Bán xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử: Doanh nghiệp nói "không hợp lý"

Cường Ngô |

Hàng chục nghìn cửa hàng bán lẻ xăng dầu sẽ phải áp dụng hóa đơn điện tử, kết nối dữ liệu với cơ quan thuế nhằm ngăn chặn hàng giả, trốn thuế. Tuy nhiên, có doanh nghiệp bán lẻ cho rằng, điều này không cần thiết, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Giúp tăng tính minh bạch, tránh gian lận trong quá trình bán hàng

Trong tờ trình vừa được gửi Chính phủ, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung quy định về lộ trình triển khai hóa đơn điện tử tại dự thảo sửa đổi nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu.

Trong đó, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại vùng đồng bằng, đô thị, thời gian thực hiện sau 1 năm kể từ ngày Nghị định 95 sửa đổi có hiệu lực; đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các vùng miền núi thời gian thực hiện sau 2 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu áp dụng hoá đơn điện tử tại tất cả các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Ngoài việc thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị đúng với quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, theo yêu cầu của Bộ Tài chính, các cửa hàng xăng dầu phải có một trong các loại hình, phương tiện, thiết bị ghi, in kết quả đo xăng dầu, đảm bảo kết quả đó được kết nối, chuyển vào hệ thống hoá đơn điện tử để lập hóa đơn theo quy định về hóa đơn, chứng từ.

Thực tế, hiện nay, nhiều "ông lớn" kinh doanh xăng dầu đã và đang triển khai thực hiện hoá đơn điện tử. Từ năm 2018 đến nay, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) áp dụng hoá đơn điện thay cho hóa đơn giấy tại hệ thống cửa hàng xăng dầu. Tập đoàn này còn triển khai giải pháp phát hành hoá đơn điện tử ngay sau mỗi lần bán hàng.

Cụ thể, với 2.700 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của Petrolimex, hoá đơn điện tử được phát hành ngay sau khi kết thúc từng lần bán hàng.

Nhân viên xuất hóa đơn ngay cho khách hàng sau khi mua xăng tại Petrolimex.
Nhân viên xuất hóa đơn ngay cho khách hàng sau khi mua xăng tại Petrolimex. Ảnh: PLX

Ngày 1.11, ông Phạm Kiên - Phó Giám đốc Petrolimex Bắc Thái - cho biết, việc xuất hóa đơn điện tử theo từng log bơm giúp tăng tính minh bạch, tránh gian lận trong quá trình bán hàng; tăng thu cho ngân sách nhà nước; củng cố lòng tin đối với khách hàng.

Đồng thời giúp các cơ quan chức năng của nhà nước, trong đó có cơ quan thuế, thuận lợi hơn trong quá trình quản lý. Đối với khách hàng doanh nghiệp có nhiều đầu xe, việc quản lý đối với khâu nhập nhiên liệu của lái xe cũng thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, việc xuất hóa đơn này cũng gặp phải một số khó khăn khi đã có khách hàng chuyển sang mua của nhà cung cấp khác, vì họ không được đáp ứng viết số lượng xăng, dầu mua theo yêu cầu và cả vì việc nhập dữ liệu theo hóa đơn điện tử bị nhiều lên.

Bất hợp lý

Hiện nay, ngoại trừ tài xế có nhu cầu lấy hóa đơn về cho doanh nghiệp khấu trừ chi phí, nhiều người dân cho biết không có nhu cầu lấy hóa đơn vì chẳng biết lấy để làm gì trong khi phải mất thời gian chờ đợi.

Trao đổi với Lao Động ngày 4.11, TS Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty xăng dầu Bội Ngọc (Trà Vinh) - cho biết, việc cơ quan quản lý điều hành xăng dầu yêu cầu các cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải xuất hóa đơn mỗi lần bơm xăng bán cho khách là việc làm không hợp lý, gây lãng phí xã hội khi phải sử dụng lượng hóa đơn lớn, không cần thiết.

Bởi xăng dầu có nguồn gốc xuất, xứ rõ ràng, giống như sản xuất xe gắn máy phải đăng ký xuất xưởng về số lượng và đăng ký lưu hành, không thể nói là trốn thuế được.

Còn xăng dầu khi đã nhập về bán, sau khi xuất hóa đơn theo yêu cầu của khách hàng để dùng vào việc thanh toán hoặc đưa vào chi phí hợp lý; số còn lại là phần mà người tiêu dùng không cần đến việc sử dụng hóa đơn, cuối ngày, doanh nghiệp vẫn phải tổng kết xuất bán lẻ theo dạng khách hàng không lấy hóa đơn.

Nếu không thực hiện xuất hóa đơn để trừ tồn kho thì tồn kho tăng lên hàng ngày không có bồn nào chứa xuể, làm thế nào để phù hợp với quy mô dung tích của cửa hàng?

"Hiện nay, cửa hàng bán lẻ xăng dầu được thiết kế với sức chứa cụ thể được báo cáo qua cơ qua thuế, phòng cháy chữa cháy và Sở Công Thương. Các hoá đơn đầu vào, đầu ra đều được nhà cung cấp tổng hợp, kê khai, báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, nên cơ quan thuế dễ dàng đối chiếu, không thể nào có chuyện bỏ ngoài sổ sách để trốn thuế ở đây được.

