Cả Công ty BHS lẫn công ty mẹ BKAV đều trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội

Ngọc Thiện |

Ngoài nợ lương người lao động, Công ty Cổ phần điện tử BHS còn nằm trong danh sách chậm đóng bảo hiểm cho lao động.

Theo danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) từ 1 tháng trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội tháng 1.2024, Công ty Cổ phần BKAV (địa chỉ tại tầng 2 tòa nhà HH1, Khu đô thị Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) bị nêu tên với số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN là 326.008.251 đồng.

Đồng thời, công ty con của Công ty Cổ phần BKAV là Công ty Cổ phần Phần mềm diệt virus BKAV (BKAV Pro - địa chỉ tại tầng 3, tòa nhà HH1, Khu đô thị Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cũng được nêu tên trong danh sách của cơ quan bảo hiểm với số tiền chậm đóng là 241.687.309 đồng.

Như Báo Lao Động đã phản ánh, hiện Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT có khoản phải thu khó đòi 31,5 tỉ đồng đối với Công ty CP Phần mềm diệt virus BKAV (BKAV Pro). Đến thời điểm 31.12 năm ngoái, VNDIRECT đã phải trích lập dự phòng hơn 22 tỉ đồng đối với khoản nợ này từ BKAV Pro. Đồng thời, BKAV Pro cũng có lô trái phiếu trị giá 170 tỉ đồng sẽ đáo hạn vào ngày 26.5.2024.

Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Điện tử BHS (mã số thuế 0110197616, địa chỉ tại tầng 2 số 14 ngách 85 ngõ 381 Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bị nêu tên trong danh sách doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm với số tiền 73.462.734 đồng. Đây cũng là công ty con của Công ty Cổ phần BKAV, và cũng do ông Nguyễn Tử Quảng làm đại diện pháp luật. Công ty đang bị nhiều người lao động tố nợ lương, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Hiện Báo Lao Động tiếp tục nhận được nhiều phản hồi của người lao động làm việc tại BKAV, kiến nghị công ty giải quyết các vấn đề về lương, chế độ chính sách để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Chậm đóng bảo hiểm xã hội thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN.

- Chậm đóng tiền BHXH, BHTN.

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, BHTN.

- Sử dụng quỹ BHXH, quỹ BHTN không đúng pháp luật.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về BHXH, BHTN.

- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về BHXH, BHTN.

Ngọc Thiện
TIN LIÊN QUAN

Hệ sinh thái BKAV, từ nợ lương lao động đến khoản nợ khó đòi

Ngọc Thiện |

BKAV Pro - công ty con của BKAV đang gánh khoản nợ khó đòi hàng chục tỉ đồng. Trong khi đó, một công ty con khác là Công ty Cổ phần Điện tử BHS cũng đang nợ lương người lao động.

Công ty BHS nợ lương người lao động, Trưởng Ban nhân sự nói "không liên quan"

HẠNH AN |

Liên lạc với lãnh đạo công ty mẹ - Công ty Cổ phần Bkav để làm rõ việc Công ty Cổ phần Điện tử BHS nợ lương người lao động triền miên song phóng viên nhận câu trả lời: "Không liên quan" từ Trưởng Ban nhân sự công ty.

Công ty Cổ phần Điện tử BHS liên tục thất hứa trả nợ lương cho người lao động

HẠNH AN |

Thông cảm cho tình hình khó khăn của công ty, nhiều nhân sự từng làm việc tại Công ty Cổ phần Điện tử BHS chấp nhận để công ty nợ lương và trả dần theo kế hoạch. Song, sau mỗi lần hứa hẹn sẽ trả lương đầy đủ, công ty này lại tiếp tục thất hứa với người lao động.

Nhiều doanh nghiệp ở Quảng Ngãi nợ bảo hiểm xã hội

Ngọc Viên |

Hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp ở Quảng Ngãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT, BHTN), với tổng số tiền khoảng 190 tỉ đồng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của người lao động.

Nhiếp ảnh gia đi khắp Việt Nam chụp khoảnh khắc ‘Mẹ yêu con’

Chí Long |

Năm 2005, Lê Bích bắt gặp một em bé H’Mông ngủ trên lưng mẹ - khung cảnh chạm đến trái tim. Từ đó, nhiếp ảnh gia bắt đầu hành trình ghi lại khoảnh khắc cảm động về tình mẫu tử.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở Hà Nội, TPHCM và loạt tỉnh thành

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 26.2 - 1.3), các tỉnh, thành phố: Hà Nội, An Giang, Bắc Giang, Cần Thơ, Ninh Bình, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Đắk Nông, Đồng Tháp, TPHCM... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, bầu và chuẩn y nhân sự.

Ai đứng sau dự án Aeon Mall Biên Hòa 6.000 tỉ sắp khởi công tại Đồng Nai?

Lục Giang |

Việt Phát Group là nhà đầu tư duy nhất dự thầu và trúng thầu dự án Aeon Mall Biên Hòa. Thông tin công bố cho thấy, Việt Phát Group là doanh nghiệp do nhóm cổ đông gồm những người đã hoặc đang là lãnh đạo cấp cao tại Việt Phát JSC lập nên.

Nam Em bị phạt 37,5 triệu đồng

MINH QUÂN |

TPHCM - Nam Em bị Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM xử phạt hành chính 37,5 triệu đồng vì tổ chức livestream cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân và hành vi cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc.

Hệ sinh thái BKAV, từ nợ lương lao động đến khoản nợ khó đòi

Ngọc Thiện |

BKAV Pro - công ty con của BKAV đang gánh khoản nợ khó đòi hàng chục tỉ đồng. Trong khi đó, một công ty con khác là Công ty Cổ phần Điện tử BHS cũng đang nợ lương người lao động.

Công ty BHS nợ lương người lao động, Trưởng Ban nhân sự nói "không liên quan"

HẠNH AN |

Liên lạc với lãnh đạo công ty mẹ - Công ty Cổ phần Bkav để làm rõ việc Công ty Cổ phần Điện tử BHS nợ lương người lao động triền miên song phóng viên nhận câu trả lời: "Không liên quan" từ Trưởng Ban nhân sự công ty.

Công ty Cổ phần Điện tử BHS liên tục thất hứa trả nợ lương cho người lao động

HẠNH AN |

Thông cảm cho tình hình khó khăn của công ty, nhiều nhân sự từng làm việc tại Công ty Cổ phần Điện tử BHS chấp nhận để công ty nợ lương và trả dần theo kế hoạch. Song, sau mỗi lần hứa hẹn sẽ trả lương đầy đủ, công ty này lại tiếp tục thất hứa với người lao động.

Nhiều doanh nghiệp ở Quảng Ngãi nợ bảo hiểm xã hội

Ngọc Viên |

Hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp ở Quảng Ngãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT, BHTN), với tổng số tiền khoảng 190 tỉ đồng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của người lao động.