Các cuộc chiến thương mại và khủng hoảng toàn cầu: Việt Nam cần nhiều kịch bản ứng phó

KHÁNH VŨ - LAN HƯƠNG |

Theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donal Trump, từ 6.7, Mỹ áp dụng mức thuế 25% cho 800 mặt hàng trị giá 34 tỉ USD trong tổng số 50 tỉ USD của Trung Quốc. 

Tổng Thống Mỹ cũng tuyên bố, sẽ đánh thuế lên hàng hóa trị giá 200 tỉ USD từ Trung Quốc nếu quốc gia này có động thái “trả đũa”. “Cuộc chiến thương mại” Mỹ - Trung đã đến hồi căng thẳng nhất, kèm theo những tranh chấp thương mại Mỹ - EU; Mỹ - Canada; Mỹ - Mexico; Mỹ - Nhật... báo hiệu nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu. Điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế Việt Nam nếu khủng hoảng toàn cầu xảy ra? Việt Nam cần làm gì để đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực từ “cuộc chiến” này?

Chịu chung “vòng xoáy” tăng trưởng chậm lại

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính - Học viện Tài chính- khẳng định: Nếu những căng thẳng tiếp tục kéo dài và leo thang, thì nguy cơ xảy ra suy thoái toàn cầu. Đồng thời, ông nhấn mạnh: Những căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước đang tạo nên sự bất ổn định về tương lai và nếu kéo dài sẽ khiến các hoạt động đầu tư, sản xuất bị trì hoãn, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái. Nếu điều này xảy ra, xuất khẩu (XK) và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng bị chậm lại. Nếu kinh tế thế giới suy thoái, dòng vốn vào Việt Nam chậm lại, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.

“Các dòng vốn vào Việt Nam sẽ bị sụt giảm. Là một nền kinh tế phụ thuộc và đầu tư và XK, tăng trưởng của Việt Nam cũng sẽ bị chậm lại” - TS Nguyễn Đức Độ lưu ý. Theo chuyên gia bình luận quốc tế Nguyễn Đại Phượng, Tổng thống Mỹ Donal Trump áp thuế 50 tỉ USD với hàng hoá Trung Quốc và ngay lập tức Trung Quốc áp lại 35 tỉ USD đánh thuế lên hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Đây là sự kiện làm rúng động nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hiện, kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong đó Trung Quốc là đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Nếu nền kinh tế Trung Quốc chậm đà tăng trưởng trở lại thì ảnh hưởng sự tăng trưởng của khu vực và trên toàn cầu. Nếu tình hình căng thẳng tiếp tục leo cao, sẽ tác động trực tiếp làm giảm tốc tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

TS Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng - cho biết: Cuộc CTTM giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế của cả 2 nước, toàn cầu và khiến cho nhu cầu hàng hoá, thiết bị, dịch vụ từ 2 nước này và thế giới bị giảm, tác động nhất định tới XNK của Việt Nam.

Thứ nhất, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất Việt Nam và xếp thứ 8 trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam đang nhập siêu với Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 19% thị phần. Mỹ hiện xếp thứ 9 trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Thứ hai, cuộc chiến thương mại sẽ tác động đến đầu tư vào VN, nhà đầu tư ở 2 nước này sẽ điều chỉnh danh mục đầu tư. Thứ ba, tác động tới thị trường chứng khoán, khi chiến tranh thương mại xảy ra thì nhà đầu tư điều chỉnh danh mục, có hiện tượng rút vốn, thoái vốn, bán ròng có nhiều thị trường ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Mặc dù Việt Nam hiện là thị trường khá hấp dẫn, nhà đầu tư ngoại vẫn mua ròng 1,5 tỉ USD vào Việt Nam bất chấp tháng 6 họ có bán ròng do lo ngại CTTM Mỹ - Trung.

TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - cảnh báo: Đối với sản xuất hàng tiêu dùng thì căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là đáng lo ngại. Bởi Mỹ và Trung Quốc đều là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, đồng thời nhập siêu nguyên liệu từ Trung Quốc. Khi quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng, việc điều chỉnh cơ cấu của Trung Quốc có thể thúc đẩy hàng hóa của nước này XK vào Việt Nam. Nhu cầu NK của Trung Quốc đối với các sản phẩm từ Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cũng giảm. Tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực có thể sẽ giảm xuống còn 4,9%”- TS Trần Đình Thiên nhận định.

