Xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định: Công viên, rạp xiếc... thành "bến cóc"

NHÓM PV |

Mỗi ngày, có rất nhiều chuyến xe gắn mác hợp đồng nhưng vận chuyển hành khách theo khung giờ và tuyến đường cố định từ các tỉnh phía Bắc về Hà Nội. “Núp bóng” giấy phép chạy xe hợp đồng, những phương tiện này không vào bến, mà tận dụng trước cửa văn phòng, hoặc lập “bến cóc” là nơi đón trả khách. Chỉ cần gọi điện theo đường dây nóng hay đặt qua ứng dụng của nhà xe, hành khách sẽ được hướng dẫn đến “bến” gần nhất, hoặc đón ngay dọc đường.

Công viên, rạp xiếc, siêu thị... thành "bến cóc"

Sau khi dịch COVID-19 lắng xuống, các xe hợp đồng, dịch vụ hoạt động nhộn nhịp trở lại. Tham gia giao thông tại thủ đô, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe limousine đen bóng tung hoành, thậm chí dừng đón, trả khách ở nhiều tuyến phố.

Hầu hết, những xe này đều được trang bị phù hiệu “xe hợp đồng”, được dán cố định phía bên phải mặt kính trước và phía sau xe. Bên ngoài cũng được "phô diễn" số điện thoại tổng đài đặt vé. Các quy định về hoạt động của xe hợp đồng rất cụ thể, song những phương tiện này “bất chấp” luật pháp, ngang nhiên qua mặt các cơ quan quản lý để tung hoành.

 
Vì không vào các bến xe quy định, nên nhiều nhà xe đã tự lập bến cóc ở công viên, rạp xiếc... để đón trả khách. Ảnh: PV.

Vì không vào các bến xe quy định, nên những nhà xe phải tự lập bến cóc ở công viên, rạp xiếc… hay chính văn phòng đại diện tại Hà Nội để đón trả khách nhanh chóng, thuận lợi nhất có thể.

Trong vai người dân có nhu cầu đi tỉnh Thái Bình, trưa 4.7, chúng tôi liên hệ qua số tổng đài 02273676767 của Nhà xe Phiệt Học (Công ty TNHH TM&DV Vận tải Phiệt Học). Sau vài tiếng chuông đổ, nhân viên chăm sóc khách hàng nghe máy, tư vấn tận tình cho khách hàng. Đầu tiên, người này hỏi chúng tôi về điểm khởi hành và điểm đến. Sau đó liền tư vấn cho chúng tôi đến “bến” gần nhất của họ để đi cho hợp lý.

Khi chúng tôi trao đổi là đang ở khu vực đường Cầu Giấy, nhân viên này nhanh nhảu: “Nếu ở Cầu Giấy anh chị di chuyển đến trụ sở công ty ở địa chỉ 88 Trương Công Giai (Công viên Cầu Giấy) sẽ có xe chờ sẵn”.

Sau đó, nhân viên này giới thiệu giờ chạy của hãng với mật độ dày đặc từ sáng sớm cho đến tối, cứ 1 tiếng đồng hồ lại có một xe đón khách. Vì vậy, hành khách không phải chờ đợi lâu, muốn đi lúc nào nhà xe sẵn sàng đáp ứng lúc đó.

“Tuy nhiên, nếu không sợ hết chỗ, anh chị vui lòng cung cấp giờ đi, số điện thoại, họ tên để nhà xe sắp xếp” – nhân viên tư vấn, đặt chỗ của nhà xe nói.

Nhà xe Phiệt Học đón, trả khách ở số 88 Trương Công Giai, quận Cầu Giấy. Ảnh: PV.
Nhà xe Phiệt Học đón, trả khách ở số 88 Trương Công Giai, quận Cầu Giấy. Ảnh: PV.

