Cần 141 tỉ USD cho ngành điện 2021-2030, EVN nói một mình "không đủ lực"

Cường Ngô |

Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam dự kiến 141,59 tỉ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỉ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỉ USD.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam theo tính toán là 141,59 tỉ USD. Trong đó, phần nguồn điện 127,45 tỉ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỉ USD.

Cụ thể, khối lượng đầu tư đến 2030 gồm: Khối lượng lưới điện truyền tải 500 kV cải tạo và xây dựng mới: gần 15.000 km (xây mới khoảng 13.000 km); Tổng dung lượng trạm biến áp 500 kV cải tạo và xây mới: khoảng 86.000 km (xây dựng mới khoảng 48.500 km); Lưới điện truyền tải 220 kV cải tạo và xây dựng mới: gần 23.000 km (xây mới khoảng 16.000 km); Tổng dung lượng trạm biến áp 220 kV cải tạo và xây mới: khoảng 110.000 km (xây dựng mới khoảng 74.000 km).

Theo ông Tuấn Anh, việc đầu tư các nguồn điện năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới cần cụ thể hóa nhanh nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 về việc trung hòa Carbon vào năm 2050.

Phát triển nguồn và phụ tải một cách cân bằng, hạn chế tối đa truyền tải liên miền và xây dựng mới các đường dây truyền tải liên miền giai đoạn tới năm 2030. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển lưới điện truyền tải để đấu nối các nguồn điện, nhằm giảm gánh nặng đầu tư cho ngành điện.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương). Ảnh: T.H
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương). Ảnh: T.H

Còn ông Nguyễn Tài Anh - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ năm 2020 đến nay, chúng ta hầu như không có dự phòng do tăng trưởng phụ tải hầu như không có. Do đó, mỗi quốc gia cần cân đối tỷ trọng các nguồn điện cần hợp lý, cùng chính sách đủ hấp dẫn để khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào ngành điện.

"Với 14 tỉ USD/năm đã tăng hơn nhiều mức 9 tỉ USD/năm của giai đoạn trước. EVN chỉ là một phần, chúng tôi không đủ khả năng chịu đựng nguồn vốn lớn như vậy, cần kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế ", ông Tài Anh nói.

Cần hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh

Trao đổi với Lao Động, đại diện Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) - nhà đầu tư điện gió ngoài khơi toàn cầu cho biết: "Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào các hệ thống truyền tải thông qua các quỹ đầu tư năng lượng tái tạo, kết nối nhiều MW điện gió ngoài khơi với hệ thống lưới điện trên đất liền tại các thị trường lớn trên toàn cầu.

Đồng thời cũng tham gia vào việc phát triển chiến lược các dự án đấu nối cao áp ở các thị trường điện áp đơn và đa áp.

"Trên thế giới, các khoản đầu tư tư nhân vào hệ thống truyền tải trở nên ngày càng phổ biến trong khuôn khổ các cơ chế pháp lý phù hợp.

Thực tế cho thấy, điều này mang lại nhiều lợi ích cho cả quốc gia và khu vực, khi nhà đầu tư có thể quản lý và giảm thiểu rủi ro tốt hơn thông qua những cam kết về hành lang pháp lý và lộ trình rõ ràng từ Chính phủ", ông Stuart Livesey - Tổng Giám Đốc Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn cho hay.

Để có nguồn tài chính đầu tư trong lĩnh vực năng lượng trong giai đoạn tới, theo các chuyên gia, Việt Nam cần hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, tạo môi trường khuyến khích đầu tư có hiệu quả, cùng cơ hội thuận lợi cho việc phát triển năng lượng sạch, hoàn thiện cơ chế dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện cạnh tranh; điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện để phù hợp với hệ thống tích hợp năng lượng tái tạo...

"Những năm sau phải giải được bài toán làm thế nào để đáp ứng cung cầu điện cấp bách cho miền Bắc", ông Nguyễn Quốc Trung - Phó giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia lưu ý.

Trong khi đó, ông Phạm Minh Hùng - Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, quá trình làm Quy hoạch Điện VIII đang tập trung tính toán nhu cầu phát triển, từ đó đưa ra quy mô vốn đầu tư.

"Nhà đầu tư quan tâm chi phí có được tính toán vào giá điện hay không, nên phải đẩy mạnh thị trường, tìm được nhà đầu tư thực hiện dự án với chi phí thấp nhất để tăng tính hiệu quả", ông Hùng nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Giá than tăng chóng mặt, năm 2022 có tăng giá điện?

Cường Ngô |

Mặc dù cuộc xung đột giữa Nga - Ukraina đã đẩy giá nhiên liệu sơ cấp như than, dầu khí tăng cao. Tuy nhiên, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định "năm 2022 sẽ không tăng giá điện".

Buộc phải đấu thầu các dự án điện gió, mặt trời không kịp "về đích"

Cường Ngô |

Theo Bộ Công Thương, cơ chế đấu thầu, đấu giá phát triển điện mặt trời, điện gió áp dụng với một số đối tượng đã triển khai dự án, nhưng hết thời hạn áp dụng cơ chế FIT do Bộ Công Thương đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

Chậm trễ xây dựng và kết nối lưới điện "gây khó" nhà đầu tư điện gió

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia năng lượng nhận định, các dự án điện gió ngoài khơi có khả năng thu xếp vốn tốt hơn, tiềm năng phát triển với quy mô và công suất lớn hơn nhiều so với các dự án năng lượng tái tạo khác và cần được kết nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia ở cấp điện áp 220kV hoặc 500kV.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Giá than tăng chóng mặt, năm 2022 có tăng giá điện?

Cường Ngô |

Mặc dù cuộc xung đột giữa Nga - Ukraina đã đẩy giá nhiên liệu sơ cấp như than, dầu khí tăng cao. Tuy nhiên, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định "năm 2022 sẽ không tăng giá điện".

Buộc phải đấu thầu các dự án điện gió, mặt trời không kịp "về đích"

Cường Ngô |

Theo Bộ Công Thương, cơ chế đấu thầu, đấu giá phát triển điện mặt trời, điện gió áp dụng với một số đối tượng đã triển khai dự án, nhưng hết thời hạn áp dụng cơ chế FIT do Bộ Công Thương đề xuất và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định.

Chậm trễ xây dựng và kết nối lưới điện "gây khó" nhà đầu tư điện gió

Cường Ngô |

Theo các chuyên gia năng lượng nhận định, các dự án điện gió ngoài khơi có khả năng thu xếp vốn tốt hơn, tiềm năng phát triển với quy mô và công suất lớn hơn nhiều so với các dự án năng lượng tái tạo khác và cần được kết nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia ở cấp điện áp 220kV hoặc 500kV.