Bộ Công Thương đề nghị phối hợp hỗ trợ Hải Dương tiêu thụ nông sản

Vũ Long |

Trước tình trạng ách tắc nông sản tại vùng dịch Hải Dương, cần có sự phối hợp của các bộ, ngành cùng hỗ trợ, tháo gỡ.

Huy động thêm các đơn vị có năng lực xét nghiệm COVID-19

Trước tình trạng ách tắc nông sản tại Hải Dương, qua ý kiến đề xuất của tỉnh Hải Dương, các địa phương và doanh nghiệp, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành cùng phối hợp xử lý.

"Bộ Y tế có hướng dẫn thống nhất về lưu thông người, hàng hóa, phương tiện giữa địa phương có dịch với các địa phương khác, tránh việc mỗi địa phương tự áp dụng một cách như hiện nay" - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Theo đó, Bộ Y tế chỉ đạo và huy động các đơn vị có năng lực xét nghiệm COVID-19 hỗ trợ các tỉnh có dịch COVID-19 bảo đảm phục vụ tối đa nhu cầu xét nghiệm của đội ngũ lái xe, áp tải hàng trong thời gian ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa ách tắc lưu thông hàng hóa từ vùng dịch ra ngoài.

Đầu mối, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) chỉ đạo thống nhất các đơn vị chuyên ngành tại địa phương có dịch COVID-19 trong việc xác nhận hàng hóa, nông sản an toàn dịch bệnh.

Đầu mối chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải có hướng dẫn thống nhất và quy định rõ các biện pháp an toàn phòng dịch cho người, phương tiện và hàng hóa để lưu thông hàng hóa qua các địa bàn có và không có dịch bệnh.

Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn quy trình sản xuất nông lâm thủy sản bảo đảm phòng chống dịch bệnh, đủ điều kiện lưu thông phân phối tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương sản xuất, nuôi trồng các loại nông lâm thủy sản phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh để hạn chế tối đa việc tồn ứ nông lâm thủy sản.

Ưu tiên cho lưu thông, tiêu thụ nông sản

Theo đề nghị của Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT cung cấp thông tin cho ngành Công Thương về hàng hóa nông sản an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh để kết nối tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các địa phương thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo các phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân được lưu thông thông suốt, cam kết không để tình trạng “ngăn sông cấm chợ” diễn ra trên địa bàn.

Thông báo công khai, thông tin rộng rãi về các đơn vị được chỉ định xét nghiệm SARS-COV-2; Ưu tiên tổ chức xét nghiệm SARS-COV-2 cho đội ngũ lái xe và người áp tải hàng; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được chỉ định chịu trách nhiệm xét nghiệm SARS-COV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển.

Hàng trăm tấn nông sản tươi sống của Hải Dương đang không tiêu thụ được vì nhiều quy định không phù hợp. Ảnh: HD
Hàng trăm tấn nông sản tươi sống của Hải Dương đang không tiêu thụ được vì nhiều quy định không phù hợp. Ảnh: HD

Chấp nhận kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 của người điều khiển phương tiện vận tải đến từ vùng dịch của các đơn vị xét nghiệm được ngành Y tế chỉ định.

Các địa phương có dịch và địa phương giáp ranh chủ động liên hệ làm việc với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kinh nghiệm (Lạng Sơn, Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh, Quảng Nam,…) để tổ chức các mô hình vận chuyển, lưu thông hàng hóa an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của mình bảo đảm phòng chống COVID-19 hiệu quả. Chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất, nuôi trồng các loại nông sản phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ trong bối cảnh dịch COVID-19 để hạn chế việc tồn ứ nông sản trên địa bàn...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó về cơ chế để giúp tiêu thụ hàng hóa, nông sản cho Hải Dương

Mai Dung |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng chục nghìn tấn nông sản, hàng hóa ở tỉnh Hải Dương gặp khó khăn trong lưu thông, người dân đứng trước nguy cơ thiệt hại cả trăm tỉ đồng. Trước tình hình đó, Hải Dương liên tiếp có công văn đề nghị trung ương và các địa phương "gỡ khó" về cơ chế, "giải cứu" nông sản.

“Khó trăm đường” tiêu thụ nông sản vùng dịch

Phong Nguyễn |

Chỉ riêng mặt hàng cà rốt của 1 xã vùng dịch ở tỉnh Hải Dương đang vào vụ thu hoạch đã hơn 50.000 tấn, chưa kể diện tích cà rốt được nông dân thuê trồng ở vùng khác còn lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, hàng trăm nghìn tấn cà chua, bắp cải, su hào củ cải, hành tỏi… của tỉnh Hải Dương cũng cần tiêu thụ sớm. Thế nhưng, việc lưu thông nông sản cho Hải Dương hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nông sản vùng dịch: Cần chính sách hơn hô hào giải cứu

Hoàng Lâm |

Khoảng 90.000 tấn rau màu vụ đông của tỉnh Hải Dương cần tiêu thụ nhanh nhưng khối lượng này không thể chỉ trông chờ vào những đợt giải cứu thông qua những điểm bán lẻ “giải cứu” bên đường.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Cục CSGT nói về livestream né chốt, uống siro, thuốc sâu răng cũng có nồng độ cồn

Việt Dũng |

Các vấn đề liên quan đến nhóm đối tượng livestream né chốt, yêu cầu kiểm tra thiết bị đo nồng độ cồn cũng như ý kiến việc uống siro cũng có "men"... đã được lãnh đạo Cục CSGT chia sẻ.

Gỡ khó về cơ chế để giúp tiêu thụ hàng hóa, nông sản cho Hải Dương

Mai Dung |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng chục nghìn tấn nông sản, hàng hóa ở tỉnh Hải Dương gặp khó khăn trong lưu thông, người dân đứng trước nguy cơ thiệt hại cả trăm tỉ đồng. Trước tình hình đó, Hải Dương liên tiếp có công văn đề nghị trung ương và các địa phương "gỡ khó" về cơ chế, "giải cứu" nông sản.

“Khó trăm đường” tiêu thụ nông sản vùng dịch

Phong Nguyễn |

Chỉ riêng mặt hàng cà rốt của 1 xã vùng dịch ở tỉnh Hải Dương đang vào vụ thu hoạch đã hơn 50.000 tấn, chưa kể diện tích cà rốt được nông dân thuê trồng ở vùng khác còn lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, hàng trăm nghìn tấn cà chua, bắp cải, su hào củ cải, hành tỏi… của tỉnh Hải Dương cũng cần tiêu thụ sớm. Thế nhưng, việc lưu thông nông sản cho Hải Dương hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nông sản vùng dịch: Cần chính sách hơn hô hào giải cứu

Hoàng Lâm |

Khoảng 90.000 tấn rau màu vụ đông của tỉnh Hải Dương cần tiêu thụ nhanh nhưng khối lượng này không thể chỉ trông chờ vào những đợt giải cứu thông qua những điểm bán lẻ “giải cứu” bên đường.