Áp lực mua lại trái phiếu và nút thắt thanh khoản

KIM NGÂN |

Các doanh nghiệp vẫn liên tục mua lại trái phiếu trước hạn trong bối cảnh “đói” vốn, thiếu thanh khoản.
Thanh khoản và dòng tiền trả nợ trái phiếu đang là áp lực rất lớn với các doanh nghiệp. Ảnh: Đình Hải
Thanh khoản và dòng tiền trả nợ trái phiếu đang là áp lực rất lớn với các doanh nghiệp. Ảnh: Đình Hải
Áp lực dồn dập

Ngày 25.11 là ngày Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) tất toán lô trái phiếu lần 9/2021 có kỳ hạn 2 năm, phát hành ngày 16.12.2021, tổng mệnh giá 150 tỉ đồng. Theo Phát Đạt, công ty sẽ mua lại trước hạn dựa trên thỏa thuận với các trái chủ.

Trước đó, lô trái phiếu này và lô trái phiếu lần 5/2021 đã cùng được doanh nghiệp này bổ sung chung tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất tại Quảng Ngãi ước tính có giá trị khoảng 200 tỉ đồng cùng một số cổ phiếu PDR. Nhưng trước áp lực thị trường, doanh nghiệp này cho biết đã chuẩn bị dòng tiền để thanh toán các khoản nợ đáo hạn, bao gồm cả trái phiếu từ cuối năm nay đến 2023.

Sau khi tất toán lô trái phiếu nói trên, tổng dư nợ vay của Phát Đạt còn khoảng 4.896 tỉ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu còn 2.698 tỉ đồng. Riêng lô trái phiếu phát hành lần 5/2021 sẽ có tổng giá trị tài sản đảm bảo là hơn 316 tỉ đồng; tỉ lệ số dư vay/giá trị tài sản đảm bảo là 63%.

Ngày 30.11 tới đây, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng mua lại trước hạn số trái phiếu phát hành vào ngày 22.12.2021 có tổng giá trị theo mệnh giá là 100 tỉ đồng.

Trước yêu cầu của các nhà đầu tư, ngày 30.12 tới, Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH) cũng quyết định mua lại khối lượng 81 tỉ đồng trái phiếu. Trước đó ngày 16.11, VSH cũng công bố kết quả mua lại số trái phiếu có tổng giá trị 50 tỉ đồng. Vào ngày 8.11, VSH cũng đã mua lại số trái phiếu giá trị 4 tỉ đồng. Hồi tháng 9, VSH cũng mua lại trái phiếu với giá trị 64 tỉ đồng theo mệnh giá.

Nút thắt thanh khoản

Việc các doanh nghiệp mua lại trái phiếu phát hành trong vài năm qua đã diễn ra liên tục trong những tháng gần đây. Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho hay, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã chi gần 147.500 tỉ đồng mua lại trái phiếu đã phát hành. Con số này tiếp tục tăng thêm trong các tháng cuối năm 2022. Việc phải mua lại trái phiếu đã làm xáo trộn kế hoạch vốn của các doanh nghiệp và trên thực tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thanh khoản và tiến độ triển khai của nhiều dự án.

Tại buổi làm việc do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì họp với các công ty chứng khoán và doanh nghiệp phát hành ngày 23.11, ông Nguyễn Vũ Long - Tổng Giám đốc VNDIRECT, cho biết nút thắt lớn nhất hiện nay đối với thị trường trái phiếu là dòng vốn thanh khoản của doanh nghiệp. Ông Long cho hay, hiện các kênh huy động vốn của doanh nghiệp đều đang bị ách tắc, ngân hàng đã hết room tín dụng từ giữa quý II, đầu quý III/2022, các kênh huy động vốn khác của doanh nghiệp như thị trường cổ phiếu đây rất khó khăn. Trong khi đó, kênh trái phiếu trong quý IV/2022 gần như không có doanh nghiệp nào huy động được trái phiếu mới.

Bà Trần Thị Thu Trang - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội cũng đồng tình khi cho rằng, các doanh nghiệp đang bị ách tắc về việc huy động vốn, trong khi sắp tới lượng trái phiếu đáo hạn cũng tạo áp lực mà bản thân các doanh nghiệp này chưa có khả năng tìm được nguồn vốn bù đắp hoặc cơ cấu lại các khoản nợ.

“Trong ngắn hạn, điều quan trọng nhất là phải duy trì thanh khoản để các doanh nghiệp có dòng vốn lưu thông từ đó mới có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh” - ông Long kiến nghị.

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) mới đây có văn bản báo cáo gửi đến Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND TPHCM về các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án bất động sản (BĐS) trên địa bàn TPHCM và đề xuất một số giải pháp giải quyết bài toán “vốn” cho doanh nghiệp, khơi thông thị trường vốn, thị trường tín dụng, tháo gỡ nút thắt vốn, tín dụng đang là điểm nghẽn của nền kinh tế và thị trường BĐS.

