Cần Thơ: Sẽ xử lý đơn vị không hoàn thành giải ngân 95% vốn đầu tư công

THÀNH NHÂN |

TP.Cần Thơ hiện giải ngân vốn đầu tư công chỉ mới đạt 46,48%. UBND thành phố yêu cầu đánh giá khách quan, xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư trên 95% vào cuối năm.

7 đơn vị giải ngân đầu tư công dưới 10%

Theo báo cáo của UBND TP.Cần Thơ, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 TP.Cần Thơ được giao là 7.810,368 tỉ đồng, tăng 300 tỉ đồng so với kế hoạch vốn được giao đầu năm 2022 (được bổ sung 300 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương).

Theo số liệu giải ngân thực tế đến ngày 31.10.2022, tổng số vốn thực hiện đã bố trí theo các quyết định của UBND thành phố là 7.610,368 tỉ đồng, giá trị giải ngân là 3.537,513 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 46,48%.

Có 33 sở, ban, ngành được giao làm chủ đầu tư 142 dự án, kết quả thực hiện giá trị giải ngân của các chủ đầu tư như sau: Có 2 chủ đầu tư chưa giải ngân được vốn (đang thực hiện thủ tục lựa chọn nhà thầu, hoàn chỉnh hồ sơ dự án đầu tư) là Sở Tài chính và Câu lạc bộ Hưu trí; 7 chủ đầu tư giải ngân vốn đầu tư công từ 1 - 10%, trong số này có 3 sở gồm: Sở Y tế, Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, còn có 3 sở chỉ mới giải ngân từ 10 đến dưới 20% kế hoạch vốn là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Theo UBND TP.Cần Thơ, nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 trên địa bàn thành phố là do tổng số vốn bố trí cho các dự án khởi công mới, đặc biệt là các dự án trọng điểm chiếm tỉ trọng lớn kế hoạch vốn năm 2022. Nhiều dự án đang trong quá trình thực hiện công tác kiểm kê, áp giá và trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Bên cạnh đó, công tác triển khai lập thiết kế kỹ thuật - dự toán để đấu thầu xây lắp, nên trong những tháng đầu năm 2022 khối lượng giải ngân vốn chưa nhiều.

Điển hình như các dự án: Đường vành đai phía Tây TP.Cần Thơ; các Đường tỉnh: 917, 918, 921, 923. Đến thời điểm tháng 9.2022 mới bắt đầu tổ chức thực hiện chi trả bồi hoàn giải phóng mặt bằng, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân kéo dài trong thời gian qua vẫn là công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Chủ yếu là người dân vẫn còn khiếu nại về giá bồi thường và chính sách hỗ trợ tái định cư. Có hiện tượng người dân so sánh giá, chính sách hỗ trợ tái định cư giữa các dự án vốn trong nước và vốn ODA. Từ đó, dẫn đến khiếu nại không hợp tác, nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do tăng chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Sẽ mạnh tay xử lý

Cũng theo UBND TP.Cần Thơ, những tồn tại, hạn chế do nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả giải ngân trong thời gian qua chậm được khắc phục.

Cụ thể, tiến độ thực hiện các khu tái định cư còn chậm, đặc biệt là các dự án khu tái định cư do Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.Cần Thơ làm chủ đầu tư. Từ đó, ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao mặt bằng một số dự án khác.

Ngoài ra, công tác quản lý và phối hợp trong giám sát, thúc đẩy công việc đơn vị thi công của các chủ đầu tư chưa tốt, đặc biệt là trong việc lựa chọn các giải pháp thi công hiệu quả, triển khai thi công ngay những vị trí thuận lợi, đã có mặt bằng, đủ điều kiện. Một số nhà thầu không tích cực thi công, còn viện lý do vướng mặt bằng tại một số vị trí để thi công cầm chừng, nhất là trong giai đoạn giá vật liệu xây dựng tăng từ tháng 3 trở lại đây…

Trước tình hình giải ngân vốn đầu tư công thấp, UBND TP.Cần Thơ yêu cầu thủ trưởng các đơn vị rà soát, thực hiện phân công nhiệm vụ và yêu cầu trách nhiệm công việc rõ ràng đối với từng cán bộ, công chức, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, hoàn thành giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đã bố trí. Đánh giá khách quan, xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vào cuối năm.

Bên cạnh đó, quan tâm, thường xuyên hơn nữa đối với việc kiểm tra hồ sơ thủ tục trình thẩm định giá đất cụ thể, hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng thi công với nhà thầu… 

THÀNH NHÂN
TIN LIÊN QUAN

Vì sao Cao Bằng "tắc" giải ngân vốn đầu tư công, 11 tháng chưa đạt 30%?

An Trịnh - Trần Trọng |

Trải qua 11 tháng, Cao Bằng vẫn nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp của cả nước.

Hà Nội bàn cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, tập trung phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công năm 2022 của thành phố.

Hụt nguồn thu, Đắk Lắk điều chỉnh giảm vốn đầu tư công năm 2022

Phan Tuấn |

Đắk Lắk  - Do hụt các nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước... nên UBND tỉnh Đắk Lắk đã xem xét, trình HĐND tỉnh điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách địa phương năm 2022 từ 3.646,7 tỉ đồng xuống còn 3.230,3 tỉ đồng.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Vì sao Cao Bằng "tắc" giải ngân vốn đầu tư công, 11 tháng chưa đạt 30%?

An Trịnh - Trần Trọng |

Trải qua 11 tháng, Cao Bằng vẫn nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp của cả nước.

Hà Nội bàn cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công

PHẠM ĐÔNG |

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu dự Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, tập trung phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và đầu tư công năm 2022 của thành phố.

Hụt nguồn thu, Đắk Lắk điều chỉnh giảm vốn đầu tư công năm 2022

Phan Tuấn |

Đắk Lắk  - Do hụt các nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước... nên UBND tỉnh Đắk Lắk đã xem xét, trình HĐND tỉnh điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách địa phương năm 2022 từ 3.646,7 tỉ đồng xuống còn 3.230,3 tỉ đồng.