Các bộ, ngành Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Chậm và còn mang tính đối phó

thông chí - khánh vũ |

Trong buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với các bộ vào sáng 12.7, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, chỉ riêng trong tuần này, Thủ tướng tiếp tục 2 lần nhắc nhở Tổ công tác phải đôn đốc các bộ sớm trình phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra hàng hóa chuyên ngành. 

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng, việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ và Thủ tướng giao về cải cách các hoạt động trên chuyển biến rất chậm, ngoại trừ Bộ Công Thương đã cắt bỏ 675 điều kiện kinh doanh vào đầu năm nay, còn rất nhiều bộ thực chất chưa làm. 

Còn mang tính đối phó

Theo yêu cầu của Chính phủ, tất cả các bộ, ngành liên quan đều phải xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD với mục tiêu cắt giảm tối thiểu 50% ĐKKD hiện có. Nhưng cho đến tháng 6.2018, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, mới chỉ có nghị định về cắt giảm các ĐKKD thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương là đã được ban hành, còn các hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD của các bộ khác vẫn đang trong quá trình xây dựng. Thông tin VCCI có được là hiện nay các Bộ: NNPTNT, Xây dựng, Tài chính, Y tế, TNMT, GDĐT, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng các nghị định về ĐKKD.

Chủ tịch VCCI nhìn nhận, một số bộ có phương án cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD thông qua Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng là: Bộ LĐTBXH; Bộ Tư pháp. Còn lại các bộ khác đang làm gì, làm tới giai đoạn nào, giải pháp cắt giảm có phù hợp không thì doanh nghiệp không có thông tin. Như vậy, mục tiêu hoàn thành cắt giảm 50% tổng số ĐKKD trước mốc 31.10.2018 là một thách thức rất lớn. Chưa kể quá trình soạn thảo nghị định, chờ thủ tục thông qua rất mất thời gian.

Đáng chú ý, theo VCCI thì chất lượng đơn giản hóa, cắt giảm ĐKKD thì chưa đồng đều, có tình trạng chạy theo con số, mang tính đối phó, không thực chất. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, một số điều kiện được đơn giản hóa trong các phương án cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD được tính là cắt, giảm đơn giản hóa nhưng thực chất các đề xuất cắt giảm này không có nhiều ý nghĩa, ĐKKD của doanh nghiệp cũng không đơn giản hơn là mấy.

Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan. Ảnh: T.L
Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan. Ảnh: T.L

Các bộ nói gì?

Về cắt giảm ĐKKD tại Bộ Xây dựng, trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Tống Thị Hạnh - Vụ trưởng vụ Pháp chế - cho biết, Bộ Xây dựng đã tổng hợp để đưa vào Nghị định về sửa đổi bổ sung đơn giản hoá ĐKKD về quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng.

Trong Nghị định mới này, Bộ Xây dưng đã đề xuất cắt giảm 49/90 thủ tục, đơn giản hoá 22 thủ tục hành chính; đề xuất bãi bỏ 5/17 ngành nghề kinh doanh có điều kiện; bãi bỏ 41,3% và đơn giản hoá 47,3%, chỉ còn giữ nguyên 15% các ĐKKD.

Bà Hạnh cho biết, từ năm 2017, Bộ Xây dựng đã gửi dự thảo về nghị định mới xin ý kiến các bộ ngành, địa phương. Tới tháng 1.2018, Bộ Xây dựng chính thức trình dự thảo nghị định xin Thủ tướng phê duyệt. Cũng theo thông tin từ bà Hạnh, nghị định mới về sửa đổi bổ sung đơn giản hoá ĐKKD về quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng sẽ được Thủ tướng ký phê duyệt chỉ trong thời gian ngắn sắp tới.

Trong khi đó, thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm các ĐKKD, Bộ TNMT đã triển khai rà soát và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ từ năm 2017.

Ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TNMT- cho biết, bộ đã kiến nghị Chính phủ và tổ chức xây dựng nghị định sửa đổi, bãi bỏ một số điều của các nghị định liên quan đến ĐKKD thuộc lĩnh vực TNMT. Nghị định mới này  sẽ sửa đổi, bổ sung 11 nghị định có liên quan.

Theo đó, Bộ TNMT sẽ bãi bỏ 103/167 ĐKKD, chiếm 62,3% thuộc 6 lĩnh vực gồm đất đai, môi trường, khoáng sản, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ, tài nguyên nước. Ngoài ra, nghị định mới cũng đơn giản hoá 25 ĐKKD, bãi bỏ 9 thủ tục hành chính.

Ông Hùng cho biết, từ tháng 5, Bộ TNMT đã gửi dự thảo xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tới tháng 6 gửi xin ý kiến Bộ Tư pháp. Và cuối tháng 6 đã trình Thủ tướng để phê duyệt. “Dự kiến nhanh nhất đầu tháng 8 thì nghị định mới sẽ được Thủ tướng phê duyệt” - ông Hùng nói

Còn Bộ NNPTNT, theo Báo cáo số 70/BC-TCTTTg ngày 1.3.2018 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT có 7.698 dòng hàng thuộc 251 nhóm sản phẩm hàng hóa phải KTCN; cần cắt giảm 125 nhóm sản phẩm hàng hóa theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1.1.2018 của Chính phủ. Bộ đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 39/63 thủ tục hành chính, đạt 61,9%. 

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Liên Phương - Giám đốc Học viện Doanh Nhân LP - nhấn mạnh, trong 2 năm gần đây, vấn đề cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Việt Nam đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo và quyết liệt kiểm tra sát sao nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. So với các nước trong khu vực, vấn đề CCTTHC của nước ta đã đạt mức Asian 5.

