10 tháng năm 2022, nền kinh tế phục hồi tích cực

Vũ Long |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, lạm phát được kiểm soát.

Nền kinh tế tăng trưởng lạc quan

Ngày 29.10, báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định: Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, lạm phát được kiểm soát.

Trong 10 tháng qua, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ vững, điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, điều chỉnh hài hòa tỉ giá, lãi suất ở mức hợp lý, tiếp tục phát huy hiệu quả các động lực tăng trưởng, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng tăng 2,89%, tương đương cùng kỳ các năm 2018-2021.

Đến ngày 25.10, tín dụng tăng 11,48% so với cuối năm trước, điều hành tỉ giá phù hợp diễn biến thị trường, bảo đảm nhu cầu ngoại tệ trong nước, duy trì dư địa điều hành, tiếp tục củng cố niềm tin thị trường, tránh áp lực dịch chuyển dòng vốn ra khỏi thị trường Việt Nam. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đáng chú ý, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện tiếp tục tích cực, tính chung 10 tháng đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, góp phần giảm áp lực lên cán cân thanh toán quốc tế của nước ta trong ngắn hạn, đồng thời giúp gia tăng năng lực sản xuất mới của nền kinh tế trong thời gian tới.

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 103,7% dự toán, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó thu nội địa đạt 98,4% dự toán, tăng 12,1%, tạo dư địa trong điều hành tài khóa. 

Sản xuất kinh doanh hồi phục mạnh mẽ trong 10 tháng năm 2022. Ảnh: Vũ Long
Sản xuất kinh doanh hồi phục mạnh mẽ trong 10 tháng năm 2022. Ảnh: Vũ Long

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi khá tích cực; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 10 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 10 tháng ước tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng phục hồi, nhất là sức cầu trong nước; tình hình doanh nghiệp tiếp tục khởi sắc;… Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 10 tăng 58,3% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, 10 tháng năm 2022, nền kinh tế cũng đã gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, tác động đầu tiên là tăng trưởng của các yếu tố cả về cung và cầu của nền kinh tế tuy đã đạt ở mức cao nhưng cơ bản chưa bù đắp được mức giảm sút của năm trước do tác động của dịch COVID-19.

Thị trường tài chính, tiền tệ và chính sách điều hành đối mặt với áp lực ngày càng tăng; Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn rủi ro. Cùng với đó, bối cảnh thế giới nhiều khó khăn, thách thức đã tác động tiêu cực và gây thêm nhiều khó khăn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô trong nước.

Thị trường tài chính, tiền tệ và chính sách điều hành đối mặt với áp lực ngày càng tăng do định hướng tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất của FED và nhiều quốc gia. Tỉ giá, lãi suất tăng để kiềm chế lạm phát, tác động khó khăn tới tiếp cận vốn vay, trong khi nhu cầu vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh tăng cao; chi phí đầu vào sản xuất tăng, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Dư địa điều hành chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng hạn chế, việc triển khai hỗ trợ lãi suất 2%/năm chậm, chưa phát huy hiệu quả của chính sách tài khóa.

FDI đăng ký cấp mới mặc dù đã có dấu hiệu phục hồi trong tháng, nhưng tính chung 10 tháng vẫn giảm 23,7% so với cùng kỳ; dự báo cả năm mặc dù đạt tương đương năm 2021, nhưng còn khoảng cách so với năm trước dịch 2019; ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực FDI, có thể tác động đến cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, tỷ giá… trong trung và dài hạn.

Nguy cơ suy thoái tại Mỹ, EU, Trung Quốc và nhiều nước phát triển là đối tác quan trọng ngày càng trở nên rõ ràng hơn, là thách thức lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và sự phục hồi của ngành du lịch nước ta. Một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giầy, đồ gỗ, thủy sản… xuất hiện tình trạng thiếu đơn hàng và sụt giảm doanh thu.

Cân đối xăng dầu trong nước còn tiềm ẩn rủi ro, tình trạng một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động cầm chừng, thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại một số địa phương chưa có giải pháp hiệu quả để xử lý dứt điểm.

Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn rủi ro...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chỉ số GII 2022: Việt Nam đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế cùng mức thu nhập

Minh Hạnh |

Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội thảo công bố báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) năm 2022 và kết quả của Việt Nam. Với sự tham gia trực tuyến của các chuyên gia từ Tổ chức WIPO; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ). Theo GII 2022, Việt Nam đứng thứ 48/132 nền kinh tế, nằm trong Top 50 và đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 10 trong số 17 nền kinh tế ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương.

Năm 2045, Tây Nguyên thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh

. |

Ngày 14.10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6.10.2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dự báo bất ngờ về nền kinh tế Nga và EU

Ngọc Vân |

Nền kinh tế Nga - quốc gia bị trừng phạt - sống động hơn so với nền kinh tế của EU.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Chỉ số GII 2022: Việt Nam đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế cùng mức thu nhập

Minh Hạnh |

Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội thảo công bố báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (GII) năm 2022 và kết quả của Việt Nam. Với sự tham gia trực tuyến của các chuyên gia từ Tổ chức WIPO; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế tại Geneva (Thụy Sĩ). Theo GII 2022, Việt Nam đứng thứ 48/132 nền kinh tế, nằm trong Top 50 và đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 10 trong số 17 nền kinh tế ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương.

Năm 2045, Tây Nguyên thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh

. |

Ngày 14.10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6.10.2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dự báo bất ngờ về nền kinh tế Nga và EU

Ngọc Vân |

Nền kinh tế Nga - quốc gia bị trừng phạt - sống động hơn so với nền kinh tế của EU.