27 ngày nữa, đường ngoại nhập ồ ạt tràn vào “đe doạ” ngành mía đường

L.V |

Từ 1.1.2020, đường ngoại nhập trong khối ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi và không hạn ngạch sẽ ồ ạt vào Việt Nam, đe dọa ngành mía đường trong nước.

Trong khi hàng trăm nghìn tấn đường đang tồn kho chưa tiêu thụ được, ngành mía đường trong nước lại đối mặt với thách thức khi từ 1.1.2010, đường nhập ngoại chính ngạch không hạn ngạch với thuế suất ưu đãi sẽ ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam.

Từ 1.1.2020, khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, sẽ xóa bỏ hạn ngạch và giảm thuế nhập khẩu đường về 5% thực sự sẽ gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước.

Tiên lượng trước những khó khăn này, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, các doanh nghiệp mía đường trong nước đã giảm bớt sản lượng sản xuất mía đường trong niên vụ 2019-2020.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), dự báo, tổng nhu cầu đường phục vụ sản xuất, tiêu dùng của Việt Nam trong năm 2020 ước tính khoảng 1,8 triệu tấn. Tuy nhiên, niên vụ mía đường 2019-2020, các nhà máy đường trong nước dự kiến chỉ sản suất dưới 1 triệu tấn, giảm 50% nhu cầu tiêu dùng của cả năm.

Lý giải nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp chỉ lên kế hoạch sản xuất 50% sản lượng đường cần tiêu thụ, một chuyên gia “lão làng” trong ngành mía đường khẳng định đường sản xuất ra không thể cạnh tranh nổi với đường ngoại nhập lậu. Bên cạnh đó, vẫn còn ít nhất nửa triệu tấn đường đang tồn kho chưa thể bán. “Số lượng đường tồn kho năm nào cũng có, cộng dồn lại, có thời điểm lên đến 600-700 nghìn tấn”-vị chuyên gia này cho biết.

Một điều mà ai cũng nhận thấy, là từ 1.1.2020, khi ATIGA được thực thi, đường nhập khẩu sẽ vào Việt Nam với số lượng không hạn chế, cùng với mức thuế suất ưu đãi chắc chắn sẽ nhấn giá đường kính trên thị trường giảm sâu hơn nữa. Với mức bán 13.000 đồng/kg, người sản xuất và kinh doanh đường không có lãi. Trong khi đó, dự báo giá đường năm 2020 sẽ xuống dưới mức giá này. Nguyên Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam - ông Phạm Quốc Doanh đã nhiều lần khẳng định: Đường kính sản xuất trong nước không thể cạnh tranh với đường Thái Lan ở mức giá 8.000-9.000 đồng/kg. Hơn nữa, chất lượng đường nhập ngoại đang vượt trội.

Còn theo VSSA trước đó, ở niên vụ 2018-2019 các nhà máy đều điều chỉnh giảm sản lượng đường sản xuất. Ở niên vụ 2019-2020,  các nhà máy đường trong nước đã dự kiến sơ bộ kế hoạch sản xuất với tổng diện tích mía nguyên liệu là 157.809ha (giảm 18% so với niên vụ 2018-2019); sản lượng mía ép khoảng 9,75 triệu tấn (giảm 20%); tổng sản lượng đường là 967.823 tấn (giảm 18%).

Để duy trì sản xuất, VSSA đã khuyến cáo các nhà máy đường cân đối đưa ra giá mua mía niên vụ 2019-2020 bảo đảm cho người nông dân có thể sống được với cây mía. Tùy vào hoàn cảnh thực tế địa phương, các doanh nghiệp đường phải cùng nông dân xây dựng giá mua mía sao cho bù đắp đủ các chi phí đã bỏ ra và cộng thêm khoảng 10% lợi nhuận để nông dân tồn tại và tiếp tục trồng mía. Đây cũng là một nguyên tắc đang được áp dụng tại các nước có ngành mía đường trong khối ASEAN.

Các doanh nghiệp sản xuất đường cần công bằng, sòng phẳng với nông dân trong vấn đề định lượng trữ đường. Có như vậy mới khuyến khích nông dân gắn bó với cây mía trong giai đoạn khó khăn này.

Nếu không, “khi đường ngoại giá rẻ ồ ạt đổ bộ vào, ngành mía đường trong nước không thể cạnh tranh nổi, nguy cơ bị khối ngoại thâu tóm, trở thành doanh nghiệp làm thuê cho nước ngoài là khó tránh khỏi”-Nguyên Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam Phạm Quốc Doanh nhiều lần cảnh báo.

L.V
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp mía đường Việt Nam có nguy cơ bị "khối ngoại" thâu tóm

Phong Nguyễn |

Những năm gần đây ngành mía đường đang lao đao vì đường ngoại nhập lậu vào Việt Nam. Từ năm 2020, hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu từ các nước ASEAN được xóa bỏ, ngành đường trong nước có nguy cơ bị thâu tóm.

Thanh tra toàn diện công ty mía đường xả thải gây ô nhiễm sông Cái Lớn

TRẦN LƯU |

Ngành chức năng sẽ thanh tra toàn diện việc xả thải tại Cty mía đường Cồn Long Mỹ Phát, sau khi phát hiện Cty này là thủ phạm chính gây ô nhiễm sông Cái Lớn...

Nguy cơ bị xóa sổ, ngành mía đường phải "tự lớn" để đủ sức cạnh tranh

Vũ Mai |

Chiều 3.4, lắng nghe kiến nghị của Hiệp hội mía đường Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có những chỉ đạo có tính chất “tư vấn” để ngành mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh theo nền kinh tế thị trường.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Doanh nghiệp mía đường Việt Nam có nguy cơ bị "khối ngoại" thâu tóm

Phong Nguyễn |

Những năm gần đây ngành mía đường đang lao đao vì đường ngoại nhập lậu vào Việt Nam. Từ năm 2020, hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu từ các nước ASEAN được xóa bỏ, ngành đường trong nước có nguy cơ bị thâu tóm.

Thanh tra toàn diện công ty mía đường xả thải gây ô nhiễm sông Cái Lớn

TRẦN LƯU |

Ngành chức năng sẽ thanh tra toàn diện việc xả thải tại Cty mía đường Cồn Long Mỹ Phát, sau khi phát hiện Cty này là thủ phạm chính gây ô nhiễm sông Cái Lớn...

Nguy cơ bị xóa sổ, ngành mía đường phải "tự lớn" để đủ sức cạnh tranh

Vũ Mai |

Chiều 3.4, lắng nghe kiến nghị của Hiệp hội mía đường Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường đã có những chỉ đạo có tính chất “tư vấn” để ngành mía đường nâng cao khả năng cạnh tranh theo nền kinh tế thị trường.