“Điều đáng ghi nhận trong CCTTHC, đơn giản các TTHC là chúng ta đã mạnh dạn giao trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ cho DN. Theo đó những mặt hàng thông thường thì DN được quyền công bố chất lượng và chịu trách nhiệm về công bố đó, đồng nghĩa với chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, có những vấn đề còn vướng nhiều thủ tục hiện nay là các thủ tục trong lĩnh vực TNMT; kinh doanh, các mặt hàng XNK đặc biệt. Trong các lĩnh vực đặc biệt này thì hầu như nước nào cũng vậy, không hề dễ dàng” - TS Nguyễn Liên Phương cho biết.

Theo TS Nguyễn Liên Phương, để đạt mức Asian 4 thì chúng ta cần nỗ lực hơn nữa. Chính phủ cần tạo điều kiện hơn nữa để các bộ, ban, ngành mạnh dạn “cởi trói” cho DN. Trong đó, các DN cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

“CCTTHC chỉ thực sự mang lại hiệu quả nếu DN phát huy hết vai trò chủ động, năng động và sáng tạo. Nhà nước đã tạo chính sách thể chế, nhưng hiện nay DN chưa nỗ lực tương xứng với mọi điều kiện mà Chính phủ đã tạo cho. Tại sao cùng một môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cùng chăn nuôi gà, tôm, lợn nhưng các DN Thái Lan thành công còn DN Việt lại ỳ ạch!? Là bởi năng lực quản trị của chúng ta chưa tốt. Vậy nên, cùng với CCTTHC mạnh mẽ của Nhà nước, thì các DN cũng cần phải cải cách lại tư duy và cách quản lý” - TS Nguyễn Liên Phương nêu ý kiến.

Tháng 5.2018, Bộ GDĐT đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 110 ĐKKD trong giáo dục, chiếm gần 52% trong 2 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Theo phương án của Bộ GDĐT, tổng số ĐKKD hiện là 212, Bộ đề nghị bãi bỏ 81 ĐKKD, đơn giản hóa 29 điều kiện.

Như vậy, tổng số ĐKKD đề nghị cắt giảm, đơn giản hóa là 110 (chiếm 51,9%). Hàng loạt các ĐKKD chung chung, không hợp lý đang gây khó cho các cá nhân, doanh nghiệp như thành lập trường “phải phù hợp quy hoạch”, “đủ nguồn lực tài chính”, hay “phải đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em”, “phải thuận lợi cho trẻ em đến trường”… đều được đề xuất bãi bỏ, tạo hành lang thông thoáng cho các cơ sở giáo dục phát triển.

Tuy nhiên, đề xuất này chưa làm thoả mãn các doanh nghiệp. Theo nhiều chuyên gia, luật sư và doanh nghiệp, vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc đối với các doanh nghiệp cần tiếp tục được cắt bỏ. HUYÊN NGUYỄN


thông chí - khánh vũ
TIN LIÊN QUAN

Tổng Bí thư nghe Bộ trưởng Công Thương báo cáo về cắt giảm điều kiện kinh doanh

Cường Ngô - Lan Hương |

Sáng nay (11.7), đoàn công tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Nghị quyết XII của Đảng và các nghị quyết của Trung ương Đảng trong lĩnh vực công thương.

Cắt bỏ điều kiện kinh doanh: “Rà soát, xem xét” đến bao giờ?

NHÓM PV |

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 2.7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo về sức ỳ của cải cách. Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị tiếp tục hủy bỏ những điều kiện kinh doanh vô lý, không cần thiết với tiến độ nhanh hơn, phát hiện và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện những điều kiện kinh doanh mới, núp bóng ở những thể chế, chính sách pháp luật mới ban hành, nhất là từ cấp bộ.

Bị phản ứng “vẽ” thêm điều kiện kinh doanh, Bộ Công Thương nói gì?

LINH CHI |

Quy định “siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10h sáng đến 22h tối”, và “mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá; các đợt giảm giá phải được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền” tại dự thảo nghị định của Bộ Công Thương đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng Bộ Công Thương đang “can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, bởi đây là vấn đề của thị trường”...

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Tổng Bí thư nghe Bộ trưởng Công Thương báo cáo về cắt giảm điều kiện kinh doanh

Cường Ngô - Lan Hương |

Sáng nay (11.7), đoàn công tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Nghị quyết XII của Đảng và các nghị quyết của Trung ương Đảng trong lĩnh vực công thương.

Cắt bỏ điều kiện kinh doanh: “Rà soát, xem xét” đến bao giờ?

NHÓM PV |

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 2.7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo về sức ỳ của cải cách. Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị tiếp tục hủy bỏ những điều kiện kinh doanh vô lý, không cần thiết với tiến độ nhanh hơn, phát hiện và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện những điều kiện kinh doanh mới, núp bóng ở những thể chế, chính sách pháp luật mới ban hành, nhất là từ cấp bộ.

Bị phản ứng “vẽ” thêm điều kiện kinh doanh, Bộ Công Thương nói gì?

LINH CHI |

Quy định “siêu thị, trung tâm thương mại phải mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày nghỉ lễ, tối thiểu từ 10h sáng đến 22h tối”, và “mỗi năm, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ được tổ chức 3 đợt bán hàng giảm giá; các đợt giảm giá phải được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền” tại dự thảo nghị định của Bộ Công Thương đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng Bộ Công Thương đang “can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, bởi đây là vấn đề của thị trường”...