Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần, gồm giá công suất và giá điện năng.

Cụ thể, Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng lộ trình và đề xuất đối tượng khách hàng sử dụng điện áp dụng giá bán điện hai thành phần.

Trên cơ sở đề xuất về cơ chế và lựa chọn đối tượng khách hàng áp dụng giá bán điện 2 thành phần, thực hiện tính toán đối chứng, so sánh việc áp dụng giá bán điện hai thành phần với việc áp dụng giá bán điện theo biểu giá điện hiện hành, quy định tại Quyết định số 249 ngày 8.11.2023 của Bộ Công thương quy định về giá bán điện.

Ngoài ra, EVN cũng được yêu cầu tổ chức truyền thông, lấy ý kiến rộng rãi với cơ chế và lộ trình áp dụng giá bán điện hai thành phần theo đề xuất. Đồng thời nghiên cứu, đánh giá tác động đối với việc thực hiện giá bán lẻ điện bình quân cũng như tác động với các nhóm khách hàng sử dụng điện khi áp dụng cơ chế giá bán điện hai thành phần.

EVN báo cáo tổng kết và đề xuất cơ chế giá bán điện hai thành phần sau giai đoạn tính toán, đối chứng, gửi về Bộ Công Thương đề nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Theo Bộ Công Thương, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều áp dụng giá điện hai thành phần. Việc áp dụng giá điện hai thành phần sẽ đưa ra tín hiệu đúng cho cả bên sản xuất điện và bên tiêu thụ điện để nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc phân bổ và sử dụng nguồn lực hợp lý.

Theo đó, với việc áp dụng thêm thành phần giá công suất (đồng/kWh hoặc đồng/kVA) sẽ khuyến khích khách hàng sử dụng điện hiệu quả, góp phần nâng cao hệ số phụ tải điện và tiết kiệm được tiền điện, đồng thời giúp giảm việc đầu tư công suất nguồn và mở rộng lưới điện (giảm chi phí tránh được) đáp ứng nhu cầu điện cho khách hàng và thu hồi được chi phí đầu tư đối với khách hàng đăng ký công suất lớn nhưng sử dụng ít hơn so với mức công suất đã đăng ký.

Việc áp dụng giá điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng đem lại lợi ích cho cả khách hàng và đảm bảo thu hồi được chi phí đầu tư của ngành điện. Xuất phát từ quan điểm trên, cơ chế giá điện hai thành phần được xem như biện pháp quản lý nhu cầu phụ tải tự nhiên.

Tại Việt Nam, hiện, các Tổng công ty Điện lực thuôc EVN đã triển khai áp dụng công tơ điện tử có khả năng đo công suất và điện năng đối với hầu hết các khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất, kinh doanh (những khách hàng thuộc đối tượng áp dụng giá điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày).

Việc triển khai giá bán điện theo công suất và điện năng là cần thiết nhằm đảm bảo giá điện tạo tín hiệu phản ánh đúng, đủ chi phí (về mặt công suất) tới khách hàng sử dụng điện.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Tin sáng: Lãnh đạo điện lực lí giải vì sao tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn lỗ

DUY HƯNG - KHÁNH LINH |

Tin sáng ngày 3.1: Lãnh đạo EVN lí giải nguyên nhân khiến giá điện chỉ tăng, không giảm; Đề nghị thanh tra dự án 16.000 tỉ đồng hồi sinh các dòng sông chết ở Hà Nội; Mặt đất dịch chuyển tới 1,3m trong vụ động đất lớn ở Nhật Bản...

Lãnh đạo EVN giải thích "tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm"

Cường Ngô |

Lãnh đạo EVN cho rằng, sản xuất điện chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả thuỷ điện (nước) cũng là tài nguyên thiên nhiên, trong khi tài nguyên của chúng ta ngày càng cạn kiệt. Điều này cũng giải thích cho câu hỏi của dư luận tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm.

EVN vẫn lỗ lớn dù đã 2 lần tăng giá điện trong năm 2023

Cường Ngô |

Trong năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng giá điện 2 lần, một lần 3%, một lần 4,5%. Tuy nhiên, Tập đoàn này vẫn ghi nhận khoản lỗ ước tính 17.000 tỉ đồng, riêng công ty mẹ lỗ 24.595 tỉ đồng.

Lý do loạt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang liên tiếp bị bắt

Việt Bắc |

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp cựu Giám đốc và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ của cơ quan này bị khởi tố, bắt giam.

Bị lừa tiền tỉ vì truy cập ứng dụng cung cấp dịch vụ công giả mạo

HỮU CHÁNH |

Sau khi người dùng bị lừa cài ứng dụng cung cấp dịch vụ công giả mạo, kẻ gian sẽ theo dõi và lấy dữ liệu từ xa rồi chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Thị xã Đông Hoà, Phú Yên phản hồi vụ trúng đấu giá đất nhưng không giao tài sản

Hữu Long |

Phú Yên - Liên quan đến vụ đấu giá đất và tài sản gắn liền trên đất nhưng có nhiều lỗ hổng pháp luật, đến nay địa phương đã có phản hồi.

Bắt tạm giam Phó Chánh Văn phòng Sở NNPTNT TPHCM

Việt Dũng |

Ông Phạm Tấn Kiên bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Hết năm 2023, Lilama 18 doanh thu nghìn tỉ đồng, nợ người lao động gần 82 tỉ đồng

Minh Ánh - Quang Dân |

Lũy kế hết năm 2023, Lilama 18 đưa về 1.329 tỉ đồng doanh thu. Thuyết minh báo cáo tài chính công ty cho biết, phần lớn doanh thu năm vừa qua đến từ các hợp đồng xây dựng. Ngoài ra, Lilama 18 còn nợ người lao động gần 82 tỉ đồng, nợ thuế nhà nước xấp xỉ 12 tỉ đồng.

Tin sáng: Lãnh đạo điện lực lí giải vì sao tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn lỗ

DUY HƯNG - KHÁNH LINH |

Tin sáng ngày 3.1: Lãnh đạo EVN lí giải nguyên nhân khiến giá điện chỉ tăng, không giảm; Đề nghị thanh tra dự án 16.000 tỉ đồng hồi sinh các dòng sông chết ở Hà Nội; Mặt đất dịch chuyển tới 1,3m trong vụ động đất lớn ở Nhật Bản...

Lãnh đạo EVN giải thích "tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm"

Cường Ngô |

Lãnh đạo EVN cho rằng, sản xuất điện chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả thuỷ điện (nước) cũng là tài nguyên thiên nhiên, trong khi tài nguyên của chúng ta ngày càng cạn kiệt. Điều này cũng giải thích cho câu hỏi của dư luận tại sao giá điện chỉ tăng, không giảm.

EVN vẫn lỗ lớn dù đã 2 lần tăng giá điện trong năm 2023

Cường Ngô |

Trong năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) điều chỉnh tăng giá điện 2 lần, một lần 3%, một lần 4,5%. Tuy nhiên, Tập đoàn này vẫn ghi nhận khoản lỗ ước tính 17.000 tỉ đồng, riêng công ty mẹ lỗ 24.595 tỉ đồng.