Mặc dù là xe hợp đồng, song nhà xe này đón khách ở nhiều điểm khác nhau tại Hà Nội. Đồng thời tung ra hàng chục xe chạy liên tục theo giờ cố định ở tuyến Hà Nội – Thái Bình và chiều ngược lại – vận hành không khác gì xe ở tuyến cố định.

Điều đáng nói, những phương tiện này sẽ gom hành khách và phân bổ đến điểm bắt xe có vị trí gần hành khách nhất tại Hà Nội. Sau khi di chuyển về địa phương, nhà xe sẵn sàng đưa người dân đến những điểm xuống mà họ mong muốn.

Ngoài nhà xe Phiệt Học, khu vực Công viên Cầu Giấy cũng là “bến cóc”, nơi “trú ngụ” đón khách của nhiều nhà xe khác như Hà Hải limousine, X.E Việt Nam, Quang Anh,… Các xe limousine loại 11 chỗ nườm nượp đỗ ngay trước cổng công viên Cầu Giấy và các tuyến đường quanh khu vực. Xe ra vào ước tính hàng trăm lượt mỗi ngày.

Đâu cũng có thể thành ..."bến cóc"

Không chỉ mở "bến cóc" ngay công viên, quá trình tìm hiểu về những chiếc xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định, chúng tôi không khỏi choáng ngợp khi những chiếc xe limousine của nhà xe Phiệt Học dừng đỗ đón, trả khách ngay trước văn phòng của công ty ở ngõ 95 đường Trần Thái Tông (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy). Điều đáng nói, hoạt động này diễn ra thường xuyên, bất chấp quy định của pháp luật.

 
Đường Nguyễn Quốc Trị cũng trở thành “bến cóc” gom, trả khách của nhiều nhà xe. Ảnh: PV.

Theo ghi nhận của PV, đường Nguyễn Quốc Trị (phía sau Big C Thăng Long, phường Trung Hoà, Cầu Giấy) cũng là “bến cóc khủng", nơi gom, trả khách của xe Hải Phòng Travel, Hoàng Phương Limousine… Đây được coi là địa bàn bất khả sâm phạm của xe hợp đồng đón khách đi từ Hà Nội về Hải Phòng và chiều ngược lại...

Quá trình ghi nhận hoạt động "trá hình" tuyến cố định của các nhà xe này, chúng tôi đã quá quen với hình ảnh đoàn xe limousine dừng đỗ tại cổng rạp xiếc Trung ương (địa chỉ 77 Trần Nhân Tông). Thậm chí, những người dân ở đây cho biết, việc này đã diễn ra từ lâu, nhân dân cũng kiến nghị với chính quyền các cấp, nhưng đâu vẫn hoàn đó.

Tại đây, chúng tôi dễ dàng điểm mặt hàng loạt nhà xe hợp đồng "trá hình" chạy tuyến cố định hoạt động ở khu vực này như Quang Anh, Duy Khang, Phiệt Học, Hà Hải…

Hình ảnh đoàn xe limousine dừng đõ đón khách tại cổng rạp xiếc Trung ương. Ảnh: PV.
Hình ảnh đoàn xe limousine dừng đỗ, đón trả khách tại cổng Rạp xiếc Trung ương. Ảnh: PV.

Gọi điện theo số điện thoại 19001985, nhân viên chăm sóc khách hàng của nhà xe Quang Anh limousine nhiệt tình tư vấn về điểm đón xe và giá vé.

"Số tiền vé sẽ phụ thuộc vào điểm xuống của khách. Nếu chị đi từ Hà Nội về thị trấn Nho Quan (Ninh Bình) và các xã xung quanh sẽ hết 160.000 đồng/chuyến, tuỳ độ xa gần" - nhân viên này nói. Bên cạnh đó, nếu khách ở khu vực quận Hai Bà Trưng, sẽ được hướng dẫn đến điểm cổng rạp xiếc Trung ương ở 77 Trần Nhân Tông bắt xe.

