Cách chi tiêu trước và sau Tết để tránh tiền thưởng “không cánh mà bay”

Phương Anh |

Cân đối và có kế hoạch dài hạn sẽ gián tiếp hỗ trợ bạn có một mùa Tết thoải mái thay vì phải thắt chặt. Làm nhiều nhưng không thấy tiền là do không có kế hoạch, không có quỹ cho các khoản chi phí phát sinh, đặc biệt là phát sinh dịp lễ/Tết.

Vừa được thưởng Tết gần 80 triệu đồng, chị Anh Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) đã chuyển ngay một nửa số tiền cho bố mẹ ở quê. Chị dành hơn 30 triệu để mua máy tính và 10 triệu tiết kiệm để tháng sau đi du lịch.

Ngồi nhìn lại chẳng còn gì, chị Trang thở dài: “Nghĩ lại mình vẫn chưa mua được gì cho bản thân như quần áo mới, mỹ phẩm, đồ ăn… mà tiền thưởng đã hết sạch. Cảm giác có tiền là muốn tiêu luôn nên đôi khi cũng chẳng có dư ra được bao nhiêu”.

Thực tế việc tiền thưởng Tết vừa mới về tới tài khoản đã tiêu hết không chỉ với An Trang mà còn với nhiều người trẻ khác. Vì sao thu nhập ổn nhưng chưa lúc nào thấy dư, đặc biệt sau mỗi dịp Tết phải quay ra trả nợ là câu hỏi không của riêng ai.

Theo ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc điều hành CTCP FIDT, thông thường, cốt lõi của việc quản lí chi tiêu giúp chúng ta có dư nhưng với người trẻ, đặc biệt là người trung lưu từ 30 - 40 tuổi có thói quen chi tiêu trước, cuối tháng dư bao nhiêu mới để dành. Về cơ bản, việc chi tiêu như vậy không phù hợp về mặt kĩ thuật và phương pháp.

“Tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch tài chính giúp bạn biết bản thân nên làm gì, ứng biến ra sao để không rơi vào tình trạng khó khăn, bất ngờ hay không đạt được mục tiêu đã đặt ra. Nếu có tư duy, không chỉ dịp Tết mà ngày thường bạn cũng có thể chủ động cho việc chuẩn bị kế hoạch tài chính. Về cơ bản, chúng ta thường chia quá nhiều chiếc lọ để chi tiêu, tuy nhiên, tính ứng dụng chưa cao. Tôi đề xuất nên chia 3 chiếc lọ gồm tiết kiệm, thiết yếu và hưởng thụ, trong đó 15% cho tiết kiệm, 15% cho hưởng thụ, còn lại 70% cho thiết yếu” - ông Huấn cho biết.

Vị chuyên gia tài chính cá nhân nhấn mạnh về việc nên tiết kiệm ngay từ bước đầu. Điều này sẽ giúp bạn không gặp tình trạng lo lắng, bồn chồn khi lỡ tiêu xài quá mức và không biết còn dư tiền hay không. Đồng thời không nên cố gắng tập trung vào ghi chép mà nên tư duy về phương pháp phân bổ dòng tiền.

Bên cạnh đó, ông Huấn cho biết, thông thường, ngày Tết dù có quản lí hay phân bổ thì cảm xúc và nhu cầu chi tiêu vẫn sẽ đột biến. Về mặt tổng thể bức tranh tài chính cá nhân, luôn có một thứ mà các bạn trẻ mất sự phản xạ chính là quỹ dự phòng.

“Mỗi người nên chuẩn bị quỹ này ở mức 3 - 6 tháng chi tiêu và trả nợ vay nếu có. 3 tháng nếu bạn đã có cơ chế chăm sóc sức khoẻ như bảo hiểm… Nếu chưa có nên tiết kiệm tối thiểu 6 tháng. Khi hết Tết và quay trở lại làm việc, các bạn nên tiếp tục tạo một quỹ dự phòng như vậy” - vị chuyên gia nhắn nhủ.

Mùa Tết là mùa để cùng nhìn lại và tận hưởng thành quả của một năm đã qua và đón chào năm mới. Vì vậy, mỗi người nên xác định phương pháp quản lý chi tiêu phù hợp và không để bản thân phải lo lắng quá nhiều khi đang dùng tiền do chính mình tạo ra.

