Đi vào tâm dịch để thấy cuộc đời ý nghĩa hơn

Nam Dương |

Khi TP.Hồ Chí Minh trở thành “tâm nóng” đại dịch COVID-19 của cả nước với những thiệt hại nặng nề, hàng trăm nghìn nhà máy, doanh nghiệp phải đóng cửa kéo theo hàng triệu công nhân phải ngừng việc để phòng chống dịch, cuộc sống vô cùng khó khăn do bị giảm sâu thu nhập. Giữa muôn trùng khó khăn đó, đội ngũ cán bộ Công đoàn của TP.Hồ Chí Minh vẫn miệt mài bươn chải, xông vào những nơi nguy hiểm mang theo nghĩa tình Công đoàn chăm lo cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động.

"Lúc đoàn viên, công nhân lao động cần, mình đâu thể ngồi yên"

Giữa tháng 8.2021, anh Trần Thanh Thảo - Phó Chủ tịch LĐLĐ Quận 8, một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 ở TP.Hồ Chí Minh - trong khi đi trao quà cho công nhân lao động chợt thấy ớn lạnh, cảm giác sốt nhẹ và hơi ho. Anh tự test nhanh tại nhà cho kết quả dương tính với COVID-19. Cùng lúc vợ và mẹ vợ cũng dương tính, chỉ hai con nhỏ là âm tính. Ngay lập tức, anh Thảo nhờ đưa hai con về ông ngoại chăm sóc. Mẹ vợ anh do lớn tuổi và có bệnh nền nên được đưa đi cách ly tập trung, còn vợ chồng anh sau khi tham khảo ý kiến các bác sĩ đã quyết định tự cách ly tại nhà.

“Tâm lý chung là lo lắng. Gia đình có một người bị thì còn người kia lo lắng, đằng này nhà mình cả hai vợ chồng đều bị một lúc” - anh Thảo thật thà kể.

Ông Võ Khắc Bình - Chủ tịch Liên đoàn Lao động Quận 7, TP.Hồ Chí Minh - hơn 4 tháng không về nhà, bám trụ tại trụ sở Liên đoàn Lao động quận chăm lo đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động. Ảnh: Nam Dương
Ông Võ Khắc Bình - Chủ tịch Liên đoàn Lao động Quận 7, TP.Hồ Chí Minh - hơn 4 tháng không về nhà, bám trụ tại trụ sở Liên đoàn Lao động quận chăm lo đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động. Ảnh: Nam Dương

Sau 5 ngày tự cách ly tại nhà, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tập thể dục nhẹ nhàng và nghỉ ngơi, vợ chồng hết sốt, hết ho, mọi việc tốt đẹp dần và cuối cùng được xét nghiệm âm tính. Chỉ một ngày sau khi hết cách ly, anh Thảo lại đến ngay cơ quan làm việc, “vì còn nhiều đoàn viên, công nhân lao động đang cần chăm lo”.

Giống như anh Thảo, chị Nguyễn Thị Ngọc Hương - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.Thủ Đức - cũng được phát hiện dương tính sau suốt một tháng gần như hằng ngày thực hiện các chương trình chăm lo cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

“Khi đó, mỗi ngày Liên đoàn Lao động TP.Thủ Đức đến các phòng trọ trao từ vài trăm đến hàng nghìn suất quà cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn nên khả năng bị lây nhiễm là khó tránh khỏi. Vì thế, khi bị mắc COVID-19, cũng không có gì bất ngờ lắm vì tôi đã xác định có thể sẽ có ngày mình bị dương tính. Biết thế, nhưng lúc đoàn viên, công nhân lao động cần, mình đâu thể ngồi yên” - chị Hương nhớ lại.

Vào thời điểm đó, ở bất cứ quận, huyện nào của TP.Hồ Chí Minh cũng dễ dàng bắt gặp những nhóm người trong màu áo xanh Công đoàn “tay xách, nách mang” những phần quà len lỏi vào các khu nhà trọ để tiếp tế cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động. Ông Võ Khắc Bình - Chủ tịch LĐLĐ Quận 7, người đã hơn 4 tháng không về nhà, bám trụ tại trụ sở Liên đoàn Lao động quận để cùng các đồng nghiệp, tình nguyện viên chăm lo cho người lao động - nhớ lại: “Khi mới xảy ra dịch bệnh, cũng như rất nhiều người khác, tôi không thể nghĩ rằng dịch bệnh rồi khốc liệt đến thế”.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Thủ Đức - Nguyễn Thị Ngọc Hương - trao quà cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Nam Dương
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Thủ Đức - Nguyễn Thị Ngọc Hương - trao quà cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Nam Dương

Hơn 4 tháng đó, ông Bình đã cùng các đồng nghiệp, tình nguyện viên trong “Đội tiếp ứng thực phẩm tận nhà” vận động, tiếp nhận trên 450 tấn hàng hóa (trị giá gần 37,5 tỉ đồng) phân chia thành các túi an sinh rồi trực tiếp mang đến tận các phòng trọ trao cho hơn 150.000 lượt công nhân lao động, người dân gặp khó khăn trên địa bàn. Chỉ đến đầu tháng 10.2021, khi TP.Hồ Chí Minh bắt đầu trở lại trạng thái “bình thường mới”, ông Bình mới trở về nhà, dù chỉ cách trụ sở Liên đoàn Lao động quận khoảng 10 phút chạy xe.

