Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại TP.Hồ Chí Minh: Cần một cuộc “đại phẫu”

HUYỀN TRÂN - MINH QUÂN |

Sau 16 năm, kể từ khi UBND TPHCM bắt đầu trợ giá vé để thu hút người dân, chưa bao giờ hoạt động xe buýt TPHCM lại rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng như thời gian gần đây:

Hàng loạt tuyến xe buýt cắt giảm chuyến, nhà xe dọa trả lại luồng tuyến vì những lùm xùm trong việc chậm chi trả tiền trợ giá, số lượng hành khách đi xe buýt giảm… Trong lúc, chủ trương của thành phố xác định xe buýt là giải pháp cực kỳ quan trọng để kéo giảm xe cá nhân, tiến tới giải quyết kẹt xe, nhưng với những lùm xùm như vừa qua, đã đến lúc thành phố cần phải đánh giá lại một cách bài bản, thậm chí “đại phẫu” hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, nhằm tránh tốn hàng nghìn tỉ đồng trợ giá mỗi năm nhưng hiệu quả thấp. 

Khách đi xe buýt ngày càng giảm sâu

Từ năm 2002, nhận thấy sự quan trọng của xe buýt trong giải quyết vấn đề giao thông đô thị, nhất là khi xe cá nhân gia tăng, chính quyền thành phố bắt đầu có chính sách trợ giá vé để thu hút người dân đi xe buýt. Trong năm đầu 2002, thành phố trợ giá vé cho hành khách thông qua 45/97 tuyến và đến nay số tuyến xe buýt có trợ giá đã tăng lên khoảng 105 tuyến/143 tuyến.

Xe buýt của TPHCM kể từ khi được trợ giá chỉ hoạt động thật sự hiệu quả khoảng 10 năm đầu (2002-2012). Trong giai đoạn này, số lượng hành khách đi xe buýt liên tục tăng cao. Chẳng hạn, năm 2002 có khoảng 36,2 triệu lượt hành khách thì những năm sau đó khách liên tục tăng cao (từ 16% đến 103%).

Và đến năm 2012, lượng hành khách đạt đỉnh điểm với 413,14 triệu lượt hành khách (tức tăng gấp 11 lần năm 2002). Tuy nhiên, từ năm 2013 trở đi thì số lượng hành khách đi xe buýt bắt đầu giảm dần, trong đó giảm sâu rơi vào khoảng năm 2013 đến năm 2016 (tương ứng 372, 317, 267, 234 triệu lượt hành khách/năm).

Riêng năm 2018, tình hình khách đi xe buýt càng thê thảm hơn. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2018, xe buýt thành phố có 96 triệu lượt khách, bằng 32% so với kế hoạch và tiếp tục giảm 16% so cùng kỳ năm trước.

Có nhiều nguyên nhân khiến lượng khách đi xe buýt những năm gần đây giảm: Chất lượng xe buýt sau hơn một chục năm đầu tư hiện đã xuống cấp, nhếch nhác (60% xe có tuổi thọ trên 10 năm); thái độ phục vụ của nhân viên cáu gắt, tài xế chạy ẩu; luồng tuyến xe buýt còn chồng chéo, xe buýt trễ giờ, chậm chuyến chưa thật sự tiện lợi để hành khách bỏ xe gắn máy đi xe buýt…

Xe buýt TPHCM thường xuyên trễ chuyến, chậm giờ nên chưa thu hút được nhiều người dân. Ảnh: P.V
Xe buýt TPHCM thường xuyên trễ chuyến, chậm giờ nên chưa thu hút được nhiều người dân. Ảnh: P.V

Xã viên đòi trả luồng tuyến, hàng loạt tuyến cắt giảm chuyến

Năm 2018, có thể nói là “năm đen tối” của xe buýt TPHCM, nhất là trong những tháng gần đây, xe buýt của TPHCM đối mặt với nguy cơ ngưng trệ trên diện rộng. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc cấp phát tiền trợ giá năm 2018 cho các đơn vị, HTX xe buýt còn nhiều bất cập: Nhà xe và Sở GTVT không thống nhất được cách tính, phân bổ tiền trợ giá 2018; tạm ứng tiền trợ giá cho nhà xe chậm và nhỏ giọt; thiếu chính sách khuyến khích nhà xe đầu tư phương tiện… Điều này kéo đến hệ lụy nhiều nhà xe lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, không còn tiền hoạt động, thậm chí dẫn đến bỏ chuyến.

“Như giọt nước tràn ly”, trong tháng 10, có gần một chục HTX gửi đơn khẩn cấp kiến nghị đến HĐND, UBND thành phố cùng một số sở, ngành liên quan. Nhiều HTX đề nghị được trả lại luồng tuyến (đối với những tuyến xe buýt cũ chưa đầu tư mới) và không tiếp tục hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Riêng đối với các tuyến xe buýt đã lỡ đầu tư xe mới, các HTX đề nghị thành phố tiếp tục giới thiệu các nhà đầu tư có năng lực về tài chính để các đơn vị chuyển nhượng và thu hồi lại số vốn đã bỏ ra. Đồng thời, các HTX cũng đưa ra thông báo sẽ đồng loạt cắt giảm chuyến trên nhiều tuyến nếu những bất cập không được giải quyết do không còn đủ khả năng hoạt động.