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Dự báo mới nhất diễn biến không khí lạnh trong dịp Tết Giáp Thìn 2024

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Đông Bắc Bộ.

Giá rau thịt tăng nhẹ, hoa quả bày Tết tiền triệu vẫn hút khách mua

Tuyết Lan |

Sát Tết Nguyên đán, mặt hàng thực phẩm tại các chợ truyền thống chỉ tăng giá nhẹ, không tấp nập khách như nhiều năm trước. Thay vào đó, những loài hoa quả trưng bày, trang trí Tết như: Ly, phật thủ, bòng Kỳ Đà... lên ngôi, tấp nập người mua.

Biển người đổ về siêu thị ngày 28 Tết, hàng chưa kịp bày lên kệ đã hết

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động trong ngày 28 Tết Âm lịch, dù siêu thị đã tăng gấp đôi nhân sự và mặt hàng phục vụ người dân nhưng vẫn không đủ đáp ứng. Nhiều mặt hàng dù mới đưa lên kệ đã nhanh chóng được mua gom hết.

Sắm vàng ngày 30 Tết để xin vía phát tài cho năm mới

NGUYỄN LY - ANH TÚ |

TPHCM - Ngày 30 Tết, nhiều người vẫn đang hối hả để chuẩn bị đón Tết bên gia đình, và cũng có không ít người như một thói quen, đều đặn đến thời điểm này dành thời gian để đi mua vàng xin vía may mắn cho cả năm.

Hình nộm rồng trong ngôi đình cổ, sẵn sàng cho đốt lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Đã thành tục lệ của làng, hàng trăm năm nay, cứ đến ngày giáp Tết, người dân ở thôn Đồng Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung lại hò nhau lên núi chặt cây làm đóm, kết thành hình nộm rồng đặt ở sân đình. Đến thời khắc giao thừa thì châm lửa đốt để người dân lấy lửa mang về nhà cầu may đầu năm mới.

Những tuổi nào may mắn nhất năm Giáp Thìn 2024 dưới góc nhìn phong thủy?

AN AN - VŨ LINH |

Theo quan niệm dân gian "có thờ có thiêng có kiêng có lành", nhà nghiên cứu phong thủy Nguyễn Song Hà cũng đã có cuộc trò chuyện những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 xung quanh những con giáp sẽ gặp nhiều vượng khí năm mới, đồng thời có những con giáp cần cẩn trọng.

Tiền vệ Hải Linh: Điều thích nhất ở Tết là có nhiều thời gian bên gia đình

NHÓM PV |

Sau khi để lại nhiều dấu ấn trong năm 2023, bóng đá nữ Việt Nam được kì vọng sẽ có nhiều sự thay đổi mới mẻ trong năm 2024. Góc nhìn thể thao số 149 có buổi trò chuyện với tiền vệ Trần Thị Hải Linh về câu chuyện của cô với hành trình vừa qua, cũng như những dự định, mục tiêu trong năm mới.

Một năm bứt phá của giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc

Nguyễn Tùng |

Trong cùng một ngày, hai công trình trọng điểm Quốc gia là cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ và sân bay Điện Biên mở rộng cùng được khánh thành đã trở thành cột mốc đáng nhớ của giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

Dự báo mới nhất diễn biến không khí lạnh trong dịp Tết Giáp Thìn 2024

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Đông Bắc Bộ.

Giá rau thịt tăng nhẹ, hoa quả bày Tết tiền triệu vẫn hút khách mua

Tuyết Lan |

Sát Tết Nguyên đán, mặt hàng thực phẩm tại các chợ truyền thống chỉ tăng giá nhẹ, không tấp nập khách như nhiều năm trước. Thay vào đó, những loài hoa quả trưng bày, trang trí Tết như: Ly, phật thủ, bòng Kỳ Đà... lên ngôi, tấp nập người mua.

Biển người đổ về siêu thị ngày 28 Tết, hàng chưa kịp bày lên kệ đã hết

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động trong ngày 28 Tết Âm lịch, dù siêu thị đã tăng gấp đôi nhân sự và mặt hàng phục vụ người dân nhưng vẫn không đủ đáp ứng. Nhiều mặt hàng dù mới đưa lên kệ đã nhanh chóng được mua gom hết.