Bí ẩn tình hình tài chính DongABank sau 8 năm bị kiểm soát đặc biệt

Lam Duy |

Từng có tài sản lên tới hơn 87.100 tỉ đồng, hoạt động cho vay tại DongABank chìm trong sụt giảm suốt nhiều năm và chỉ mới có dấu hiệu tăng trưởng thời gian gần đây.

Theo tìm hiểu của Lao Động, kể từ thời điểm bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ 13h ngày 14.8.2015 đến nay, website chính thức của Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank, DAB) không cập nhật thêm bất kỳ bản báo cáo tài chính nào của ngân hàng.

Bản báo cáo tài chính gần nhất và mới nhất được ngân hàng này cập nhật là năm 2014, được công bố trước thời điểm bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Thay vào đó mỗi năm 2 lần, thị trường và nhà đầu tư có nhu cầu quan tâm chỉ có thể tìm hiểu thông tin về ngân hàng này thông qua các báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm và cả năm.

Tuy nhiên theo tìm hiểu của Lao Động, các báo cáo quản trị này chỉ cập nhật các thông tin cơ bản về hoạt động của hội đồng quản trị (HĐQT), hoạt động giám sát của HĐQT đối với ban điều hành, hoạt động của ban kiểm soát ngân hàng.

Hoàn toàn không có bất kỳ dữ liệu nào của DongABank về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình huy động vốn và cho vay trên thị trường được công bố thời gian qua.

Trước thời điểm bị kiểm soát đặc biệt, DongABank là ngân hàng có tổng tài sản lên tới hơn 87.100 tỉ đồng. Ảnh: Chụp màn hình
Trước thời điểm bị kiểm soát đặc biệt, DongABank là ngân hàng có tổng tài sản lên tới hơn 87.100 tỉ đồng. Ảnh: Chụp màn hình

Tuy nhiên có một dữ liệu đáng chú ý là tại báo cáo tình hình quản trị ngân hàng năm 2022 được DongABank công bố mới đây nhất, thị trường lần đầu thấy được dấu hiệu biến động tích cực trong hoạt động kinh doanh vốn của ngân hàng này.

Cụ thể, báo cáo do Chủ tịch HĐQT DongABank Nguyễn Thanh Tùng đứng tên, cho biết: "Sau nhiều năm sụt giảm, dư nợ cho vay trong năm 2022 đã duy trì được đà tăng trưởng ngay từ những tháng đầu năm góp phần cải thiện đáng kể nguồn thu nhập từ lãi của DAB".

Một số liệu cụ thể hơn được DongABank công bố cho thấy, tính đến ngày 31.12.2022, dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 102% kế hoạch năm 2022 nhờ đà tăng trưởng tích cực ngay từ đầu năm. Trong khi đó huy động vốn từ khách hàng chỉ đạt 98,0% kế hoạch năm.

Ngoài hoạt động cho vay có xu hướng tăng tích cực, DongABank cho hay ngân hàng vẫn đang đẩy mạnh thu hồi xử lý rủi ro, nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VAMC, nợ xấu, nợ phát sinh mới từ năm 2016 và các khoản vay có vấn đề chưa xử lý kịp trong năm 2021.

Ngân hàng này đồng thời cũng "nâng cao chất lượng tài sản, giảm bớt tài sản không sinh lời, giúp giải phóng bớt một lượng vốn tồn đọng của ngân hàng" - báo cáo quản trị của DongABank cho hay.

Liên quan đến việc xử lý DongABank và các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khác, NHNN mới đây cho hay đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.

4 ngân hàng trên bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc với giá 0 đồng (là Ngân hàng Xây dựng - CBBank, Ngân hàng Đại Dương - OceanBank, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu - GP Bank) và Ngân hàng Đông Á.

"Hiện, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục, quy định" - báo cáo của NHNN cho biết.

Trước thời điểm bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, DongABank có tổng tài sản tính tới cuối năm 2014 là hơn 87.100 tỉ đồng. Tuy nhiên tình hình kinh doanh lao dốc mạnh khi lợi nhuận trước thuế trong năm này sụt giảm chỉ còn hơn 26 tỉ đồng, so với 328 tỉ đồng của năm trước.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ lượng tiền khổng lồ bơm ra thị trường 4 tháng đầu năm

Lam Duy |

Ước tính một lượng tiền khổng lồ lên tới hơn 210.000 tỉ đồng được bơm ra thị trường trong 4 tháng đầu năm nay.

Ngân hàng Nhà nước chuyển giao bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank, DongABank

Lan Hương |

Ngân hàng Nhà nước cho biết 4 ngân hàng CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank được phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.

Mối quan hệ giữa sếp Ngân hàng Đông Á với công ty nợ như chúa chổm

Việt Dũng |

Mặc dù Công ty M&C đang vay số tiền lớn của Ngân hàng Đông Á và đã đủ hạn mức, song bị can Trần Phương Bình vẫn phát hành thư bảo lãnh thanh toán trái phiếu cho đối tác nợ "đầm đìa" này khiến thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Lúng túng giải pháp đánh thuế để tránh hiện tượng đầu cơ bất động sản

Duy My |

Tại một số quốc gia trên thế giới, việc đánh thuế nhà, đất thứ hai đã được áp dụng từ lâu nhưng ở Việt Nam việc có nên đánh thuế hay không vẫn gây ra nhiều tranh cãi.

Nhà dân 4 tầng bốc cháy vào sáng sớm ở Hà Nội

Tô Thế |

Hà Nội - Căn nhà dân 4 tầng trên phố Vĩnh Phúc (quận Ba Đình) bất ngờ bốc cháy vào sáng sớm nay (17.5).

Gấp rút chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT an toàn, chất lượng

TƯỜNG VÂN |

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra vào cuối tháng 6, sớm hơn so với mọi năm. Thời điểm này được xem là giai đoạn nước rút để thầy trò trên cả nước ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

Ngắm bình minh đẹp nao lòng ở đầm Lập An

Linh Boo |

Trong hành trình khám phá Thừa Thiên Huế, du khách hãy dậy thật sớm để đón bình minh trên đầm Lập An - vụng nước lợ mênh mông bên bờ vịnh Lăng Cô.

Tái diễn bẫy lừa xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc

Đỗ Hạnh |

Lợi dụng nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân, nhiều đối tượng đã lừa đảo khiến nhiều người dân nghèo tiền mất và rơi hoàn cảnh nợ nần khiến nghèo càng nghèo hơn. Đại diện Cục quản lí Lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) khuyến cáo chương trình E8 làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc chỉ thông qua các Sở LĐTBXH.

Hé lộ lượng tiền khổng lồ bơm ra thị trường 4 tháng đầu năm

Lam Duy |

Ước tính một lượng tiền khổng lồ lên tới hơn 210.000 tỉ đồng được bơm ra thị trường trong 4 tháng đầu năm nay.

Ngân hàng Nhà nước chuyển giao bắt buộc CBBank, OceanBank, GPBank, DongABank

Lan Hương |

Ngân hàng Nhà nước cho biết 4 ngân hàng CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank được phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.

Mối quan hệ giữa sếp Ngân hàng Đông Á với công ty nợ như chúa chổm

Việt Dũng |

Mặc dù Công ty M&C đang vay số tiền lớn của Ngân hàng Đông Á và đã đủ hạn mức, song bị can Trần Phương Bình vẫn phát hành thư bảo lãnh thanh toán trái phiếu cho đối tác nợ "đầm đìa" này khiến thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.