Biến tướng cho vay qua App: Có thể xử lý hình sự khi chờ… thí điểm

Văn Nguyễn |

Theo cảnh báo của Công an TPHCM, phương thức, thủ đoạn của tội phạm cho vay nặng lãi thông qua App được ứng dụng trên điện thoại di động để cho vay tiền mang tên “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online”... Nhiều ứng dụng trong số này cho vay với lãi suất lên tới 2,5%/ngày, tương đương 17,5%/tuần, 75%/tháng và 912,5%/năm. Trong khi đó, cơ chế thử nghiệm nhằm xây dựng hành lang pháp lý kiểm soát hoạt động cung ứng dịch vụ công nghệ tài chính mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng có thể kéo dài tới 1-2 năm gây lo ngại về việc các hoạt động cho vay trá hình, cho vay qua App hiện nay có thừa thời gian gây thiệt hại nặng nề hơn cho người dân.

Thử nghiệm 1-2 năm là quá dài?

Để có cơ sở xây dựng hành lang pháp lý nhằm kiểm soát hoạt động cung ứng dịch vụ công nghệ tài chính (Fintech) như hoạt động cho vay qua App bùng nổ thời gian qua, NHNN hiện đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.

Việc xây dựng cơ chế này xuất phát từ thực tế NHNN và các cơ quan liên quan hiện đang gặp phải các thách thức mới trong công tác quản lý Nhà nước với sự xuất hiện của các công ty cung ứng giải pháp Fintech hoạt động trong các lĩnh vực cho vay ngang hàng, các mô hình thanh toán mới cũng như chuyển tiền xuyên biên giới…

“Hoạt động của loại hình các công ty này hiện nay hầu hết chưa có quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh, do đó những rủi ro phát sinh chưa được kiểm soát đầy đủ” - NHNN phân tích.

NHNN nhìn nhận việc có một khuôn khổ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, sẽ hạn chế rủi ro xảy ra cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ Fintech chưa được cho phép chính thức. NHNN dự kiến thời gian thử nghiệm các giải pháp này sẽ kéo dài 1-2 năm.

Tuy nhiên, dù đánh giá cao chủ trương này của NHNN, đặc biệt trong bối cảnh các hoạt động cho vay qua App phát triển rầm rộ và có nhiều biến tướng trong thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem lại thời gian cũng như cơ chế thử nghiệm nhằm có thể nhanh chóng kiểm soát được hoạt động cho vay đang gây nhiều bất ổn cho xã hội này. Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính - ngân hàng - cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ theo từng ngày, từng giờ như hiện nay, thời gian thử nghiệm đến 2 năm là quá dài và chỉ nên dừng lại ở một năm.

Bởi một năm là khoảng thời gian đủ cho các cơ quan quản lý có thể đánh giá những mặt được, mặt chưa được tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn để từ đó thể sớm đề xuất các quy định pháp lý nhằm quản lý được hoạt động cho vay ngang hàng, trong đó có hoạt động cho vay qua App như hiện nay.

Việc kéo dài thời gian thử nghiệm càng lâu càng khiến các hình thức cho vay trá hình, cho vay nặng lãi qua App có thêm thời gian gây thiệt hại cho người dùng.

“Tôi nghĩ rằng ngay lúc này phải cần có những quy định quản lý rồi, bởi hơn 40 công ty đang hoạt động cho vay hết sức lộn xộn. Nên nếu phải chờ thêm 2 nữa sẽ có không biết bao nhiêu hệ lụy, lộn xộn thêm nữa xuất hiện. Một năm là quá đủ, chưa kể với việc cơ quan quản lý thời gian qua quan sát rất kỹ hoạt động của các công ty cho vay nên 6 tháng cũng đủ để đưa ra các quy định quản lý” - TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Có thể xử lý như cho vay nặng lãi

Câu hỏi được đông đảo dư luận quan tâm lúc này là trong lúc phải chờ cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện các bước thử nghiệm trước khi có thể tiến tới xây dựng và trình thông qua các quy định pháp lý về hoạt động Fintech cũng như hoạt động cho vay ngang hàng bao gồm việc cho vay qua App, cần có những giải pháp cấp bách nào để kiểm soát hoạt động cho vay qua các App, nhằm ngăn chặn những rủi ro với người dân và nguy cơ gây bất ổn cho xã hội(?).

TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay, do hiện tại chúng ta chưa có những quy định pháp lý về cho vay ngang hàng cũng như chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý nên trách nhiệm kiểm soát hoạt động này hiện không thuộc về Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hay Bộ Tài chính. Dù rằng cho vay thuộc thẩm quyền của NHNN, nhưng cơ quan này lại chỉ quản lý hoạt động cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính chứ không có thẩm quyền với hoạt động cho vay ngang hàng như qua App.

