN

Ùn ứ nông sản: Nhiều mặt hàng muốn xuất khẩu chính ngạch cũng không được

Cường Ngô |

Liên quan vụ ùn ứ hàng hoá, nông sản tại các cửa khẩu, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, hiện chỉ có có 9 loại hoa quả của Việt Nam được phép đi chính ngạch sang Trung Quốc, còn lại phải xuất khẩu tiểu ngạch. Có những mặt hàng muốn xuất khẩu chính ngạch cũng không được.

Giải cứu nông sản ùn ứ tại cửa khẩu: Bộ Công Thương "đá" trách nhiệm

Phong Nguyễn |

Trước tình trạng hàng nghìn xe hàng hóa, nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, hàng trăm xe thanh long phải “quay đầu” tiêu thụ trong nước với giá “như đổ đi”, nhiều ý kiến không đồng tình với những giải pháp được cho là “cứng nhắc”, “không mới”, “không hiệu quả” của Bộ Công Thương. Đặc biệt, vai trò của hiệp hội, ngành hàng đang rất yếu...

Siêu thị đưa thanh long, mít ra vỉa hè bán, giúp nông dân tiêu thụ nông sản

Thuý Nga |

Một số chuỗi siêu thị và sàn thương mại điện tử triển khai các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trong thời điểm xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ùn ứ nông sản: Nhiều mặt hàng muốn xuất khẩu chính ngạch cũng không được

Cường Ngô |

Liên quan vụ ùn ứ hàng hoá, nông sản tại các cửa khẩu, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, hiện chỉ có có 9 loại hoa quả của Việt Nam được phép đi chính ngạch sang Trung Quốc, còn lại phải xuất khẩu tiểu ngạch. Có những mặt hàng muốn xuất khẩu chính ngạch cũng không được.

Giải cứu nông sản ùn ứ tại cửa khẩu: Bộ Công Thương "đá" trách nhiệm

Phong Nguyễn |

Trước tình trạng hàng nghìn xe hàng hóa, nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, hàng trăm xe thanh long phải “quay đầu” tiêu thụ trong nước với giá “như đổ đi”, nhiều ý kiến không đồng tình với những giải pháp được cho là “cứng nhắc”, “không mới”, “không hiệu quả” của Bộ Công Thương. Đặc biệt, vai trò của hiệp hội, ngành hàng đang rất yếu...

Siêu thị đưa thanh long, mít ra vỉa hè bán, giúp nông dân tiêu thụ nông sản

Thuý Nga |

Một số chuỗi siêu thị và sàn thương mại điện tử triển khai các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trong thời điểm xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó.