An toàn thẻ tín dụng nhìn từ vụ nợ 8,5 triệu đồng lên 8,8 tỉ đồng tại Eximbank

LỤC GIANG |

Vụ việc khoản nợ tín dụng từ 8,5 triệu đồng sau 11 năm tăng lên 8,8 tỉ đồng tại ngân hàng Eximbank đang gây xôn xao dư luận. Đặc biệt, câu chuyện an toàn trong sử dụng thẻ tín dụng đang là vấn đề đáng lưu ý.

Trong vụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu đồng sau 11 năm tăng lên 8,8 tỉ đồng tại ngân hàng Eximbank, nhìn toàn cảnh sự việc, có thể thấy quy trình phát hành, giao nhận, sử dụng thẻ tín dụng và quy trình xử lý nợ của ngân hàng đang bộc lộ nhiều vấn đề đáng lưu ý.

Vậy, phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nói chung sao cho an toàn, chặt chẽ, đúng đối tượng cũng như việc xử lý nợ phát sinh, nợ quá hạn thẻ tín dụng sao cho đúng quy trình, đảm bảo quyền lợi của cả khách hàng lẫn ngân hàng?

Eximbank Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Hùng.
Eximbank Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Hùng.

Phát hành và kích hoạt sử dụng thẻ tín dụng rủi ro khi nào?

Về quy trình phát hành thẻ tín dụng, trao đổi với phóng viên báo Lao Động, chị Nguyễn Huyền - Trưởng phòng giao dịch một ngân hàng tại Hà Nội - cho biết, điều kiện để mở thẻ tín dụng tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Chẳng hạn, có ngân hàng, khách hàng phải có tài sản đảm bảo và thẩm định như một khoản vay. Trong khi đó, một số ngân hàng khác chỉ cần có sao kê lương là khách hàng đã đủ điều kiện mở thẻ.

Sau khi thẻ được phát hành, quá trình giao nhận thẻ cũng phải được tiến hành chặt chẽ, tại thời điểm giao thẻ cho khách hàng, cán bộ ngân hàng phải xác minh thông tin người nhận phù hợp với thông tin hồ sơ phát hành thẻ và khách hàng phải ký xác nhận biên lai giao nhận.

Để kích hoạt sử dụng thẻ, khách hàng trực tiếp gọi điện đến trung tâm chăm sóc khách hàng bằng số điện thoại đã đăng ký trước để xác minh thông tin và kích hoạt thẻ. Hoặc trực tiếp kích hoạt thẻ trên app ngân hàng của khách hàng.

Tuy nhiên, chị Huyền nhận định: “Cũng có yếu tố rủi ro trong phát hành, giao nhận thẻ, đôi khi không thể kiểm soát hết được. Cá nhân tôi đánh giá nếu tồn tại yếu tố rủi ro thì chỉ trong trường hợp khách hàng làm mất thẻ, chứ để kích hoạt sử dụng được thẻ tín dụng không phải là dễ”.

Một vấn đề nữa là khi làm hồ sơ phát hành thẻ, cán bộ ngân hàng phải tư vấn rõ ràng cho khách về các loại phí phát sinh, cách tính lãi, hoặc trong trường hợp chậm trả nợ gốc, lãi sẽ phát sinh vấn đề gì, rủi ro ra sao,… để người dùng nắm rõ và có trách nhiệm trả các khoản nợ đến hạn, tránh phát sinh nợ xấu.

Xử lý nợ quá hạn 360 ngày phải rốt ráo, quyết liệt

Theo chị Huyền, đối với thẻ tín dụng, khi phát sinh dư nợ thẻ, thông thường sẽ có 1 ngày nhất định trong tháng để thanh toán. Quá ngày này sẽ được tính là nợ quá hạn và khoản nợ sẽ nhảy nhóm. Quá hạn 10 ngày nhảy từ nhóm 1 lên nhóm 2, lúc này ngân hàng phải bắt đầu xử lý.

“Trường hợp nợ quá hạn 360 ngày thì khoản nợ sẽ nhảy lên thành nợ nhóm 5. Lúc này ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro 100% cho khoản nợ này. Khi đã được xếp vào nợ nhóm 5, ngân hàng sẽ phải hạch toán khoản nợ ra nợ xấu ngoại bảng để theo dõi, đôn đốc và gốc lãi sẽ dừng ở đây. Nếu không xử lý rủi ro, không đẩy ra nợ xấu ngoại bảng thì lãi sẽ chồng lên gốc, lâu dần khoản nợ sẽ tăng lên rất cao” - chị Huyền cho hay.

Vị trưởng phòng này cũng cho biết: “Trong quá trình xử lý nợ, theo quy định hướng dẫn của chúng tôi, nếu khách hàng quá hạn thanh toán thì chúng tôi buộc phải liên hệ với khách hàng mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách, tìm đến địa phương để xác thực, xác minh, tìm người nhà, người thân, tìm đến cơ quan làm việc,… phải nhắc nợ thường xuyên, phải ăn ở nhà khách hàng. Trong vòng 1 năm đầu, việc xử lý nợ phải rốt ráo, quyết liệt”.