Xuất phát từ thực tế này, TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay, ở thời điểm hiện nay, việc kiểm soát các hoạt động cho vay ngang hàng qua App cần đến sự tham gia tích cực của cơ quan công an.

“Tôi nghĩ rằng Bộ Công an cần vào cuộc thể ngăn chặn các hoạt động cho vay mang tính lừa đảo, lợi dụng mô hình cho vay ngang hàng để huy động vốn của người dân, trái với quy định chỉ có tổ chức tín dụng mới được phép huy động vốn, sau đó tìm cách cho vay lại người dân trong khi việc này cũng chỉ có ngân hàng và công ty tài chính được phép làm” - TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá.

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Lao Động, Luật sư Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc Công ty Luật Vimax Châu Á - cho biết, mô hình cho vay ngang hàng là hoạt động cho vay kết nối trực tiếp người cho vay với người vay thông qua nền tảng do các công ty công nghệ cung cấp, nhưng thực tế là tỉ lệ người cho vay gặp được người vay là rất thấp, còn phần lớn tới 70% các công ty cung cấp App công nghệ lại dùng tiền của mình cho người dân vay. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý vẫn đang được NHNN xây dựng nên hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước không có cơ sở pháp lý nào để xử lý hoạt động cho vay qua App của các công ty công nghệ.

Chính vì vậy, theo Luật sư Nguyễn Đức Toàn, việc kiểm soát và xử lý hoạt động cho vay qua App hiện nay có thể căn cứ vào các quy định của Luật Dân sự về cho vay nặng lãi.

Cụ thể theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất, lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Theo đó trường hợp bên cho vay yêu cầu mức lãi suất lớn hơn mức 20%/năm được coi là cho vay nặng lãi. Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 cũng quy định rõ người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự và thu lợi bất chính sẽ bị xử phạt tiền và phạt tù đến 3 năm.

Cho vay qua app là hình thức tín dụng đen

Tại cuộc họp báo chiều 25.6, liên quan đến vay tiền qua app, Thứ trưởng Bộ Công an - Trung tướng Lương Tam Quang cho rằng, đó là hình thức tín dụng đen, bởi bản chất của lãi suất cao là tín dụng đen. Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà đã thông tin về hành vi nhắn tin khủng bố tinh thần người vay tiền qua app.

Về việc không chỉ người vay tiền qua app bị nhóm đối tượng cho vay dùng “sim rác” khủng bố, bêu rếu, còn có cả người thân, bạn bè, thiếu tướng Trần Ngọc Hà khẳng định “dù là sim rác hay sim thật”, hành vi này vi phạm pháp luật rõ ràng. Mọi hành vi khủng bố, bêu rếu đều bị cấm. Trung tướng Lương Tam Quang thông tin thêm, hiện Bộ Công an giao cho Cục Cảnh sát Hình sự xây dựng kế hoạch, đấu tranh, tấn công với loại tội phạm này.

Trước đó, Lao Động đưa một loạt bài về việc nhiều cá nhân vay tiền qua app phải chịu lãi suất “cắt cổ”. Khi chưa thanh toán kịp, họ bị đối tượng cho vay nhắn tin đe dọa, thậm chí đưa hình ảnh lên các trang mạng xã hội để bêu rếu.

Trước đó, tháng 4, C02 phối hợp với Công an TP.Hồ Chí Minh triệt phá đường dây cho vay trực tuyến do nhóm người quốc tịch Trung Quốc cầm đầu.

Nhóm đối tượng này “núp bóng” phía sau một số công ty như V.F, B.M.V và Đ.P cung cấp các dịch vụ tài chính cho vay tiền thông qua các ứng dụng trên điện thoại như “Vaytocdo”, “Moreloan” và “VD online” với lãi suất cao.

Khách không trả nợ đúng hạn thì nhân viên sẽ gọi điện, nhắn tin đe dọa mà còn gửi thông tin cho nhiều người thân khác nhằm làm mất uy tín và danh dự của khách. Nhiều người không chịu nổi áp lực phải nhanh chóng xoay tiền để trả cho chúng. Tính ra, người vay phải trả lãi suất lên đến 3%/ngày, tương đương 21%/tuần, 90%/tháng và 1.095%/năm. Theo số liệu của cảnh sát, có khoảng 60.000 người.

Hiện cơ quan công tiếp tục làm rõ, truy xét các tổ chức hoạt động dưới hình thức này. Việt Dũng

* Theo dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lấy ý kiến, các lĩnh vực sẽ được thử nghiệm bao gồm thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (như cho vay qua App), hỗ trợ định danh khách hàng...

Sau thời gian thử nghiệm 1-2 năm, các tổ chức tham gia phải xây dựng báo cáo tổng kết về sản phẩm đầu ra thử nghiệm, các chỉ số đánh giá thử nghiệm về thành công hay thất bại của giải pháp và kết quả thử nghiệm cũng như báo cáo sự cố, giải quyết khiếu nại của khách hàng và rút ra kinh nghiệm.

