Ùn tắc giao thông ở Thủ đô: Hạ tầng yếu, thiếu đồng bộ

HỮU CHÁNH |

Thực trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội đã được đề cập rõ trong bài viết "Hà Nội: Ám ảnh ùn tắc từ trục chính đô thị đến vành đai trên cao". Nguyên nhân được chỉ ra là số phương tiện tăng nhanh, kết cấu hạ tầng giao thông vừa yếu, lại thiếu đồng bộ nên các tuyến đường phải “oằn mình” cõng một lượng phương tiện quá lớn.

Hạ tầng giao thông quá tải

Theo quy hoạch, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận.

Tuy nhiên, trong quá trình đồng bộ và từng bước hoàn thiện này, ùn tắc giao thông vẫn đang là nỗi nhức nhối của Hà Nội.

 
Mỗi ngày có tới trên 50.000 lượt phương tiện qua lại Vành đai 3 trên cao. Ảnh: Tô Thế

Hình ảnh hàng dài xe ôtô kiên nhẫn nuối đuôi nhau chờ tới lượt để lên Vành đai 3 nhiều năm qua không còn xa lạ với người dân Thủ đô.

Khi lên được đường trên cao, xe cũng chỉ đi được khoảng 5 - 10km/h thay vì tốc độ cho phép tối đa theo thiết kế chuẩn cao tốc là 80km/h.

Vành đai 3 vốn là để giải tỏa áp lực quá tải và giảm ùn tắc cho các tuyến đường vành đai 1, 2 nhưng hiện tại, ùn tắc có thể xảy ra bất cứ giờ nào trong ngày.

Chỉ một va chạm nhẹ hoặc phương tiện gặp sự cố cũng đủ khiến tuyến đường này không khác gì "bãi đỗ xe trên cao" trong nhiều giờ.

Đến nay, các đường Vành đai 1 - 2 - 2,5 - 3,5… ngoài những đoạn chưa được xây dựng, đang xây dựng dở dang hoặc đình trệ... thì những đoạn đã đưa vào khai thác cũng luôn trong tình trạng ùn tắc.

Lô cốt thi công chiếm 2/3 mặt đường Nguyễn Xiển. Ảnh: Tô Thế
Lô cốt thi công chiếm 2/3 mặt đường Nguyễn Xiển. Ảnh: Tô Thế

Từ lâu, tuyến đường Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Nguyễn Trãi, Giải Phóng,... đã là điểm đen ùn tắc. Đáng chú ý, thời gian gần đây, những "lô cốt" - rào chắn thi công mọc lên càng nhiều khiến tình trạng ùn tắc giao thông càng thêm nghiêm trọng.

Dọc 1,7km chiều dài đường Nguyễn Xiển hiện có tới 8 "lô cốt" - rào chắn thi công đang án ngữ. Có nghĩa cứ 200m, người dân sẽ phải cố gắng né tránh "lô cốt" mọc hai bên đường, thậm chí có chỗ diện tích đường chỉ còn 1/2 khiến các phương tiện lưu thông vô cùng khó khăn.

Hạ tầng giao thông chắp vá, thiếu kết nối

Đầu tháng 11.2020, một phần đoạn đường trên cao Vành đai 2 thông xe được kỳ vọng sẽ xóa bỏ điểm đen ùn tắc Trường Chinh - Ngã Tư Sở. Tuy nhiên, ngay trong ngày thông xe, tình trạng ùn tắc diễn ra rất nghiêm trọng trong giờ cao điểm tại nút giao này.

Theo Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giao thông Việt Đức, nguyên nhân khiến đường Vành đai 2 sau khi thông xe lại ùn tắc nghiêm trọng hơn là do vấn đề đồng bộ hạ tầng toàn mạng lưới.

Việc mở rộng tuyến Trường Chinh trước đây đã thu hút một lượng lớn phương tiện chọn con đường này lưu thông chính, trong khi Vành đai 2 trên cao mới chỉ thông một phần.

 
Tắc đường đoạn Ngã Tư Sở sau khi đường Vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở thông xe. Ảnh: LĐO

"Giao thông cũng tương tự như một dòng chảy, chỉ mở rộng một vị trí nhưng các vị trí khác vẫn co hẹp sẽ gây ùn tắc cục bộ", ông Tuấn nói.

