Việt Nam trước thách thức từ việc gia tăng ôtô, xe máy

M.Q |

Cả nước hiện có 3,7 triệu ôtô và 57 triệu xe máy đã đăng ký, mỗi ngày lại có thêm 850 ôtô và 9.000 xe máy đăng kí mới khiến thách thức về giao thông tại Việt Nam là rất lớn.

Theo ông Nguyễn Hồng Trường - Chủ tịch Hội An toàn giao thông Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã và đang phải trải qua quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa với tốc độ cao. Đi kèm với nó là sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông và phương tiện cơ giới cá nhân, đặc biệt là xe máy. Từ đó kéo theo những hệ lụy như tai nạn giao thông (TNGT), ùn tắc giao thông (UTGT) và ô nhiễm môi trường do khí thải.

Ước tính mỗi năm, toàn quốc có gần 9.000 người tử vong vì TNGT, tổng thiệt hại kinh tế khoảng 2,5 – 3% GDP.

Tiến sĩ Trần Hữu Minh - Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - cho biết, tính đến tháng 3.2018, cả nước hiện đang có 3,7 triệu ôtô và 57 triệu xe máy đã đăng ký, mỗi ngày lại có thêm 850 ôtô và 9.000 xe máy đăng kí mới.

Thách thức về giao thông tại Việt Nam là rất lớn, ngoài ùn tắc và tai nạn giao thông thì hiện nay ô nhiễm môi trường từ giao thông đã tăng rất cao, nhất là ở Hà Nội và TPHCM.

“Hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi đó ý thức lái xe, thói quen sử dụng rượu bia, hành vi lái xe chưa tốt… là những điều khiến cho TNGT vẫn đang ở mức cao tại nước ta” – ông Minh nói.

Trong khi đó, Phó Ban chuyên trách Ban ATGT TPHCM Nguyễn Ngọc Tường cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2018, TNGT ở TPHCM tăng 2 mặt, gồm số vụ và số người chết. Cụ thể: Trong 4 tháng đầu năm, TPHCM xảy ra 1.085 vụ TNGT, tăng 35 vụ với 240 người chết (tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2017).

Một vụ tại nạn giao thông ở TPHCM.  Ảnh: C.N
Một vụ tại nạn giao thông ở TPHCM. Ảnh: C.N

Để giải quyết thách thức từ việc gia tăng ôtô xe máy, ông Nguyễn Hồng Trường cho rằng cần ý chí chính trị và nỗ lực của trung ương và các địa phương, trong đó hợp tác giữa 3 nhà là Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Và việc hợp tác, phân tích số liệu, học tập các mô hình đã được kiểm chứng là rất quan trọng.  

Trong kho đó, TS Trần Hữu Minh cho hay, với mục tiêu giảm từ 5 – 10% tai nạn giao thông mỗi năm, các ngành chức năng đang nỗ lực nhiều giải pháp như duy tu phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ thông tin, giáo dục ý thức tham gia giao thông, hoàn thiện thể chế, xây dựng văn hóa giao thông, phát triển hệ thống giao thông công cộng và nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ… đặc biệt, việc tăng cường kiểm tra xử phạt vi phạm giao thông được nhiều đại biểu ủng hộ.

M.Q
TIN LIÊN QUAN

Giảm ùn tắc giao thông cần có giải pháp cho gốc của vấn đề

Văn Chiến |

Với trên 91% đại biểu nhất trí, tháng 7.2017, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quản lý phương tiện giao thông, theo đó, Hà Nội cấm xe máy tại các quận từ năm 2030. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, xe máy vẫn là phương tiện thiết yếu của người dân tại Hà Nội cũng như các đô thị lớn vì tính kinh tế, tiện lợi và sự phù hợp với điều kiện đường xá. Trong khi, cơ sở hạ tầng giao thông công cộng hiện có ở Việt Nam chưa đủ phát triển. 

Hà Nội: “Cấm” xe máy hoạt động trên địa bàn các quận vào năm 2030

L.HOA |

Trong giai đoạn 2017 - 2030, Hà Nội sẽ từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.

TP. Hồ Chí Minh: Bao giờ cấm xe máy?

Minh Quân |

Hà Nội đã thông qua lộ trình cấm xe gắn máy từ năm 2030, vấn đề này TPHCM đã đặt ra cách đây hơn 10 năm nhưng loay hoay mãi vẫn chưa đưa ra được một lộ trình cụ thể. Trong thời gian đó, cơ sở hạ tầng của TPHCM không tăng bao nhiêu nhưng xe gắn máy và ô tô cá nhân lại tăng với tốc độ chóng mặt. Theo các chuyên gia giao thông, thành phố cần thiết phải sớm có một lộ trình cụ thể để người dân chuyển đổi hình thức sử dụng phương tiện giao thông từ cá nhân sang giao thông công cộng. Trong đó, để hạn chế và tiến tới cấm xe máy, trước hết, hãy đưa cho người dân một lựa chọn khác tốt hơn.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Giảm ùn tắc giao thông cần có giải pháp cho gốc của vấn đề

Văn Chiến |

Với trên 91% đại biểu nhất trí, tháng 7.2017, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quản lý phương tiện giao thông, theo đó, Hà Nội cấm xe máy tại các quận từ năm 2030. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, xe máy vẫn là phương tiện thiết yếu của người dân tại Hà Nội cũng như các đô thị lớn vì tính kinh tế, tiện lợi và sự phù hợp với điều kiện đường xá. Trong khi, cơ sở hạ tầng giao thông công cộng hiện có ở Việt Nam chưa đủ phát triển. 

Hà Nội: “Cấm” xe máy hoạt động trên địa bàn các quận vào năm 2030

L.HOA |

Trong giai đoạn 2017 - 2030, Hà Nội sẽ từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.

TP. Hồ Chí Minh: Bao giờ cấm xe máy?

Minh Quân |

Hà Nội đã thông qua lộ trình cấm xe gắn máy từ năm 2030, vấn đề này TPHCM đã đặt ra cách đây hơn 10 năm nhưng loay hoay mãi vẫn chưa đưa ra được một lộ trình cụ thể. Trong thời gian đó, cơ sở hạ tầng của TPHCM không tăng bao nhiêu nhưng xe gắn máy và ô tô cá nhân lại tăng với tốc độ chóng mặt. Theo các chuyên gia giao thông, thành phố cần thiết phải sớm có một lộ trình cụ thể để người dân chuyển đổi hình thức sử dụng phương tiện giao thông từ cá nhân sang giao thông công cộng. Trong đó, để hạn chế và tiến tới cấm xe máy, trước hết, hãy đưa cho người dân một lựa chọn khác tốt hơn.