Do vậy, lo ngại của Bộ Công Thương về gian lận hoá đơn là không thể xảy ra tại cửa hàng xăng dầu, ngoại trừ họ mua xăng dầu gian lận ngoài hải phận, không có đầu vào và không đúng nguồn gốc, xuất xứ theo quy định.

Đối với việc mua hàng gian lận ngoài hải phận là chuyện lớn và thuộc trách nhiệm của Tổng Cục Quản lý Thị trường và cơ quan điều tra", ông Giang Chấn Tây nói.

Theo ông Giang Chấn Tây, mỗi một hóa đơn phát hành, doanh nghiệp bán lẻ phải mua với giá từ 433 đồng - 520 đồng/hóa đơn. Mỗi lần bơn xăng dầu bán cho khách sẽ xuất một hóa đơn điện tử, tốn đến khoảng 400-500 đồng, trong khi hoa hồng 300-400 đồng/lít xăng dầu, thử hỏi doanh nghiệp bán lẻ sống như thế nào.

"Đó là chưa kể ở vùng xa, người dân thu nhập thấp mỗi lần mua xăng chỉ có 20.000 đồng, chưa đến 1 lít mà phải xuất 1 hóa đơn có giá trị đến khoảng 500 đồng thì xem như doanh nghiệp lỗ trắng", ông nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Cho phép phong tỏa tài khoản doanh nghiệp, ngăn trục lợi Quỹ bình ổn xăng dầu

Cường Ngô - Minh Ánh |

Nhằm ngăn chặn tình trạng trục lợi và chiếm dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã đưa ra các quy định nhằm siết chặt hơn việc quản lý quỹ và tăng trách nhiệm các bên. Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng khẳng định: Quỹ bình ổn giá xăng dầu phải mở một tài khoản chuyên thu chi riêng và giao ngân hàng thương mại quản lý.

Bộ trưởng Tài chính: Cần có mức chi phí đủ cho cửa hàng xăng dầu hoạt động

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, ông không đồng tình thông qua dự thảo sửa đổi Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu, bởi cần phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước với mặt hàng này. Đồng thời, cần có mức chi phí đủ cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ có giám sát để không sử dụng sai mục đích

Vương Trần - Ngô Cường |

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, ngân hàng phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu của doanh nghiệp và tài khoản này chỉ sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn theo thông báo điều hành giá xăng dầu của cơ quan nhà nước.

Tin tưởng Ban Chấp hành có đủ kỹ năng và trình độ để đảm đương nhiệm vụ

Minh Hạnh |

Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023-2028), trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Quý Tuấn Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Viglacera cho rằng, Đại hội đã chọn ra được những người đủ đức, đủ tài đảm đương nhiệm vụ mới.

Đại biểu quốc tế đánh giá cao sự gắn kết giữa Công đoàn với người lao động

Khánh Minh |

Dự và quan sát diễn biến của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, các đại biểu quốc tế đánh giá cao vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Kỳ vọng những đột phá của phong trào công nhân thời gian tới

Đoàn Hưng |

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khép sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, hiệu quả. Với kết quả của Đại hội, đông đảo đoàn viên công đoàn, người lao động tỉnh Quảng Ninh càng có thêm cơ sở đặt trọn niềm tin vào những “thủ lĩnh” của phong trào công nhân.

Tin tưởng giải pháp đột phá chăm lo người lao động từ Ban chấp hành mới

Ngô Hữu Lễ (Chủ tịch LĐLĐ huyện Chợ Mới – An Giang) |

Là cán bộ Công đoàn chuyên trách, tôi tin tưởng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII đề ra nhiều giải pháp đột phá về chăm lo người lao động.

75.000 đoàn viên, người lao động hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi

PHƯƠNG ANH |

Những năm qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh ký kết thỏa thuận hợp tác, thực hiện nhiều chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, đã góp phần trực tiếp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.

Cho phép phong tỏa tài khoản doanh nghiệp, ngăn trục lợi Quỹ bình ổn xăng dầu

Cường Ngô - Minh Ánh |

Nhằm ngăn chặn tình trạng trục lợi và chiếm dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã đưa ra các quy định nhằm siết chặt hơn việc quản lý quỹ và tăng trách nhiệm các bên. Bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng khẳng định: Quỹ bình ổn giá xăng dầu phải mở một tài khoản chuyên thu chi riêng và giao ngân hàng thương mại quản lý.

Bộ trưởng Tài chính: Cần có mức chi phí đủ cho cửa hàng xăng dầu hoạt động

Cường Ngô - Phạm Đông |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, ông không đồng tình thông qua dự thảo sửa đổi Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu, bởi cần phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước với mặt hàng này. Đồng thời, cần có mức chi phí đủ cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ có giám sát để không sử dụng sai mục đích

Vương Trần - Ngô Cường |

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, ngân hàng phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu của doanh nghiệp và tài khoản này chỉ sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn theo thông báo điều hành giá xăng dầu của cơ quan nhà nước.