Việc giải bài toán ùn tắc nút giao Ngã Tư Sở không thể chỉ trông vào việc có thêm tuyến Vành đai 2, vì quanh nút giao này đã hình thành những các khu đô thị nén như Khương Trung, Royal City... trong khi chỉ có một trục hướng tâm là Nguyễn Trãi - Tây Sơn mà không có trục song hành để san sẻ lưu lượng.

Trong khi đó, áp lực giao thông nội đô rất lớn đã biến những tuyến mang tính kết nối như Vành đai 2, Vành đai 3 thành đường nội đô, càng làm gia tăng ùn tắc.

Theo các chuyên gia, việc các hầm chui được đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết được điểm đen ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, chính các hầm chui đang chịu áp lực lớn, bị hạn chế tác dụng do thiếu đồng bộ hệ thống hạ tầng, phương án tổ chức giao thông tại nút giao còn nhiều bất cập.

Hầm chui Lê Văn Lương ùn tắc cục bộ ngày đầu thông xe. Ảnh: Hữu Chánh
Hầm chui Lê Văn Lương ùn tắc cục bộ ngày đầu thông xe. Ảnh: Hữu Chánh

Đơn cử như hầm chui Lê Văn Lương, ngay khi chưa được đưa vào sử dụng đã có nhiều dự báo lo ngại về những bất cập, thiếu đồng bộ với mạng lưới giao thông xung quanh.

Hiện tại, đèn tín hiệu tại ngã tư Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám đã bị tăng thêm khoảng 30% thời gian chờ, trong khi tốc độ xe qua nút tăng cao hơn nhờ hầm chui, dẫn đến ùn tắc nhiều hơn thời điểm hầm chưa đưa vào sử dụng.

Với số phương tiện giao thông gia tăng nhanh, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ theo quy hoạch, mạng lưới giao thông phải “oằn mình” cõng một lượng phương tiện giao thông quá lớn thì tình trạng ùn tắc là không thể tránh khỏi và diễn biến ngày càng phức tạp.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Ám ảnh ùn tắc từ trục chính đô thị đến vành đai trên cao

HỮU CHÁNH |

Một vài năm trở lại đây, tình trạng ùn tắc ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng, bất kể giờ giấc. Một số tuyến đường trước đây thông thoáng, thì nay cũng đã trở thành "điểm đen" tắc nghẽn giao thông.

Đường Lê Văn Lương ùn tắc, đề nghị sớm xây cầu vượt cho người đi bộ

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Tuyến đường Lê Văn Lương có mật độ tham gia giao thông rất cao, đặc biệt trên tuyến có tuyến buýt nhanh BRT, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Do vậy, thành phố đã giao các đơn vị chức năng xem xét việc đầu tư xây dựng cầu vượt cho người đi bộ qua đường.

Giải quyết bài toán kết nối giao thông, hạ tầng

PHẠM ĐÔNG |

Tình trạng ùn tắc ở Hà Nội ngày càng diễn biến phức tạp, xóa điểm này lại dồn sang điểm khác. Điều này đòi hỏi các giải pháp đã đề ra phải được cấp bách thực hiện. Đặc biệt, trong công tác quy hoạch là phải giải được bài toán mang tính kết nối.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội: Ám ảnh ùn tắc từ trục chính đô thị đến vành đai trên cao

HỮU CHÁNH |

Một vài năm trở lại đây, tình trạng ùn tắc ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng, bất kể giờ giấc. Một số tuyến đường trước đây thông thoáng, thì nay cũng đã trở thành "điểm đen" tắc nghẽn giao thông.

Đường Lê Văn Lương ùn tắc, đề nghị sớm xây cầu vượt cho người đi bộ

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Tuyến đường Lê Văn Lương có mật độ tham gia giao thông rất cao, đặc biệt trên tuyến có tuyến buýt nhanh BRT, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Do vậy, thành phố đã giao các đơn vị chức năng xem xét việc đầu tư xây dựng cầu vượt cho người đi bộ qua đường.

Giải quyết bài toán kết nối giao thông, hạ tầng

PHẠM ĐÔNG |

Tình trạng ùn tắc ở Hà Nội ngày càng diễn biến phức tạp, xóa điểm này lại dồn sang điểm khác. Điều này đòi hỏi các giải pháp đã đề ra phải được cấp bách thực hiện. Đặc biệt, trong công tác quy hoạch là phải giải được bài toán mang tính kết nối.