7 nhóm giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, vượt qua đại dịch

Vũ Long |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu 7 giải pháp để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua đại dịch.

100% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiểu về chuyển đổi số

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, tại dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh 2021-2025”, Bộ KHĐT đã đặc biệt nhấn mạnh: Do phải chịu tác động của đại dịch COVID-19, trung bình mỗi tháng có 11,7 nghìn doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường, trong đó, thậm chí có cả các doanh nghiệp quy mô lớn. Chuyển đổi mô hình kinh doanh trên nền tảng số đang là vấn đề nóng của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Mục tiêu của chương trình chuyển đổi số được đặt ra là, đến năm 2025 có 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được nhận các hỗ trợ từ chương trình chuyển đổi số như sử dụng công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, tham gia các gói ứng dụng giải pháp công nghệ chuyển đổi số; tối thiểu 800 doanh nghiệp, 100 hợp tác xã và 4.000 hộ kinh doanh được hỗ trợ chuyển đổi số. Trong đó, ưu tiên trong một số lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo, nông nghiệp, du lịch…

7 nhóm hoạt động dự kiến triển khai

Để đạt được các mục tiêu đề ra, dự thảo chương trình chuyển đổi số của Bộ KHĐT đã đề xuất 7 nhóm hoạt động dự kiến triển khai, gồm: Thứ nhất, xây dựng các tài liệu, công cụ hướng dẫn chuyển đổi số và môi trường số triển khai chương trình. Theo đó, phát triển, vận hành Cổng thông tin, ứng dụng điện thoại thông minh của Chương trình chuyển đổi số nhằm tạo môi trường số triển khai các hoạt động, tăng cường tương tác giữa các đối tượng của Chương trình trên môi trường số; xây dựng các tài liệu, công cụ hướng dẫn dùng chung.

Chuyển đổi số là vấn đề bức thiết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Vũ Long
Chuyển đổi số là vấn đề bức thiết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Vũ Long

Thứ hai, hình thành và tổ chức điều phối mạng lưới chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất kinh doanh: Nâng cao năng lực của các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số theo các tiêu chuẩn, xu hướng thế giới...

Thứ ba, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất kinh doanh: Xây dựng và tổ chức triển khai các khóa đào tạo, đặc biệt các bài giảng trực tuyến mở trên môi trường số; hỗ trợ đào tạo tại cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

Thứ tư, hỗ trợ tư vấn chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất kinh doanh: Chương trình đánh giá, lựa chọn những cơ sở sản xuất kinh doanh có đủ năng lực, cam kết chuyển đổi số để hỗ trợ tư vấn xây dựng lộ trình chuyển đổi số và hỗ trợ tối đa 50% chi phí hợp đồng tư vấn chiến lược, tư vấn triển khai khi sử dụng dịch vụ tư vấn của mạng lưới chuyên gia.

Thứ năm, hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất kinh doanh: Xây dựng các gói hỗ trợ, bao gồm các chỉ dẫn giải pháp công nghệ cho các nhóm đối tượng khác nhau chia theo quy mô, giai đoạn phát triển kinh doanh và theo lĩnh vực, ngành nghề. Các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia được hỗ trợ tối đa 50% chi phí ứng dụng các giải pháp trên nền tảng số.

Thứ sáu, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển giải pháp, nền tảng chuyển đổi số, gồm xây dựng tiêu chí, tổ chức đánh giá, lựa chọn các giải pháp chuyển đổi số và kết nối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi số.

Thứ bảy, triển khai các hoạt động truyền thông cho chương trình chuyển đổi số để tạo sự lan tỏa và kết nối.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp trong chuyển đổi số ngành ngân hàng

Thanh Lịch |

Theo đánh gíá của Chuyên gia Phạm Anh Tuấn - Phó Viện Trưởng Viện Sáng tạo & Chuyển đổi số VIDTI, văn hoá doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò nền tảng mà cần được xác định là trụ cột quan trọng trong dự án chuyển đổi số tổng thể của ngân hàng.

Giải bài toán chuyển đổi số với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Minh Hương |

Các doanh nghiệp muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy tập hợp thành một khối đoàn kết, một sức mạnh, một đòn bẩy để cùng thúc đẩy nền kinh tế doanh nghiệp cũng như kinh tế đất nước ngày càng lớn mạnh. Chuyển đổi số chính là “cánh cửa” hay “cánh tay nối dài” kết nối để các doanh nghiệp Việt phát triển.

Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững, phát triển xanh, chuyển đổi số

VƯƠNG TRẦN |

Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 theo hướng bền vững, phát triển xanh dựa trên đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển bền vững, hài hòa giữa văn hóa, an sinh xã hội và môi trường.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp trong chuyển đổi số ngành ngân hàng

Thanh Lịch |

Theo đánh gíá của Chuyên gia Phạm Anh Tuấn - Phó Viện Trưởng Viện Sáng tạo & Chuyển đổi số VIDTI, văn hoá doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò nền tảng mà cần được xác định là trụ cột quan trọng trong dự án chuyển đổi số tổng thể của ngân hàng.

Giải bài toán chuyển đổi số với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Minh Hương |

Các doanh nghiệp muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy tập hợp thành một khối đoàn kết, một sức mạnh, một đòn bẩy để cùng thúc đẩy nền kinh tế doanh nghiệp cũng như kinh tế đất nước ngày càng lớn mạnh. Chuyển đổi số chính là “cánh cửa” hay “cánh tay nối dài” kết nối để các doanh nghiệp Việt phát triển.

Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững, phát triển xanh, chuyển đổi số

VƯƠNG TRẦN |

Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 theo hướng bền vững, phát triển xanh dựa trên đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển bền vững, hài hòa giữa văn hóa, an sinh xã hội và môi trường.