3 tuần giãn cách xã hội, giá hàng hóa, thực phẩm tại Hà Nội ổn định

Vũ Long |

Hà Nội bước sang tuần thứ 3 thực hiện giãn cách xã hội, việc cung ứng hàng hóa, thực phẩm ổn định trở lại, giá nhiều mặt hàng giảm.

Khảo sát của Lao Động vào ngày 14.8 cho thấy, mặc dù giá các loại hàng hóa, nông sản, thực phẩm vẫn cao hơn trước giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, nhưng ở tuần thứ 3 thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch, giá các mặt hàng tại chợ dân sinh và các siêu thị mini trên địa bàn Hà Nội đã ổn định, nguồn cung nhiều hơn so với 2 tuần trước đó.

Chị Nguyễn Nhung - kinh doanh thịt lợn tại điểm chợ bình ổn giá do UBND phường Mai Dịch tổ chức - cho biết: Giá hàng hóa, thực phẩm đầu nguồn tại các chợ đầu mối không tăng, thậm chí giảm nhẹ, giúp các tiểu thương bán lẻ dễ bán hàng hơn.

Nhiều điểm “chợ lưu động bình ổn giá” được bố trí để cung ứng hàng hóa, thực phẩm cho người dân yên tâm thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Vũ Long
Nhiều điểm “chợ lưu động bình ổn giá” được bố trí để cung ứng hàng hóa, thực phẩm cho người dân yên tâm thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Vũ Long

Ngày 14.8, giá thịt lợn tại chợ dân sinh ở mức từ 140.000-170.000 đồng/kg, giảm khoảng 5.000-10.000 đồng/kg so với 10 ngày trước.

Giá thịt bò từ 170.000-330.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp từ 65.000-80.000 đồng/kg. Giá các loại cá tươi đang bơi cũng giảm khoảng 10.000 đồng/kg. Cụ thể, cá trắm to nguyên con, cá diêu hồng: 70.000 đồng/kg; cá chép: 80.000 đồng/kg; cá trắm cắt khúc (loại to): 100.000 đồng/kg.

Giá các loại tôm, mực, hải sản cũng giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với tuần đầu thực hiện giãn cách xã hội.

Giá các loại giò, chả vẫn ổn định so với trước dịch. Giò nạc: 180.000 đồng/kg, giò nạc Ước Lễ: 200.000 đồng/kg, chả mỡ Ước Lễ: 180.000 đồng/kg...

Giá các loại rau xanh tuy hơi cao, nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được trong bối cảnh dịch: Rau ngót, rau muống: 8.000 đồng/mớ to; bắp cải: 20.000 đồng/kg; cà chua: 25.000 đồng/kg; mồng tơi: 6.000 đồng/kg...

Giá các loại trái cây vẫn ổn định. Đặc biệt, giá các loại hoa quả đang vụ thu hoạch ở mức hấp dẫn: Na nhỏ: 30.000 đồng/kg, nhãn lồng: 25.000 đồng/kg, ổi: 15.000 đồng/kg, bơ: 35.000 đồng/kg...

“Những ngày đầu giá hàng hóa tăng bởi nhiều người bán hàng chưa kịp tiêm chủng, test COVID-19 và số lượng xe luồng xanh đang ít. Nay hầu hết tiểu thương đã được tiêm COVID-19, người bán hàng thực hiện test 3 ngày/lần, nhiều người đi chợ bán hàng, hàng hóa tăng lên nên giá giảm xuống” - ông Nguyễn Quân (Mê Linh, Hà Nội) cho hay.

Trao đổi với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Phấn - kinh doanh gạo, nông sản khô tại 118 Mai Dịch (Hà Nội) - cho hay: Hoàn toàn không có chuyện thiếu trứng gà công nghiệp. Gia đình bà vẫn lấy buôn để bán cho người tiêu dùng, số lượng lên hàng trăm quả bà vẫn có thể đáp ứng.

“Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nơi phải thực hiện giãn cách, nhưng giá lương thực vẫn không tăng. Tám Điện Biên là loại gạo tôi bán ra nhiều nhất, nhưng giá vẫn ổn định ở mức 170.000 đồng/10kg, gạo 225 vụ mới: 140.000 đồng/10kg” - bà Nguyễn Thị Phấn nói.

Theo chị Nguyệt Hán (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội), tại các siêu thị mini, giá thực phẩm cao hơn ở ngoài một chút, nhưng nguồn cung dồi dào.

Khuyến mãi, giảm giá tại một số siêu thị

Siêu thị LOTTE Mart Vietnam khuyến mãi chân giò lợn 114.000 đồng/kg; cá basa cắt khúc giảm còn 57.900 đồng/kg; cánh gà tỏi đông lạnh nhập khẩu chỉ 79.900 đồng/kg; thịt lợn xay giá khuyến mãi 125.000 đồng/kg, táo Fuji Nam Phi chỉ 132.900 đồng/túi 3kg; quýt Úc giảm còn 89.900 đồng/kg…

Tại siêu thị Big C: Đầu cá hồi chỉ 45.000 đồng/vỉ; cá ngừ giảm còn 89.000 đồng/kg; thịt hàu sữa Nhật Minh giảm còn 49.900 đồng/gói 280gr; chả ram tôm đất Ngọc Trường: 99.000 đồng/gói 500gr, bơ sáp: 19.900 đồng/kg; kiwi vàng New Zealand giảm còn 165.900 đồng/kg; bí sọc giá khuyến mãi là 20.900 đồng/kg; xoài Cát Chu: 29.900 đồng/kg...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu hàng hóa, nông sản sang Maroc có nhiều tiềm năng

Vũ Long |

Bộ Công Thương đánh giá Maroc là thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản.

Doanh nghiệp nỗ lực chống dịch, sản xuất cung ứng hàng hóa

T.TH |

Dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Cùng với các Bộ, ngành liên quan, lực lượng doanh nghiệp cũng đang thực hiện đồng bộ các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, phân phối hàng hóa. Với mục tiêu, trong mọi hoàn cảnh không để bị đứt, gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, đặc biệt người dân trong vùng dịch. Cùng với đó là đảm bảo việc làm, an sinh phúc lợi cho người lao động.

Linh hoạt các hình thức cung ứng để hàng hóa, nông sản đến tay người dân

Vũ Long |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năng lực sản xuất các mặt hàng nông sản, thủy sản khá ổn định song cần linh hoạt, đa dạng hình thức cung ứng để hàng hóa đến tay người dân.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Xuất khẩu hàng hóa, nông sản sang Maroc có nhiều tiềm năng

Vũ Long |

Bộ Công Thương đánh giá Maroc là thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản.

Doanh nghiệp nỗ lực chống dịch, sản xuất cung ứng hàng hóa

T.TH |

Dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Cùng với các Bộ, ngành liên quan, lực lượng doanh nghiệp cũng đang thực hiện đồng bộ các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, phân phối hàng hóa. Với mục tiêu, trong mọi hoàn cảnh không để bị đứt, gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, đặc biệt người dân trong vùng dịch. Cùng với đó là đảm bảo việc làm, an sinh phúc lợi cho người lao động.

Linh hoạt các hình thức cung ứng để hàng hóa, nông sản đến tay người dân

Vũ Long |

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năng lực sản xuất các mặt hàng nông sản, thủy sản khá ổn định song cần linh hoạt, đa dạng hình thức cung ứng để hàng hóa đến tay người dân.