Cần 313.000 tỉ đồng để phát triển hệ thống cảng biển đến năm 2030

Cường Ngô (theo chinh phu.vn) |

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1579/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch được phê duyệt, tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỉ đồng.

Hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 5 nhóm

Thông tin trên được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Theo Quyết định, hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 sẽ được phân thành 5 nhóm thay vì 6 nhóm cảng biển như giai đoạn trước.

Trong đó, nhóm cảng biển số 1 gồm 5 cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Với nhóm cảng biển này, mục tiêu đưa ra đến năm 2030, hàng hóa thông qua đạt từ 305 triệu tấn đến 367 triệu tấn; hành khách từ 162.000 đến 164.000 lượt.

Còn tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,0-5,3%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,5-1,6%/năm.

Nhóm cảng biển số 2, gồm 6 cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Theo dự báo, đến năm 2030, hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 2 từ 172 triệu tấn đến 255 triệu tấn; hành khách từ 202.000 đến 204.000 lượt khách.

Tầm nhìn đến 2050 đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6-4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,4-0,5%/năm.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. Ảnh minh hoạ, nguồn VGP
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. Ảnh minh hoạ, nguồn VGP

Nhóm cảng biển số 3, gồm 8 cảng biển: Đà Nẵng (gồm khu vực huyện đảo Hoàng Sa), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (gồm khu vực huyện đảo Trường Sa), Ninh Thuận và Bình Thuận.

Nhóm cảng biển này đặt mục tiêu đến năm 2030, hàng hóa thông qua từ 138 triệu tấn đến 181 triệu tấn; hành khách từ 1,9-2,0 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến 2050 sẽ đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,5-5,5 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,7-1,8%/năm.

Nhóm cảng biển số 4 gồm 5 cảng biển: TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An, với mục tiêu đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 4 từ 461-540 triệu tấn; hành khách từ 1,7-1,8 triệu lượt khách.

Tầm nhìn đến 2050 - đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5-3,8 %/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9-1,0 %/năm.

Nhóm cảng biển số 5, gồm 12 cảng biển: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 5 từ 64-80 triệu tấn (hàng container từ 0,6-0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1-6,2 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến 2050 đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5-6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1-1,25%.

4 cảng biển được quy hoạch là cảng biển tiềm năng đặc biệt

Điểm mới tại Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là bên cạnh hai cảng biển loại đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu, 4 cảng biển khác được quy hoạch là cảng biển tiềm năng đặc biệt, gồm cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Đà Nẵng, cảng biển Khánh Hòa và cảng biển Sóc Trăng.

Một điểm mới nữa là quy hoạch lần này đưa các nội dung của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 vào thực tiễn, hoạch định rõ vai trò cũng như định hướng phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) tại các chân hàng nằm sâu trong lục địa của hệ thống cảng biển.

Về định hướng hạ tầng giao thông kết nối, phát triển các tuyến đường sắt kết nối với cảng biển loại đặc biệt và cảng biển loại một trên hành lang Bắc-Nam; hình thành các bến cho phương tiện thủy nội địa trong vùng nước cảng biển; hệ thống đường bộ cao tốc kết nối với các cảng biển loại đặc biệt, hệ thống quốc lộ, đường địa phương kết nối trực tiếp đến hệ thống cảng biển..

Theo Quyết định, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỉ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa), được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho hạ tầng hàng hải công cộng; khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư.

Cường Ngô (theo chinh phu.vn)
TIN LIÊN QUAN

Cảng biển thiếu hụt trầm trọng lao động bốc xếp

Đặng Tiến |

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đang dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động bốc xếp hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động khai thác tại các cảng biển. Một số cảng đã phải từ chối đơn hàng do thiếu công nhân.

Đề nghị xem xét đầu tư cảng biển gần 2.300 tỉ đồng tại Quảng Ninh

Minh Hạnh |

Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Cục Hàng hải Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về chủ trương đầu tư bến cảng tổng hợp Vạn Ninh tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái.

Hệ thống cảng biển kẹt cứng vì COVID-19, xuất khẩu gạo đang tắc nghẽn

Vũ Long |

Mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đóng 10 nghìn container, nhưng hiện nay các bến chỉ đủ năng lực đáp ứng 1/3. Cần nhiều giải pháp để tháo gỡ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cảng biển thiếu hụt trầm trọng lao động bốc xếp

Đặng Tiến |

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đang dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động bốc xếp hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động khai thác tại các cảng biển. Một số cảng đã phải từ chối đơn hàng do thiếu công nhân.

Đề nghị xem xét đầu tư cảng biển gần 2.300 tỉ đồng tại Quảng Ninh

Minh Hạnh |

Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Cục Hàng hải Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về chủ trương đầu tư bến cảng tổng hợp Vạn Ninh tại xã Vạn Ninh, thành phố Móng Cái.

Hệ thống cảng biển kẹt cứng vì COVID-19, xuất khẩu gạo đang tắc nghẽn

Vũ Long |

Mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đóng 10 nghìn container, nhưng hiện nay các bến chỉ đủ năng lực đáp ứng 1/3. Cần nhiều giải pháp để tháo gỡ.