Các "ông lớn" viễn thông đang giành miếng bánh thị phần béo bở Mobile Money

Hương Nguyễn |

Giới tài chính ngân hàng, các nhà mạng viễn thông, nhà đầu tư chứng khoán… đang đặc biệt quan tâm với thông tin Thủ tướng đồng ý cho thử nghiệm Mobile Money (tiền di động) trong vòng 2 năm. Như vậy, trong thời gian tới, người dân không có tài khoản ngân hàng vẫn có thể thanh toán điện tử.

Nhà mạng chạy đua xin thí điểm Mobile Money

Viettel, MobiFone và các nhà mạng đều đã chuẩn bị sẵn sàng để “nhảy vào” lĩnh vực “béo bở” là mảng thanh toán vốn lâu nay là cuộc chơi của các ngân hàng và công ty fintech. Nói là “béo bở” là bởi việc tham gia vào thị trường thanh toán sẽ hứa hẹn đem lại nguồn doanh thu mới trong bối cảnh thị trường dịch vụ viễn thông truyền thống hiện đã bão hòa.

Việc triển khai thí điểm Mobile Money là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Ảnh VT
Việc triển khai thí điểm Mobile Money là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. Ảnh VT

Ông Phạm Trung Kiên, Tổng Giám Đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel cho biết “Với mục tiêu ở đâu có sóng viễn thông, tại đó sẽ được triển khai các dịch vụ số và Mobile Money. Tập đoàn Viettel đã triển khai thử nghiệm thành công Mobile Money cho 40.000 khách hàng nội bộ, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tới 100% khách hàng Viettel”.

Đại diện MobiFone cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về pháp lý, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, nhân sự, chính sách ở mức cao nhất. MobiFone đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết “Các doanh nghiệp viễn thông cần khẩn trương xây dựng Hồ sơ đề nghị triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money. NHNN sẽ là đầu mối xem xét, thẩm định.

Sau khi nhận hồ sơ, ba Bộ là NHNN, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an sẽ thẩm định các nội dung. Nếu hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ, dịch vụ Mobile Money sẽ sớm được triển khai”.

Vậy Mobile Money là gì?

Bản chất Mobile Money là chuyển đổi hình thức tiền mặt sang tiền điện tử theo tỉ lệ 1:1. Đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Money không tạo ra lượng tiền mới đưa vào lưu thông.

Khách hàng cá nhân đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money phải cung cấp Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu có thông tin trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được doanh nghiệp thực hiện thí điểm định danh, xác thực theo quy định.

Số điện thoại thuê bao di động phải có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money. Đặc biệt, mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện thí điểm.

Kì vọng bùng nổ thanh toán không dùng tiền mặt

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Kim Anh – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết có hai lợi ích lớn nhất của Mobile-Money.

Thứ nhất: Góp phần phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; mở rộng thêm kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động; mang lại tiện ích cho người sử dụng; tiết giảm chi phí…

Thứ hai: Giáo dục, phổ cập kiến thức tài chính toàn diện cho toàn dân. Thông qua đó, người sử dụng sẽ dần quen với sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức khác tại các ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán.

Ở Việt Nam, tổng số thuê bao điện thoại di động hiện nay là khoảng 124,8 triệu thuê bao. Các chuyên gia kì vọng việc cấp phép triển khai thí điểm Mobile Money trong 2 năm sẽ tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về thanh toán các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, y tế, giáo dục, dịch vụ công, qua đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Các chuyên gia dự báo Mobile Money sẽ đem lại công nghệ thanh toán vượt xa những cách thức hiện tại, tạo ra bước ngoặt cho tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Mobile Money được Thủ tướng đồng ý cho triển khai thí điểm trong 2 năm

Hương Nguyễn |

Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử, doanh nghiệp viễn thông có thể xin phép thí điểm triển khai dịch vụ Mobile Money từ ngày 9.3.2021.

Không để “đất vàng” Mobile Money bị lợi dụng

Cẩm Hà - Lam Duy |

Với quy mô thị trường có thể lên tới hơn 510.000 tỉ đồng mỗi tháng, các nhà mạng trong nước đang nóng lòng chờ được cấp phép triển khai dịch vụ dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Tuy nhiên, để phòng ngừa các rủi ro có thể phát sinh, nhiều tổ chức và chuyên gia kiến nghị cần triển khai dịch vụ này thận trọng từng bước và có ngay các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro về đánh cắp thông tin, dữ liệu cũng như giảm thiểu việc lợi dụng Mobile Money để giao dịch rửa tiền, đánh bạc.

Thí điểm Mobile Money: Cần quản lý được nguồn tiền tại các nhà mạng

Văn Nguyễn |

Theo lộ trình dự kiến, ngay trong tháng 6.2020, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TTTT sẽ cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước được triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Với hơn 135 triệu thuê bao di động, số tiền được chuyển qua tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa dịch vụ (Mobile Money) khi dịch vụ này được triển khai có thể lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng. Điều này đặt ra yêu cầu cần khống chế số dư tài khoản cũng như hạn mức chi tiêu nhằm ngăn chặn nguy cơ rửa tiền.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Mobile Money được Thủ tướng đồng ý cho triển khai thí điểm trong 2 năm

Hương Nguyễn |

Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử, doanh nghiệp viễn thông có thể xin phép thí điểm triển khai dịch vụ Mobile Money từ ngày 9.3.2021.

Không để “đất vàng” Mobile Money bị lợi dụng

Cẩm Hà - Lam Duy |

Với quy mô thị trường có thể lên tới hơn 510.000 tỉ đồng mỗi tháng, các nhà mạng trong nước đang nóng lòng chờ được cấp phép triển khai dịch vụ dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Tuy nhiên, để phòng ngừa các rủi ro có thể phát sinh, nhiều tổ chức và chuyên gia kiến nghị cần triển khai dịch vụ này thận trọng từng bước và có ngay các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro về đánh cắp thông tin, dữ liệu cũng như giảm thiểu việc lợi dụng Mobile Money để giao dịch rửa tiền, đánh bạc.

Thí điểm Mobile Money: Cần quản lý được nguồn tiền tại các nhà mạng

Văn Nguyễn |

Theo lộ trình dự kiến, ngay trong tháng 6.2020, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TTTT sẽ cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước được triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Với hơn 135 triệu thuê bao di động, số tiền được chuyển qua tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa dịch vụ (Mobile Money) khi dịch vụ này được triển khai có thể lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng. Điều này đặt ra yêu cầu cần khống chế số dư tài khoản cũng như hạn mức chi tiêu nhằm ngăn chặn nguy cơ rửa tiền.