Bộ Công Thương “phản pháo” ý kiến Bộ tài Chính về xuất khẩu gạo

Khánh Vũ |

Trước ý kiến khá gay gắt của Bộ Tài chính về việc Bộ Công Thương không tiếp thu ý kiến đề xuất của bộ này về xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc số 2806/BCT-XNK gửi Thủ tướng Chính phủ "phản bác" lại.

Bộ Công Thương nói gì về "cuộc họp 1/2 ngày"?

Theo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cho rằng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng thực tế Bộ Công Thương chỉ thực hiện một cuộc họp 1/2 ngày nên chưa thể đánh giá được tổng thể nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo. Như vậy là "chưa nghiêm túc".

Theo lý giải của Bộ Công Thương, ngày 25.3.2020, tại văn bản số 2280/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: “Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Tài chính và các cơ quan liên quan thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo; trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo…, trước ngày 28.3.2020”.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong ngày 25.3.2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 987/QĐ-BCT thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt.

Theo Bộ Công Thương với thời hạn 3 ngày kể từ ngày 25.3.2020 và trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, việc tổ chức làm việc với từng tỉnh, từng doanh nghiệp chủ chốt để nắm tình hình là không khả thi.

Vì vậy, Bộ Công Thương đã mời các bộ, ngành có liên quan, đại diện UBND TPHCM, UBND các tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Hiệp hội Lương thực Việt Nam và 20 thương nhân có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tham dự buổi làm việc với đoàn kiểm tra vào ngày 26.3.2020 tại TPHCM.

Tại buổi làm việc, từng tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và thành viên đoàn kiểm tra đều đã phát biểu, báo cáo về tình hình sản xuất, nguồn cung thóc - gạo, tình hình xuất khẩu và tình hình ký kết hợp đồng xuất khẩu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra.

Kết quả cho thấy, số liệu về cơ bản khớp với các đánh giá trước đó của Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT về sản xuất, cung - cầu và xuất khẩu gạo, kể cả các dự báo về tiến độ xuất khẩu tới cuối tháng 5.2020.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến và số liệu báo cáo bằng văn bản của các bên, sau khi xin ý kiến của các thành viên đoàn kiểm tra, ngày 28.3.2020, với tư cách là bộ chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành, Bộ Công Thương đã có văn bản số 2237/BCT-XNK báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát, đánh giá và kiến nghị phương án điều hành xuất khẩu gạo.

Vì sao Bộ Công Thương không tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính?

Báo cáo Thủ tướng về vấn đề này, Bộ Công Thương cho biết, trước đó đã 2 lần Bộ Công Thương giải trình về lý do không thể tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính.

Theo Bộ Công Thương, cấm xuất khẩu gạo để buộc người dân, doanh nghiệp phải bán gạo cho dự trữ quốc gia là việc không nên làm, nhất là trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực do dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Bộ Công Thương cho rằng không nên dừng xuất khẩu gạo tại thời điểm này. Ảnh: KHÁNH VŨ
Bộ Công Thương cho rằng không nên dừng xuất khẩu gạo tại thời điểm này. Ảnh: KHÁNH VŨ

Cách giải quyết phù hợp nhất, được người dân và  doanh nghiệp đồng tình ủng hộ là tiếp tục cho xuất khẩu gạo, bao gồm cả gạo tẻ, nhưng có sự kiểm soát chặt chẽ, minh bạch về số lượng để bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh, hạn hán và xâm nhập mặn.

Đề xuất dừng xuất khẩu trên cơ sở phân biệt gạo tẻ và các loại gạo khác có thể sẽ dẫn đến rủi ro và là mảnh đất màu mỡ cho lợi ích nhóm và tham nhũng phát triển bởi bằng mắt thường, rất khó phân biệt giữa gạo tẻ (loại cấm xuất khẩu) và gạo thơm (loại được phép xuất khẩu).

Theo đó, để giảm thiểu rủi ro, cơ quan Hải quan sẽ buộc phải kiểm tra và trưng cầu giám định chủng loại gạo cho từng lô gạo xuất khẩu. Chi phí tăng thêm về thời gian và tiền bạc là rất lớn và bất hợp lý...trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp đã đồng tình hạn chế xuất khẩu gạo để chung tay cùng Chính phủ bảo đảm an ninh lương thực.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc với giá cao

CAO NGUYÊN |

Tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt mức 162.000 tấn. Đáng chú ý, giá gạo Trung Quốc nhập của Việt Nam bình quân đạt 12,7 triệu đồng/tấn, cao hơn giá Việt Nam bán cho các nước khác khoảng 2,7 triệu đồng/tấn.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: Xử lý ngay những bất cập trong xuất khẩu gạo

Xuân Hải - Trần Vương |

Chiều 20.4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong điều kiện dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo cho người dân.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc chấp hành quy định về xuất khẩu gạo

Vương Trần - Phạm Dung |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua, có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc với giá cao

CAO NGUYÊN |

Tổng lượng gạo Việt Nam xuất sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đạt mức 162.000 tấn. Đáng chú ý, giá gạo Trung Quốc nhập của Việt Nam bình quân đạt 12,7 triệu đồng/tấn, cao hơn giá Việt Nam bán cho các nước khác khoảng 2,7 triệu đồng/tấn.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu: Xử lý ngay những bất cập trong xuất khẩu gạo

Xuân Hải - Trần Vương |

Chiều 20.4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong điều kiện dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo cho người dân.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc chấp hành quy định về xuất khẩu gạo

Vương Trần - Phạm Dung |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo thời gian qua, có hay không dấu hiệu trục lợi, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.