Các địa phương khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương và doanh nghiệp sớm có kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Với trách nhiệm là cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủ và cơ quan thường trực của Tổ công tác, để tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp tổ chức sáng 26.9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thực hiện nghiên cứu các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 105/NQ-CP (NQ105) về các chính sách, giải pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với tinh thần hợp tác công tư chặt chẽ để phát huy đồng bộ nguồn lực của nhà nước và doanh nghiệp (DN).

Các địa phương khẩn trương rà soát, sửa đổi điều kiện, quy trình, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ DN chuyển đổi số. Đặc biệt, các địa phương cần khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế, kế hoạch mở cửa trong tình hình mới.

"Cùng với DN, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của DN; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các địa phương và doanh nghiệp sớm có chính sách phục hồi kinh tế, ổn định sản xuất. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các địa phương và doanh nghiệp sớm có chính sách phục hồi kinh tế, ổn định sản xuất. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, các địa phương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, bảo đảm triển khai các giải pháp thích ứng với lộ trình kiểm soát dịch bệnh, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương, gắn với đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời người lao động và các đối tượng chính sách bị tác động bởi dịch bệnh, đầu tư nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng.

"Cần tăng cường đối thoại giữa DN và chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và đánh giá thực chất quá trình xử lý các kiến nghị của cộng đồng DN" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Doanh nghiệp không thụ động "ngồi chờ"

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp và các hiệp hội, cần chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc DN trên nền tảng số, thông qua chuyển đổi số; nâng cao năng suất, sức cạnh tranh; quan tâm đến việc giữ chân người lao động, sắp xếp, cơ cấu lại lao động hợp lý, đầu tư hơn nữa cho công nghệ, đổi mới thiết bị, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới, giải pháp mới trong sản xuất kinh doanh; tạo chuẩn giá trị mới, quan tâm hơn đến phục vụ người dân và nhu cầu trong nước; mở rộng thị trường, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

"Chúng ta cần lưu ý, trong khủng hoảng, công nghệ, thiết bị thường rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm thông thường, đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Các doanh nghiệp tích cực hiến kế cho chính quyền các cấp để xây dựng kế hoạch mở cửa của từng địa phương, đóng góp sáng kiến cho Chương trình phục hồi kinh tế, trong đó có các nội dung liên quan đến phục hồi cho khu vực doanh nghiệp, phát huy sức mạnh toàn dân tộc vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức hiện nay.

"Càng khó khăn càng phải nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, hợp tác chia sẻ. Ví dụ như chia sẻ đơn hàng, hàng đổi hàng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhau, mua hàng trả chậm…" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. 

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

TPHCM xin Thủ tướng cho áp dụng quy định riêng để mở cửa kinh tế

MINH QUÂN |

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa gửi văn bản xin ý kiến Thủ tướng về việc áp dụng quy định riêng đối với thành phố khi mở cửa kinh tế.

Đổi mới công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Bảo Chi |

Công nghệ luôn được xem là trung tâm của phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua việc tiếp cận và sử dụng công nghệ mới đã trở thành một thành phần quan trọng của chiến lược phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Vĩnh Phúc là điển hình vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế

Phạm Đông |

Sáng 25.9, Đoàn công tác của Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng làm Trưởng đoàn, thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc về tình hình triển khai và những kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng từ sau Đại hội đến nay.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

TPHCM xin Thủ tướng cho áp dụng quy định riêng để mở cửa kinh tế

MINH QUÂN |

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa gửi văn bản xin ý kiến Thủ tướng về việc áp dụng quy định riêng đối với thành phố khi mở cửa kinh tế.

Đổi mới công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Bảo Chi |

Công nghệ luôn được xem là trung tâm của phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua việc tiếp cận và sử dụng công nghệ mới đã trở thành một thành phần quan trọng của chiến lược phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Vĩnh Phúc là điển hình vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế

Phạm Đông |

Sáng 25.9, Đoàn công tác của Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng làm Trưởng đoàn, thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc về tình hình triển khai và những kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng từ sau Đại hội đến nay.