Chị Huyền cũng khuyến cáo người dùng nên theo dõi sao kê thẻ tín dụng hàng tháng do ngân hàng gửi hoặc kiểm tra những kênh khác như app ngân hàng, website ngân hàng để theo dõi các khoản chi tiêu, thanh toán, cũng như khoản vay.

Nếu bỏ bẵng thẻ quá lâu không sử dụng, hoặc không đăng ký biến động số dư qua tài khoản, không sử dụng app, không sử dụng email thì có thể khách sẽ không theo dõi được những thông tin này, và trường hợp này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho khách hàng.

LỤC GIANG
TIN LIÊN QUAN

Eximbank chính thức lên tiếng về việc nợ thẻ tín dụng 8,8 tỉ đồng sau 11 năm

Minh Ánh |

Chiều 20.3, Eximbank chính thức phát đi thông báo về lùm xùm liên quan đến nội dung “Công văn nhắc nợ quá hạn do Eximbank AMC gửi khách hàng”.

Eximbank đã thỏa thuận với khách hàng để xử lý vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỉ đồng sau 11 năm

Minh Ánh - Nguyễn Hùng |

Sau gần một tuần gây bão dư luận, Eximbank đã có buổi làm việc trực tiếp với luật sư của khách hàng P.H.A để giải quyết vụ việc nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỉ đồng sau 11 năm.

Vay 8,55 triệu sau 11 năm thành nợ 8,83 tỉ đồng, điểm sai của Eximbank

Minh Ánh |

Dù cách tính nợ đúng, nhưng chuyên gia tài chính - ngân hàng chỉ ra nhiều điểm sai "tai hại" khiến Eximbank mất nhiều hơn được.

Nợ 8,55 triệu thành 8,83 tỉ đồng, Eximbank coi chừng mất nhiều hơn được

Lê Thanh Phong |

Vụ khách hàng bị món nợ 8,55 triệu đồng từ năm 2013, đến nay bị ngân hàng thông báo tổng dư nợ lên hơn 8,83 tỉ đồng trở thành sự kiện chấn động dư luận.

Hiện trạng dòng sông Nhuệ tại Hà Nội trước khi được hồi sinh

Nhật Minh |

Nhiều năm nay, dòng sông Nhuệ chảy qua địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng, nước sông đen kịt và ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.

Tuyển sinh 2024 - Thí sinh đắn đo chặng đua nước rút

Thanh Hằng |

Trên chặng đua nước rút thi vào đại học, nhiều thí sinh bày tỏ sự băn khoăn khi lựa chọn ngành học, lo lắng về khả năng đỗ do các trường thay đổi cách thức xét tuyển trong kỳ tuyển sinh năm nay.

Tái diễn tình trạng tro bụi từ nhà máy xay xát phủ kín các hộ dân ở Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

Sau gần 1 năm bài đăng Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa Thành Tiền trên Lao Động điện tử (ngày 11.4.2023), trở lại khu vực này những ngày giữa tháng 3.2024, hình ảnh những vườn cây ăn trái phủ trắng lớp bụi, nhà ở phải đóng kín cửa vì có nhiều tro, bụi ở khu vực này vẫn tái diễn.

Nhiều hình thức cờ bạc bủa vây tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Thơm Cao |

Tại các quán nước ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, có nhiều loại hình cờ bạc ăn tiền với những thủ đoạn rất tinh vi.

Eximbank chính thức lên tiếng về việc nợ thẻ tín dụng 8,8 tỉ đồng sau 11 năm

Minh Ánh |

Chiều 20.3, Eximbank chính thức phát đi thông báo về lùm xùm liên quan đến nội dung “Công văn nhắc nợ quá hạn do Eximbank AMC gửi khách hàng”.

Eximbank đã thỏa thuận với khách hàng để xử lý vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỉ đồng sau 11 năm

Minh Ánh - Nguyễn Hùng |

Sau gần một tuần gây bão dư luận, Eximbank đã có buổi làm việc trực tiếp với luật sư của khách hàng P.H.A để giải quyết vụ việc nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỉ đồng sau 11 năm.

Vay 8,55 triệu sau 11 năm thành nợ 8,83 tỉ đồng, điểm sai của Eximbank

Minh Ánh |

Dù cách tính nợ đúng, nhưng chuyên gia tài chính - ngân hàng chỉ ra nhiều điểm sai "tai hại" khiến Eximbank mất nhiều hơn được.

Nợ 8,55 triệu thành 8,83 tỉ đồng, Eximbank coi chừng mất nhiều hơn được

Lê Thanh Phong |

Vụ khách hàng bị món nợ 8,55 triệu đồng từ năm 2013, đến nay bị ngân hàng thông báo tổng dư nợ lên hơn 8,83 tỉ đồng trở thành sự kiện chấn động dư luận.