Tuyên Quang: Bất an khi xe tải nặng "rầm rầm" trên tỉnh lộ mới cải tạo

Nhóm PV |

Tuyên Quang - Người dân sống hai bên tuyến đường ĐT.186 (Sơn Dương) đang bất an, lo lắng trước việc xe đầu kéo nườm nượp chạy đêm ngày. Đáng nói, tình trạng xe tải lớn hoạt động rầm rộ hơn khi hệ thống biển báo hạn chế tải trọng trên tuyến được dỡ bỏ.

Xe tải lớn nở rộng hậu dỡ biển báo tải trọng

Thời gian gần đây, người dân sống dọc con đường tỉnh ĐT.186 đoạn từ xã Sơn Nam đi xã Hào Phú (huyện Sơn Dương) đang bất an, lo lắng bởi từng đoàn xe đầu kéo tải trọng lớn ngày đêm rầm rập chạy qua.

Trong khi đây là tuyến huyết mạch, nơi lưu thông của hàng chục nghìn người dân các xã vùng hạ huyện Sơn Dương. Đặc biệt, con đường này mới được nâng cấp, cải tạo với số tiền hàng trăm tỉ đồng sau nhiều năm xuống cấp nghiêm trọng.

Bà Trịnh Thị Bản, tiểu thương tại chợ Sơn Nam cho biết, mỗi ngày có tới vài chục lượt xe đầu kéo rầm rộ chạy qua. Đường thì bé, hai bên lại buôn bán đông người nên mỗi khi những chiếc xe cồng kềnh này lao tới ai cũng khiếp sợ.

Những chiếc xe đầu kéo kềnh càng chiếm tới quá nửa mặt đường.
Những chiếc xe đầu kéo tải trọng lớn với kích thước kềnh càng chiếm quá nửa mặt đường rộng chừng 5m.

Cũng theo bà Bản, năm ngoái chỉ lác đác vài xe tải trọng lớn đi vào tuyến đường mỗi ngày nhưng từ đầu năm 2022 đến nay  có tới cả đoàn xe đầu kéo rầm rộ chạy qua. Đường thì mới được làm lại, là mong ước của người dân nhưng với tình trạng này chẳng mấy chốc mà lại hỏng.

Chị Lưu Thị Thu (thôn Thái Sơn, xã Đại Phú) không khỏi lo lắng: "Mỗi lần những chiếc xe đầu kéo chở hàng chạy qua cả nhà tôi cứ rung lên, tiếng gầm rú của động cơ nghe rõ từ cách đó cả trăm mét. Đường thì mới được làm lại có gần 2 năm nay mà không biết lành lặn được đến khi nào".

Dẫn PV ra cầu Thái Sơn, chị Thu cho biết, khi đường cũ thì có cắm biển báo tải trọng 10 tấn. Tuy nhiên sau đợt sửa lại mặt đường, cầu thì vẫn giữ nguyên mà biển báo tải trọng được tháo đi nên xe tải mấy chục tấn liên tục đi vào.

Đường ĐT.186 đoạn cầu Thái Sơn trước khi dỡ biển báo tải trọng. Người dân cho rằng việc tháo các biển giới hạn tải trọng đã tạo điều kiện để các xe tải trọng lớn, xe quá tải tàn phá tuyến đường.
Đường ĐT.186 đoạn cầu Thái Sơn trước khi dỡ biển báo tải trọng. Người dân cho rằng việc tháo các biển giới hạn tải trọng đã tạo điều kiện để các xe tải trọng lớn tàn phá tuyến đường.

Cây cầu nhỏ Thái Sơn đã bắt đầu có những dấu hiệu xuống cấp, lan can cầu đã vỡ nát để lộ cốt thép. Một vết nứt chạy ngang mặt cầu xuất hiện và có thể cảm nhận thấy sự rung lắc nhất định khi những chiếc xe đầu kéo với tổng khối lượng gần 60 tấn đi qua.

Chị Thu cho rằng, tình trạng xe đầu kéo tải trọng lớn đi vào ngày một nhiều là do hệ thống biển giới hạn tải trọng 13 tấn ở hai đầu tuyến đường và biển 10 tấn tại một số cây cầu yếu được dỡ bỏ. Nếu không có giải pháp thì sẽ có nguy cơ tai nạn giao thông và đường xuống cấp trong thời gian tới.

Lo lắng có cơ sở

Ghi nhận thực tế của PV trên tuyến đường, chỉ trong khoảng chưa tới 1 tiếng đã có tới hơn chục lượt chiếc xe đầu kéo chạy qua. Những chiếc xe này đều chở quặng caolanh - Felspat từ xã Hào Phú rồi chạy ngược ra QL.2C cách đó khoảng 20km.