Và trên thực tế thì từ ngày 20.10, đã có 10 tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn TPHCM đã phải cắt giảm xe, giảm chuyến, giảm thời gian hoạt động trong ngày. Trong đó, có những tuyến cắt giảm tới 40 chuyến/ngày. Trước đó, từ tháng 7 đến tháng 9.2018, cũng có đến 4 tuyến xe buýt phải ngừng hoạt động…

Việc nhiều tuyến xe buýt ngưng hoạt động và cắt giảm lộ trình trong thời gian ngắn vừa qua được xem là chưa từng xảy ra trong suốt 16 năm kể từ khi có chính sách trợ giá cho xe buýt của thành phố.

Tổ chức quản lý còn manh mún

Dù sau 16 năm được tái khởi động phát triển, song có thể nói năng lực tổ chức quản lý hoạt động xe buýt thành phố còn khá manh mún. Hiện nay với khoảng 143 tuyến và gần 3.000 xe buýt, song vẫn còn đến 13 đầu mối cung ứng dịch vụ xe buýt.

Được biết vào năm 2002, hoạt động xe buýt có đến 32 đơn vị cung ứng, sau đó đến năm 2011, thành phố đã tái cấu trúc lại còn 16 đơn vị cung ứng. Và đến nay, số lượng đơn vị đảm nhận hoạt động xe buýt vẫn còn đến 13 đầu mối.

Với nhiều đầu mối manh mún như trên nên khiến việc quản lý rất phức tạp, đòi hỏi lực lượng quản lý lớn, không hiệu quả và rất khó kiểm soát chất lượng dịch vụ.

Đáng nói, hoạt động của xe buýt thành phố hiện nay chủ yếu do các HTX đảm nhận. Trong khi đó, theo nhận định của một số chuyên gia thì với đặc thù của các đơn vị HTX thường nhỏ lẻ, khả năng tài chính có giới hạn, tổ chức quản lý bộ máy hoạt động thiếu chuyên nghiệp… nên thiếu bền vững. Và khi gặp những trục trặc như chậm chi trả tiền trợ giá thì rất dễ bị ảnh hưởng đến hoạt động, dẫn tới nguy cơ đình trệ luồng tuyến…

16 năm ngân sách trợ giá hơn 12.000 tỉ đồng

Tính từ năm 2002 đến năm 2018, tổng số tiền ngân sách thành phố trợ giá cho buýt ước khoảng hơn 12.000 tỉ đồng. Nếu như năm 2002, số tiền trợ giá chỉ khoảng 39 tỉ đồng/năm thì những năm sau đó cứ tăng dần và đến năm 2012 số tiền trợ giá đạt cao nhất khoảng 1.290 tỉ đồng/năm. Sau đó từ năm 2013 đến nay, bình quân mỗi năm, ngân sách thành phố trợ giá vé cho xe buýt khoảng 1.000 tỉ đồng/năm.

HUYỀN TRÂN - MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý xe buýt trợ giá

HOÀNG HƯNG |

Mặc dù Sở Giao thông - Vận tải và các cơ quan chức năng liên quan đã kiến nghị UBND TPHCM khẩn trương trợ giá trọn gói 1.000 tỉ đồng trong năm 2018. Tuy nhiên, rất nhiều chủ xe buýt vẫn đứng ngồi không yên, trong tình cảnh nợ nần, khó khăn chất chồng...

TPHCM: Đề nghị doanh nghiệp xe buýt không tự ý bỏ chuyến

M.Q |

Trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung kinh phí trợ giá xe buýt năm 2018, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM đề nghị các Hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải xe buýt không tự ý bỏ tuyến ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

TP.Hồ Chí Minh: Nhiều tuyến xe buýt nguy cơ ngừng hoạt động

MINH QUÂN |

9/10 HTX tại TPHCM ký đơn kiến nghị khẩn cấp gửi đến HĐND, UBND TPHCM và các sở, ban ngành về việc đã và sẽ ngừng hoạt động nhiều tuyến xe buýt do lâm vào cảnh lao đao, nợ nần chồng chất.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Nghịch lý xe buýt trợ giá

HOÀNG HƯNG |

Mặc dù Sở Giao thông - Vận tải và các cơ quan chức năng liên quan đã kiến nghị UBND TPHCM khẩn trương trợ giá trọn gói 1.000 tỉ đồng trong năm 2018. Tuy nhiên, rất nhiều chủ xe buýt vẫn đứng ngồi không yên, trong tình cảnh nợ nần, khó khăn chất chồng...

TPHCM: Đề nghị doanh nghiệp xe buýt không tự ý bỏ chuyến

M.Q |

Trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung kinh phí trợ giá xe buýt năm 2018, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM đề nghị các Hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải xe buýt không tự ý bỏ tuyến ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

TP.Hồ Chí Minh: Nhiều tuyến xe buýt nguy cơ ngừng hoạt động

MINH QUÂN |

9/10 HTX tại TPHCM ký đơn kiến nghị khẩn cấp gửi đến HĐND, UBND TPHCM và các sở, ban ngành về việc đã và sẽ ngừng hoạt động nhiều tuyến xe buýt do lâm vào cảnh lao đao, nợ nần chồng chất.