“Ngày vui nhất của tôi suốt 4 tháng đó là những ngày Quận 7 ít ca F0 nhất và không có ai bị tử vong vì căn bệnh COVID-19 quái ác này” - ông Bình tâm sự.

“Để thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn”

Cung Văn hóa Lao Động TP.Hồ Chí Minh bình thường vốn là nơi tụ họp, sinh hoạt văn hóa, thể thao của hàng nghìn công nhân viên chức lao động mỗi ngày. Từ đầu tháng 8.2021, nơi đây được chuyển công năng thành một điểm “Trung tâm an sinh xã hội” của TP.Hồ Chí Minh chuyên tiếp nhận hàng hóa từ các tỉnh, thành chuyển đến.

Nơi đây những ngày đó, gần 30 cán bộ, nhân viên, trong đó có 3 Phó Chủ tịch của LĐLĐ TPHCM đã thực hiện “một cung đường, hai điểm đến” tiếp nhận hàng trăm tấn hàng hóa, phân chia thành các túi nhỏ, rồi bốc vác lên các xe tải của quân đội hay các xe của các đội thiện nguyện chuyên chở về các điểm an sinh xã hội ở các quận, huyện hay phường, xã để tiếp tế đến người dân. Hằng ngày, họ bốc những bao tải, thùng hàng xuống, phân chia, đóng gói thành những gói nhỏ, rồi lại bỏ những phần quà đó vào những bao lớn, bốc vác lên xe. Suốt gần 2 tháng trời, những cán bộ Công đoàn đó sống cuộc sống như những người công nhân bốc vác thực thụ.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận 8, TP.Hồ Chí Minh - Trần Thanh Thảo (ngoài cùng, bên phải) - trao tặng tủ thuốc hỗ trợ điều trị F0 cho người dân Ảnh: Đức Long
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận 8, TP.Hồ Chí Minh - Trần Thanh Thảo (ngoài cùng, bên phải) - trao tặng tủ thuốc hỗ trợ điều trị F0 cho người dân Ảnh: Đức Long

Một buổi trưa, tôi bất ngờ đến đây khi anh em chuẩn bị nghỉ tay ăn cơm trưa. Tôi nhận lời ở lại ăn trưa với mục đích tò mò xem bữa ăn của các anh em thế nào. Thú thật, trong đầu tôi lúc đó cứ nghĩ chắc bữa cơm trưa sẽ rất tươm tất. Bởi vì họ đang quản lý, phân phát hàng trăm tấn hàng hóa gạo, đường, mắm muối, thực phẩm và Liên đoàn Lao động TPHCM lại là chủ quản Nhà hàng Rạng Đông - nơi bình thường nhiều cơ quan, đơn vị chọn đặt làm nơi đãi tiệc.

Khi nhận phần ăn của mình, tôi thật sự “sốc”: Một phần cơm chừng hai bát không được trắng lắm, 2 miếng thịt nạc kho cỡ chừng 3 đầu ngón tay/miếng và một phần canh với một nhúm nhỏ rau cải bắp thảo nấu chưa đầy một chén. Tất cả chỉ có thế. Nó giống như một phần cơm bụi bình dân cỡ khoảng 20.000 đồng/phần mà thi thoảng chúng tôi vẫn ăn khi đi tác nghiệp. Anh em nhận cơm, chia ra từng góc xa ngồi bệt ngay xuống thềm nhà lặng lẽ ăn, ít tiếng nói, cười, phần vì tuân thủ quy định phòng, chống dịch, nhưng có lẽ lớn hơn là vì quá mệt nhọc.