Cần có kịch bản ứng phó dự phòng về tiền tệ, dư thừa hàng hóa, tỉ lệ thất nghiệp

TS Cấn Văn Lực cho rằng, ở góc độ tích cực, khi CTTM xảy ra thì khiến kinh tế Mỹ, Trung Quốc và thế giới tăng trưởng chậm lại, FED sẽ phải cân nhắc về lộ trình tăng lãi suất, không tăng nhanh và mạnh như họ dự kiến trước đây. Điều đó có lợi một chút cho các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Đồng USD không tăng mạnh như thời gian qua thì có lợi cho VND. Thanh khoản thị trường tài chính tiền tệ thế giới dồi dào hơn. Chính phủ và các bộ, ngành, các DN có XNK vào 2 thị trường này cần có động thái theo dõi, bám sát. Chính phủ Việt Nam giao các bộ, ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cần bám sát và có đánh giá tác động cụ thể với kinh tế Việt Nam, dòng tiền đầu tư vào Việt Nam và có tác động với tỉ giá lãi suất. Cần có kịch bản ứng phó dự phòng.

Chuyên gia Nguyễn Đại Phượng cũng cho rằng, trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ yếu đi và mất giá kinh khủng trong thời gian qua, trong khi đó USD tăng mạnh gây tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và VND.

Ở góc nhìn của mình, TS Nguyễn Đức Độ cho rằng, Việt Nam có khá ít lựa chọn để ứng phó với khủng hoảng kinh tế: “Nếu phá giá để thúc đẩy XK thì ảnh hưởng đến mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nếu thúc đẩy đầu tư công để đối phó với suy thoái thì làm tăng nợ công. Còn việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì đây là vấn đề dài hạn, nhiều năm qua chúng ta vẫn chưa làm được”-TS Nguyễn Đức Độ nói.

Thị trường chứng khoán “lội ngược dòng”

Bất chấp CTTM Mỹ-Trung đã khai hỏa, các chỉ số chính của TTCK châu Á đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Cổ phiếu tại Hồng Kông, Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác cũng tăng sau khi Bắc Kinh cho biết, sẽ hỗ trợ các Cty chịu ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ. TTCK VN phiên cuối tuần cũng đi ngược với quy luật bất thành văn “tin ra là bán”, nhiều mã của nhóm ngân hàng đua nhau tăng trần, VN-Index có phiên tăng “giả bữa” và vượt qua ngưỡng 920 điểm. Tính chung cả tuần qua, khối ngoại đã bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp, với tổng giá trị hơn 1.451 tỉ đồng đồng.

KHÁNH VŨ - LAN HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Khi chiến tranh thương mại nổ ra

Anh Đào |

Trước thuế suất kỷ lục 25%, hàng hóa Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách “trung chuyển” qua Việt Nam để lách thuế vào Mỹ, gây ảnh hưởng xấu đến hàng hóa made in Việt Nam.

Mỹ - EU cận kề chiến tranh thương mại tổng lực

Song Minh |

Mỹ chỉ còn vài ngày để thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nếu muốn tránh cuộc chiến tranh thương mại tổng lực với các đồng minh Châu Âu.

Trung Quốc lôi kéo các nước chống chiến tranh thương mại với Mỹ

Song Minh |

Trung Quốc được cho là đang tập hợp các nước chống chiến tranh thương mại với Mỹ sau khi Nhà Trắng lại công bố kế hoạch đánh thuế.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khi chiến tranh thương mại nổ ra

Anh Đào |

Trước thuế suất kỷ lục 25%, hàng hóa Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách “trung chuyển” qua Việt Nam để lách thuế vào Mỹ, gây ảnh hưởng xấu đến hàng hóa made in Việt Nam.

Mỹ - EU cận kề chiến tranh thương mại tổng lực

Song Minh |

Mỹ chỉ còn vài ngày để thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nếu muốn tránh cuộc chiến tranh thương mại tổng lực với các đồng minh Châu Âu.

Trung Quốc lôi kéo các nước chống chiến tranh thương mại với Mỹ

Song Minh |

Trung Quốc được cho là đang tập hợp các nước chống chiến tranh thương mại với Mỹ sau khi Nhà Trắng lại công bố kế hoạch đánh thuế.