Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Những con số tỷ lệ cổ phần góp vào Trung Nguyên đều được "ghi đại"

Phạm Dung |

Mới đây, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ chia sẻ việc quản lý tài chính, mua bán chuyển nhượng của Trung Nguyên rất đơn giản. Những con số tỷ lệ cổ phần đều được "ghi đại".

Theo đó, bà Thảo cho biết, Singapore chính là nơi đánh dấu sự bùng nổ của Trung Nguyên trên thị trường quốc tế.

Năm 2008, khi đặt chân đến Singapore, bà nhận ra đây sẽ là nơi khởi đầu tuyệt vời để phát triển kinh doanh quốc tế, vì đó là điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới. Hàng triệu người hạ cánh xuống Singapore mỗi năm, vì thế, quảng bá Trung Nguyên tại đây sẽ rất hiệu quả và tiết kiệm. Đồng thời, sự tương đồng về văn hóa và ẩm thực tại Singapore sẽ khiến cho tiêu thụ nội địa ở quốc gia này gia tăng, giúp cho Trung Nguyên tăng được hàng xuất khẩu.

Bà Thảo và các cộng sự thành lập văn phòng tại Henderson Park, mở quán cafe đầu tiên tại Terminal 1 ở sân bay Changi, Singapore.

"Khi ấy, với 50.000 đôla Sing làm vốn khởi điểm, tôi đăng ký thành lập công ty Trung Nguyên Singapore (TNS), một mình đứng tên và chịu trách nhiệm", bà Thảo viết. 

Năm 2009, Trung Nguyên khai trương quán tiếp theo tại Liang Court. Bà Thảo cho biết, mọi hoạt động của Trung Nguyên tại Singapore đều do bà chịu trách nhiệm, ông Đặng Lê Nguyên Vũ rất ít khi tham gia. 

"Việc kinh doanh quốc tế khi đó rất thuận lợi, vốn điều lệ và cổ phần của TNS tăng lên nhanh chóng, từ 50.000 lên 7.528.000 đôla Singapore. Việc chuyển nhượng các công ty con vào công ty mẹ, mà tất cả đều là công ty gia đình, tương đối suôn sẻ, mặc dù chúng tôi gặp phải không ít vướng mắc do cách quản lý kiểu gia đình.

Tuy nhiên, khi gia đình thuận hòa, những việc khó như quản lý tài chính, mua bán chuyển nhượng lại rất đơn giản. Anh và tôi cùng sáng lập công ty, nhưng khi cổ phần hóa thì cần tối thiểu 3 thành viên. Chúng tôi thống nhất đưa ba má anh vào làm cổ đông. Con số thì "ghi đại", chồng 60%, vợ 30%, ba má chồng chung nhau 10%.

Với chúng tôi khi ấy, việc chuyển tiền hay cổ phần cho nhau giống như việc mình tự chuyển tiền của chính mình, từ túi phải qua túi trái vậy. Tôi chưa bao giờ tính toán với anh bất cứ điều gì . Những ngày tháng ấy, chúng tôi rất hạnh phúc", bà Thảo chia sẻ trên trang cá nhân. 

Công ty trung tâm của toàn bộ hệ thống Trung Nguyên là CTCP Tập đoàn Trung Nguyên, quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê của tập đoàn. Doanh nghiệp này hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng nhưng ông Vũ chỉ trực tiếp sở hữu 20% và bà Thảo sở hữu 10%. 70% cổ phần còn lại được nắm giữ bởi CTCP Đầu tư Trung Nguyên - Trung Nguyên Investment.

Tại thời điểm 31.12.2016, công ty này có 4 cổ đông gồm ông Vũ sở hữu 60%, bà Thảo sở hữu 30%. Bố mẹ ông Vũ là ông Đặng Mơ và bà Lê Thị Ước mỗi người nắm giữ 5%. Tuy nhiên trong năm 2017, số cổ phần của ông Đặng Mơ đã được chuyển nhượng toàn bộ cho ông Vũ (1,66%), bà Ước (1,68%) và những người khác. Đến cuối năm 2017, cơ cấu sở hữu của Trung Nguyên Investment gồm ông Vũ nắm 61,66%, bà Thảo nắm 30% và bà Ước nắm 6,68%.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Vụ càphê Trung Nguyên: Bà Diệp Thảo bất ngờ viết "gia đình mình tuyệt đối không bỏ rơi nhau"

P.D |

Sau 1 ngày im lặng, mới đây, trên trang cá nhân, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ có chia sẻ liên quan đến gia đình sau buổi gặp gỡ của ông Vũ với báo chí hôm 13.8. 

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đặt nghi vấn về chương trình tặng sách 5 tỷ đô của Trung Nguyên

Phạm Dung |

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói về việc Trung Nguyên chi tới 5 tỷ đô cho kế hoạch tặng sách: "Thử làm phép tính, nếu 2 USD/cuốn sách thì với 200 triệu cuốn, tổng tiền cũng chỉ là 400 triệu USD. 5 tỉ USD so với 400 triệu USD – một con số chênh lệch kinh khủng và không thể tin được. Vậy số tiền chênh lệch gấp gần 10 lần kia sẽ đi về túi ai?"

Tranh chấp Trung Nguyên: Đi ngược lại giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp xây dựng

Phạm Dung |

“Chúng ta là người ngoài cuộc nên không thể biết ai đúng ai sai trong câu chuyện tranh chấp này nhưng sự tranh chấp này đã đi ngược lại với giá trị “hạnh phúc” mà Trung Nguyên xây dựng bấy lâu", chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nói.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Vụ càphê Trung Nguyên: Bà Diệp Thảo bất ngờ viết "gia đình mình tuyệt đối không bỏ rơi nhau"

P.D |

Sau 1 ngày im lặng, mới đây, trên trang cá nhân, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ có chia sẻ liên quan đến gia đình sau buổi gặp gỡ của ông Vũ với báo chí hôm 13.8. 

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đặt nghi vấn về chương trình tặng sách 5 tỷ đô của Trung Nguyên

Phạm Dung |

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói về việc Trung Nguyên chi tới 5 tỷ đô cho kế hoạch tặng sách: "Thử làm phép tính, nếu 2 USD/cuốn sách thì với 200 triệu cuốn, tổng tiền cũng chỉ là 400 triệu USD. 5 tỉ USD so với 400 triệu USD – một con số chênh lệch kinh khủng và không thể tin được. Vậy số tiền chênh lệch gấp gần 10 lần kia sẽ đi về túi ai?"

Tranh chấp Trung Nguyên: Đi ngược lại giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp xây dựng

Phạm Dung |

“Chúng ta là người ngoài cuộc nên không thể biết ai đúng ai sai trong câu chuyện tranh chấp này nhưng sự tranh chấp này đã đi ngược lại với giá trị “hạnh phúc” mà Trung Nguyên xây dựng bấy lâu", chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nói.