Đặc biệt vào những ngày cuối tuần, lượng khách sử dụng phương tiện rất lớn. Người đi buộc phải đặt xe trước bởi không phải giờ nào cũng còn chỗ trống. Xe sẽ khởi hành từ 6h30 và mỗi giờ có một chuyến xe đón khách về Ninh Bình.

Một người dân kinh doanh khu vực này cũng phải thốt lên: “Đây là điểm đón trả khách từ các tỉnh như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng... lên Hà Nội và đón khách từ đây về quê của nhiều hãng xe. Mỗi một nhà xe có hàng chục chiếc, cứ trung bình 30 phút đến một tiếng lại có một chuyến, thậm chí có thời điểm những khu vực này có từ 5-7 xe dừng đỗ đón trả khách cùng một lúc”.

Rong ruổi nhiều ngày theo các xe Limousine mới thấy, trên khắp địa bàn Hà Nội, vô vàn những nhà xe limousine “đội lốt” xe hợp đồng vận chuyển hành khách từ các tỉnh về đây. Bất cứ người dân muốn đi đến đâu, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Bình… đều có xe đáp ứng.

 
Xe Duy Khang đón khách ở cổng Rạp xiếc Trung ương. Ảnh: PV.

Khách cứ yên vị trên xe là những chiếc xe limousine 11 chỗ lại luồn lách qua các tuyến phố của thủ đô để đón, trả khách. Việc này góp phần làm cho mật độ giao thông Hà Nội đông đặc, ách tắc giao thông, phá vỡ luồng tuyến vận tải dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị vận tải.

Theo Nghị định 10 của Chính phủ, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe:

Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết;

Không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;

Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh;

Trong thời gian một tháng, mỗi xe ôtô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Bất cập trong quản lý xe hợp đồng, xe limousine

Đặng Tiến |

Tại Hà Nội, xe hợp đồng, xe limousine hoạt động tại các khu vực Mỹ Đình, Giáp Bát, công viên Thống Nhất… nhộn nhịp, tạo thành những bến xe không phép, gây mất TTATGT, tiềm ẩn nguy cơ TNGT và mất trật tự nhưng chính quyền vẫn đứng ngoài cuộc.

Xe dịch vụ chạy hết công suất dịp Tết

ANH THƯ |

Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu thăm thân, đi lại của người dân tăng cao. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều người đã lựa chọn xe dịch vụ, taxi ghép chỗ thay vì đi xe khách. Trong dịp này, tài xế xe dịch vụ chạy đôn chạy đáo, khách gọi đến "nóng máy".

Lợi dụng giấy đi đường, lái xe hợp đồng chở người từ vùng dịch về Yên Bái

Văn Đức |

Cơ quan chức năng huyện Trấn Yên (Yên Bái) vừa xử phạt lái xe điều khiểu xe ô tô 7 chỗ chở người từ vùng dịch về không có phù hiệu.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Bất cập trong quản lý xe hợp đồng, xe limousine

Đặng Tiến |

Tại Hà Nội, xe hợp đồng, xe limousine hoạt động tại các khu vực Mỹ Đình, Giáp Bát, công viên Thống Nhất… nhộn nhịp, tạo thành những bến xe không phép, gây mất TTATGT, tiềm ẩn nguy cơ TNGT và mất trật tự nhưng chính quyền vẫn đứng ngoài cuộc.

Xe dịch vụ chạy hết công suất dịp Tết

ANH THƯ |

Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu thăm thân, đi lại của người dân tăng cao. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều người đã lựa chọn xe dịch vụ, taxi ghép chỗ thay vì đi xe khách. Trong dịp này, tài xế xe dịch vụ chạy đôn chạy đáo, khách gọi đến "nóng máy".

Lợi dụng giấy đi đường, lái xe hợp đồng chở người từ vùng dịch về Yên Bái

Văn Đức |

Cơ quan chức năng huyện Trấn Yên (Yên Bái) vừa xử phạt lái xe điều khiểu xe ô tô 7 chỗ chở người từ vùng dịch về không có phù hiệu.