Dựa trên báo cáo này và quá trình giám sát, NHNN sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý tiếp theo như dừng thử nghiệm, chứng nhận hoàn thành thử nghiệm hoặc gia hạn thử nghiệm. Việc được cấp giấy chứng nhận hoàn thành thử nghiệm là căn cứ để các tổ chức triển khai chính thức ra thị trường và phù hợp với quy định pháp luật. Theo NHNN, trong trường hợp dự thảo Nghị định được thông qua, NHNN sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng hướng dẫn chi tiết và triển khai thi hành Nghị định này. C.Văn

Đủ cơ sở để xử lý hình sự

Theo cảnh báo của Công an TPHCM về phương thức, thủ đoạn của tội phạm cho vay nặng lãi thông qua App cho vay, thời gian qua có nhiều đối tượng tạo ra các ứng dụng trên điện thoại di động hệ điều hành Android để cho vay tiền mang tên “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online”. Nhiều ứng dụng trong số này cho vay với lãi suất lên tới 2,5%/ngày, tương đương 17,5%/tuần, 75%/tháng và 912,5%/năm. Trong khi đó, theo Luật sư Nguyễn Đức Toàn, việc cho vay nặng  sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi cho vay lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là 8,33%/tháng. N.Văn

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Công nhân mất việc làm, nợ chồng chất vì vay tiền qua app

Nam Dương - Đình Trọng |

Do COVID-19, có những gia đình chồng mất việc, vợ bị giảm giờ làm khiến họ lâm vào cảnh khó khăn. Ngoài ra, những công nhân lớn tuổi càng khó khăn hơn khi không thể tìm được việc làm mới.

Vay tiền qua app: Tiết lộ những khoản thu "cắt cổ" gọi là phí dịch vụ

Huân Cao - Trần Tuấn |

Khi cho khách hàng vay tiền, các app chỉ nêu mức lãi suất dưới 20%/năm để lách luật. Tuy nhiên, những khoản tiền "cắt cổ" mà con nợ phải trả chính là các khoản phí dịch vụ và phí phạt khi chậm thanh toán. PV Báo Lao Động thâm nhập để phản ánh và làm rõ những khoản thu này.

Vay tiền qua app, công nhân nghèo thêm khốn khó

Kỳ Quan |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Long An cho công nhân tạm nghỉ toàn bộ hoặc luân phiên, đời sống người lao động gặp khó khăn. Nhiều người đã vay tiền qua app để tạm vượt qua khó khăn nhưng lại lún sâu vào khốn khó.

Vay tiền qua app: Công an đang lấy lời khai của những đối tượng liên quan

Huân Cao - Anh Tú |

Sáng nay (ngày 3.6), Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang lấy lời khai của những đối tượng liên quan đến Công ty TNHH Cashwagon. Đây là một trong những công ty được cho có liên quan đến việc cho vay  tiền qua app với lãi suất, phí "cắt cổ" mà nhiều nạn nhân tố cáo đến Báo Lao Động.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Công nhân mất việc làm, nợ chồng chất vì vay tiền qua app

Nam Dương - Đình Trọng |

Do COVID-19, có những gia đình chồng mất việc, vợ bị giảm giờ làm khiến họ lâm vào cảnh khó khăn. Ngoài ra, những công nhân lớn tuổi càng khó khăn hơn khi không thể tìm được việc làm mới.

Vay tiền qua app: Tiết lộ những khoản thu "cắt cổ" gọi là phí dịch vụ

Huân Cao - Trần Tuấn |

Khi cho khách hàng vay tiền, các app chỉ nêu mức lãi suất dưới 20%/năm để lách luật. Tuy nhiên, những khoản tiền "cắt cổ" mà con nợ phải trả chính là các khoản phí dịch vụ và phí phạt khi chậm thanh toán. PV Báo Lao Động thâm nhập để phản ánh và làm rõ những khoản thu này.

Vay tiền qua app, công nhân nghèo thêm khốn khó

Kỳ Quan |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Long An cho công nhân tạm nghỉ toàn bộ hoặc luân phiên, đời sống người lao động gặp khó khăn. Nhiều người đã vay tiền qua app để tạm vượt qua khó khăn nhưng lại lún sâu vào khốn khó.

Vay tiền qua app: Công an đang lấy lời khai của những đối tượng liên quan

Huân Cao - Anh Tú |

Sáng nay (ngày 3.6), Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang lấy lời khai của những đối tượng liên quan đến Công ty TNHH Cashwagon. Đây là một trong những công ty được cho có liên quan đến việc cho vay  tiền qua app với lãi suất, phí "cắt cổ" mà nhiều nạn nhân tố cáo đến Báo Lao Động.