Bộ NNPTNT muốn tập trung xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp

Kh.V |

Với kế hoạch xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch khoảng 3 tỉ USD, Bộ NNPTNT đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, giảm dần số lượng, phấn đấu xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp sang các thị trường tiềm năng.

Theo ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NNPTNT), 2018 là năm bội thu về mùa và giá gạo. Xuất khẩu gạo năm  2018 ước đạt 3,03 tỉ USD, tăng 16,1% về giá trị so với năm 2017.

Giá gạo xuất khẩu năm 2018 cũng tăng mạnh, từ 452USD/tấn (năm 2017) lên 502 USD/tấn trong năm 2018, trong đó tỉ trọng gạo chất lượng cao chiếm tới 80%.

Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng gạo, giảm dần số lượng để đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao hơn. Ảnh: PV
Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng gạo, giảm dần số lượng để đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao hơn. Ảnh: PV

Đặc biệt, giống gạo thơm dẻo Japonica đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Đây là giống gạo xuất xứ từ Nhật, thích hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam nên cho thu hoạch tốt, được người dân trồng ở vụ Đông Xuân có điều kiện khí hậu thích hợp.

Với kết quả tích cực của năm 2018, ngành Công Thương các tỉnh ĐBSCL đang kỳ vọng xuất gạo năm 2019 sẽ đạt kết quả cao hơn. Hiện tại, tỉnh Long An dự kiến sẽ đạt kim ngạch 5,9 tỉ USD (tăng khoảng 15,7% so với 2018), TP.Cần Thơ đặt mục tiêu khoảng 2,2 tỉ USD (tăng gần 6,3% so với 2018), tỉnh An Giang cũng dự kiến sẽ đạt trên 900 triệu USD trong 2019.

Bắt đầu năm 2019, đơn hàng từ các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL đã tăng, tập trung vào các sản phẩm gạo chất lượng cao. Để giữ vững thị trường, theo ông Trần Xuân Định, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đầu tư công nghệ, đẩy mạnh chất lượng chế biến, chú trọng các khâu từ tách màu, đánh bóng…. để tăng giá trị gạo xuất khẩu, đặc biệt là gạo Japonica sẽ tăng giá trị tốt hơn.

Xác định được mục tiêu nâng cao giá trị gạo, năm 2019, ngành lúa gạo tiếp tục tập trung đi theo hướng sản xuất bền vững, tăng sản xuất các giống lúa chất lượng để nâng cao chất lượng, giá trị tại thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó lưu ý về vấn đề an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Theo Bộ NNPTNT, ngành lúa gạo phải đầu tư các cánh đồng mẫu lớn để tránh gạo bị pha tạp, chế biến và xuất khẩu theo chuỗi, giữ ổn định các thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường chính ngạch, bởi chỉ xuất khẩu chính ngạch mới bền vững và mang về giá trị lớn cho nông sản Việt.

Kh.V
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu gạo Việt Nam "thẳng tiến" tới mốc 6,15 triệu tấn

Kh.V |

Khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2018 ước đạt 5,7 triệu tấn và 2,9 tỉ USD, tăng 5,6% về khối lượng và tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Dù giảm sút, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam.

Hàng loạt "dây trói" xuất khẩu gạo được nới lỏng từ 1.10.2018: Nhiều tín hiệu mới

KHÁNH VŨ |

Theo quy định mới tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP, từ 1.10.2018, hàng loạt quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo sẽ thay đổi. Nhiều doanh nghiệp (DN) XK gạo phấn khởi gia nhập “sân chơi” với nhiều ưu thế cạnh tranh khi từ nay đến cuối năm 2018, bức tranh XK lúa gạo báo hiệu nhiều tín hiệu lạc quan. 

Cởi “nút thắt” để xuất khẩu gạo bứt phá

Phong Nguyễn |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo thay thế Nghị định 109/2010. Theo đó, từ 1.10.2018, khi nghị định này có hiệu lực thi hành, hàng loạt “nút thắt” cản trở doanh nghiệp (DN) trong XK gạo sẽ được cởi bỏ. Nhiều câu hỏi đặt ra, trước tình trạng Trung Quốc dựng thêm hàng rào kỹ thuật, XK gạo có duy trì được đà tăng trưởng như 8 tháng vừa qua?

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Xuất khẩu gạo Việt Nam "thẳng tiến" tới mốc 6,15 triệu tấn

Kh.V |

Khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2018 ước đạt 5,7 triệu tấn và 2,9 tỉ USD, tăng 5,6% về khối lượng và tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Dù giảm sút, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam.

Hàng loạt "dây trói" xuất khẩu gạo được nới lỏng từ 1.10.2018: Nhiều tín hiệu mới

KHÁNH VŨ |

Theo quy định mới tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP, từ 1.10.2018, hàng loạt quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo sẽ thay đổi. Nhiều doanh nghiệp (DN) XK gạo phấn khởi gia nhập “sân chơi” với nhiều ưu thế cạnh tranh khi từ nay đến cuối năm 2018, bức tranh XK lúa gạo báo hiệu nhiều tín hiệu lạc quan. 

Cởi “nút thắt” để xuất khẩu gạo bứt phá

Phong Nguyễn |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu (XK) gạo thay thế Nghị định 109/2010. Theo đó, từ 1.10.2018, khi nghị định này có hiệu lực thi hành, hàng loạt “nút thắt” cản trở doanh nghiệp (DN) trong XK gạo sẽ được cởi bỏ. Nhiều câu hỏi đặt ra, trước tình trạng Trung Quốc dựng thêm hàng rào kỹ thuật, XK gạo có duy trì được đà tăng trưởng như 8 tháng vừa qua?