Phút nghỉ ngơi ăn cơm trưa của những cán bộ Liên đoàn Lao động TP.Hồ Chí Minh trong thời kỳ làm “công nhân bốc vác“. Ảnh: Nam Dương
Phút nghỉ ngơi ăn cơm trưa của những cán bộ Liên đoàn Lao động TP.Hồ Chí Minh trong thời kỳ làm “công nhân bốc vác“. Ảnh: Nam Dương

Không chỉ mệt nhọc, nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 cũng luôn rình rập. Một lần, xét nghiệm nhanh, có người cho kết quả dương tính. Vậy là gần 30 người đồng loạt được xét nghiệm lại. Suốt buổi chiều và đêm đó, không khí thật nặng nề, không ai nói với ai lời nào. Tất cả chỉ mong chờ kết quả xét nghiệm. Bây giờ kể lại điều này thì thấy cũng bình thường. Nhưng khi đó, với hơn 10.000 ca nhiễm mỗi ngày, hàng nghìn ca bệnh nặng và tử vong, đều khiến mọi người lo lắng. Và may mắn, kết quả xét nghiệm cuối cùng mọi người đều âm tính và được an toàn.

Tôi viết những dòng này khi bản thân cũng đang là một F0, khi đỉnh điểm của dịch bệnh đã qua đi, phác đồ điều trị bệnh COVID-19 rõ ràng hơn, đã có thuốc đặc trị đang được thử nghiệm phát cho người bệnh và sự quá tải của hệ thống y tế không còn, nhưng bản thân cũng không khỏi có chút lo lắng. Nói thế, để thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, trăn trở, thậm chí là lo lắng của những cán bộ Công đoàn đã bám trụ, xông vào điểm nóng của “tâm dịch” để chăm lo cho đoàn viên, công nhân lao động ngay lúc nguy hiểm nhất.

Ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TP.Hồ Chí Minh - cùng các cán bộ của Liên đoàn bốc vác hàng hóa để tiếp tế cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động, người dân có hoàn cảnh khó khăn trong dịch COVID-19. Ảnh: Nam Dương
Ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TP.Hồ Chí Minh - cùng các cán bộ của Liên đoàn bốc vác hàng hóa để tiếp tế cho đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động, người dân có hoàn cảnh khó khăn trong dịch COVID-19. Ảnh: Nam Dương
Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp tận tâm chăm lo người lao động giữa tâm dịch COVID-19

Lục Tùng |

AN GIANG - Một doanh nghiệp quy mô không quá lớn ở huyện Phú Tân (An Giang) lại có cách chăm lo người lao động giữa tâm dịch COVID-19 rất đáng ngưỡng mộ.

"Chảo lửa" Bắc Giang sau "tâm dịch": Quyết giữ ánh đèn sáng trong nhà máy

Cường Ngô - Cát Tường |

Trở lại Bắc Giang sau 2 tháng chiến đấu với COVID-19, những ngày này, Bắc Giang "hồi sinh" với cuộc sống "bình thường mới", duy trì thực hiện "mục tiêu kép". Các nhà máy đã sáng đèn, tiếng máy móc rền vang, các tổ máy đã "phủ" kín công nhân.

Bác sĩ trong tâm dịch: "Ám ảnh khoảnh khắc sinh tử của mẹ con sản phụ"

Nhóm PV |

Những ngày TPHCM trở lại cuộc sống bình thường mới cũng là khi những đoàn bác sĩ được lần lượt trở về nhà sau vài tháng vào miền Nam chi viện chống dịch COVID-19. Giai đoạn căng thẳng nhất đã đi qua nhưng đối với những chiến binh áo trắng trực tiếp chiến đấu trong tâm dịch, đó sẽ mãi là khoảng ký ức không thể nào quên.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Doanh nghiệp tận tâm chăm lo người lao động giữa tâm dịch COVID-19

Lục Tùng |

AN GIANG - Một doanh nghiệp quy mô không quá lớn ở huyện Phú Tân (An Giang) lại có cách chăm lo người lao động giữa tâm dịch COVID-19 rất đáng ngưỡng mộ.

"Chảo lửa" Bắc Giang sau "tâm dịch": Quyết giữ ánh đèn sáng trong nhà máy

Cường Ngô - Cát Tường |

Trở lại Bắc Giang sau 2 tháng chiến đấu với COVID-19, những ngày này, Bắc Giang "hồi sinh" với cuộc sống "bình thường mới", duy trì thực hiện "mục tiêu kép". Các nhà máy đã sáng đèn, tiếng máy móc rền vang, các tổ máy đã "phủ" kín công nhân.

Bác sĩ trong tâm dịch: "Ám ảnh khoảnh khắc sinh tử của mẹ con sản phụ"

Nhóm PV |

Những ngày TPHCM trở lại cuộc sống bình thường mới cũng là khi những đoàn bác sĩ được lần lượt trở về nhà sau vài tháng vào miền Nam chi viện chống dịch COVID-19. Giai đoạn căng thẳng nhất đã đi qua nhưng đối với những chiến binh áo trắng trực tiếp chiến đấu trong tâm dịch, đó sẽ mãi là khoảng ký ức không thể nào quên.