Bên cạnh kiến nghị doanh nghiệp nâng vốn chủ sở hữu, Hiệp hội kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022/NĐ-CP theo hướng quy định chặt chẽ để đảm bảo nâng cao năng lực của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đơn vị tư vấn đánh giá tín nhiệm, đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu.

HoREA cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét nới room tăng trưởng tín dụng năm 2022 từ 14% lên 15%; qua đó có thêm khoảng 100.000 tỉ đồng bơm cho nền kinh tế. Trong đó, thị trường BĐS hấp thụ khoảng 20%, để hỗ trợ vốn cho các dự án BĐS, đô thị, nhà ở thương mại có đủ pháp lý cũng như hỗ trợ tín dụng cho khách hàng vay mua nhà tạo thanh khoản và dòng tiền cho thị trường.

KIM NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Rủi ro khi hoán đổi nợ trái phiếu thành bất động sản

Cao Nguyên |

Theo báo cáo FiinRatings vừa công bố, tính đến hết tháng 10, giá trị trái phiếu bất động sản (BĐS) đang lưu hành có quy mô 445.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, hiện nay xuất hiện hình thức thanh toán trái phiếu bằng BĐS, việc hoán đổi này cũng là một lựa chọn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc thực hiện có thể sẽ gặp khó khăn vì số lượng trái chủ nhiều, phân tán…

Giải “nỗi oan” trái phiếu

Nhung Nguyễn |

“Sau vụ việc sai phạm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi khối lượng phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, khối lượng mua trái phiếu trước hạn lớn”, đại diện Bộ Tài chính cho biết. Trái phiếu trở thành từ khoá nóng thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận với hàm ý tiêu cực nhưng không phải ai cũng hiểu biết tường tận về kênh đầu tư này.

Bộ Tài chính họp tìm giải pháp cho chứng khoán, trái phiếu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 23.11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Cuộc họpcó sự tham dự của gần 40 doanh nghiệp.

Rủi ro nhãn tiền khi dùng cổ phiếu đảm bảo cho trái phiếu

Đức Mạnh |

Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản đã phải bổ sung tài sản đảm bảo cho trái phiếu đã phát hành của mình. Theo chuyên gia, trong bối cảnh chứng khoán mất giá, khả năng bán cổ phiếu để lấy lại tiền trả cho nhà đầu tư là không dễ dàng.

Giám sát để trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch

TRÍ MINH |

Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được các ý kiến chuyên gia nhìn nhận vẫn là một kênh gọi vốn hữu ích cho doanh nghiệp. Bộ Tài chính cho hay, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục phát triển thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh và minh bạch.    

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rủi ro khi hoán đổi nợ trái phiếu thành bất động sản

Cao Nguyên |

Theo báo cáo FiinRatings vừa công bố, tính đến hết tháng 10, giá trị trái phiếu bất động sản (BĐS) đang lưu hành có quy mô 445.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, hiện nay xuất hiện hình thức thanh toán trái phiếu bằng BĐS, việc hoán đổi này cũng là một lựa chọn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc thực hiện có thể sẽ gặp khó khăn vì số lượng trái chủ nhiều, phân tán…

Giải “nỗi oan” trái phiếu

Nhung Nguyễn |

“Sau vụ việc sai phạm của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi khối lượng phát hành mới sụt giảm, nhà đầu tư bán lại trước hạn nhiều, khối lượng mua trái phiếu trước hạn lớn”, đại diện Bộ Tài chính cho biết. Trái phiếu trở thành từ khoá nóng thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận với hàm ý tiêu cực nhưng không phải ai cũng hiểu biết tường tận về kênh đầu tư này.

Bộ Tài chính họp tìm giải pháp cho chứng khoán, trái phiếu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ngày 23.11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Cuộc họpcó sự tham dự của gần 40 doanh nghiệp.

Rủi ro nhãn tiền khi dùng cổ phiếu đảm bảo cho trái phiếu

Đức Mạnh |

Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản đã phải bổ sung tài sản đảm bảo cho trái phiếu đã phát hành của mình. Theo chuyên gia, trong bối cảnh chứng khoán mất giá, khả năng bán cổ phiếu để lấy lại tiền trả cho nhà đầu tư là không dễ dàng.

Giám sát để trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch

TRÍ MINH |

Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được các ý kiến chuyên gia nhìn nhận vẫn là một kênh gọi vốn hữu ích cho doanh nghiệp. Bộ Tài chính cho hay, quan điểm của Chính phủ là tiếp tục phát triển thị trường hoạt động an toàn, lành mạnh và minh bạch.