Theo thông tin đăng kiểm, tổng trọng lượng tối đa cho phép khi lưu thông của những chiếc xe này không vượt quá 52 tấn. Tuy nhiên chúng sẽ thường chở quá tải từ 5 -10%.

Trong khi đó, biển thông báo trọng lượng xe ô tô được phép lưu hành trên địa phận tỉnh Tuyên Quang đặt trên tuyến ĐT.186 quy định đối với tổ hợp xe đầu kéo tổng trọng lượng cho phép là dưới hoặc bằng 48 tấn.

Đường ĐT.186 trước năm 2021 vốn xuống cấp nghiêm trọng, đi lại khó khăn và khi con đường được cải tạo đã đáp ứng mong mỏi của hàng chục nghìn con người nhưng nay họ lại phải đối mặt với những nỗi lo khác.
Đường ĐT.186 trước năm 2021 vốn xuống cấp nghiêm trọng, đi lại khó khăn và khi con đường được cải tạo đã đáp ứng mong mỏi của hàng chục nghìn con người nhưng nay họ lại phải đối mặt với nhiều nỗi lo khác.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, ông Vũ Tiến Sơn - Giám đốc Đoạn Quản lý và sửa chữa đường bộ (Sở GTVT tỉnh Tuyên Quang) khẳng định, hệ thống biển báo tải trọng trên tuyến  ĐT.186 đã được đơn vị này tháo dỡ.

"Trước kia đường ĐT.186 chỉ là rải đá dăm láng nhựa nên có đặt biển giới hạn tải trọng 13 tấn. Từ khi được cải tạo, mặt đường đổ bê tông dày 22cm, tiêu chuẩn đường cấp III, nên sau khi rà soát lại đơn vị thấy các biển báo không còn phù hợp" - ông Sơn thông tin.

Trước lo lắng của người dân ông Sơn cho biết: "Những lo lắng của người dân là có cơ sở. Tuyến đường này thiết kế cho xe tải trọng lên tới 30 tấn đi vào, trừ khi là chở quá tải. Chúng tôi sẽ có rà soát, tuy nhiên việc đặt biển giới hạn tải trọng trên các tuyến đường tỉnh là thẩm quyền của UBND tỉnh".

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Xe quá tải "đại náo" Quốc lộ 2C: Liên tục tái diễn vi phạm

Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Tuyên Quang, các tổ tuần tra kiểm soát đã xử lý nhiều trường hợp xe quá tải từ 15% đến trên 20%. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp liên tục tái diễn vi phạm.

Bất chấp tháng cao điểm, xe quá tải vẫn "đại náo" Quốc lộ 2C

Nhóm PV |

Tuyên Quang - Mặc dù đang là thời gian cao điểm xử lý xe quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng nhưng trên tuyến Quốc lộ 2C đoạn qua tỉnh Tuyên Quang vẫn có hàng chục xe quá tải thuộc loại "khủng" với thùng cao ngất ngưởng và cả những chiếc container cắt nóc chất đầy đá sỏi vẫn rầm rộ hoạt động cả ngày lẫn đêm.

"Binh đoàn" xe tải hoành hành trong thành phố: Người dân bất an

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Chở đất đá cồng kềnh, che đậy sơ sài, lao nhanh trên đường dân sinh... "binh đoàn" xe tải của Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Hoàng Dân đã trở thành nỗi ám ảnh với người dân trên địa bàn xã Tràng Đà, TP.Tuyên nhiều tháng qua.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Xe quá tải "đại náo" Quốc lộ 2C: Liên tục tái diễn vi phạm

Nguyễn Tùng |

Tuyên Quang - Theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Tuyên Quang, các tổ tuần tra kiểm soát đã xử lý nhiều trường hợp xe quá tải từ 15% đến trên 20%. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp liên tục tái diễn vi phạm.

Bất chấp tháng cao điểm, xe quá tải vẫn "đại náo" Quốc lộ 2C

Nhóm PV |

Tuyên Quang - Mặc dù đang là thời gian cao điểm xử lý xe quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng nhưng trên tuyến Quốc lộ 2C đoạn qua tỉnh Tuyên Quang vẫn có hàng chục xe quá tải thuộc loại "khủng" với thùng cao ngất ngưởng và cả những chiếc container cắt nóc chất đầy đá sỏi vẫn rầm rộ hoạt động cả ngày lẫn đêm.

"Binh đoàn" xe tải hoành hành trong thành phố: Người dân bất an

Phùng Minh |

Tuyên Quang - Chở đất đá cồng kềnh, che đậy sơ sài, lao nhanh trên đường dân sinh... "binh đoàn" xe tải của Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Hoàng Dân đã trở thành nỗi ám ảnh với người dân trên địa bàn xã Tràng Đà, TP.Tuyên nhiều tháng qua.