TPHCM thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1.7:

Tránh phí đã thu nhưng đường vẫn kẹt

MINH QUÂN |

6 dự án mở rộng đường kết nối ra vào các cảng biển TPHCM vừa được Sở GTVT TPHCM kiến nghị bố trí nguồn vốn để đầu tư với mục tiêu giảm ùn tắc, đặc biệt là trong bối cảnh TPHCM sẽ thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1.7 sắp tới.

Đường chưa làm xong vẫn thu phí là không công bằng

Trong số 6 dự án được kiến nghị thì chủ yếu là các dự án mở rộng đường vào cảng Cát Lái vì đây là điểm “nóng” về kẹt xe trong nhiều năm qua. Các dự án cụ thể được đề xuất gồm: Xây dựng đoạn 1 (đường vành đai 2) từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội bao gồm nút giao Bình Thái (9.047 tỉ đồng); đoạn 2 (đường vành đai 2) từ ngã tư Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng (5.569 tỉ đồng); mở rộng đường vành đai phía Đông từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thủy (1.219 tỉ đồng); mở rộng, đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến nút giao Nguyễn Duy Trinh (1.018 tỉ đồng); xây dựng giai đoạn 2, nút giao Mỹ Thủy với tổng mức đầu tư 3.622 tỉ đồng.

Ở khu vực phía Nam - nơi có cảng Hiệp Phước, trục đường Bắc - Nam đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm (quận 7, huyện Nhà Bè) được kiến nghị mở rộng lên 6 làn xe với tổng mức đầu tư 7.013 tỉ đồng. Tổng mức đầu tư cho 6 dự án mở đường vào cảng biển TPHCM là gần 27.500 tỉ đồng. Nếu được chính quyền TPHCM chấp thuận, phải mất từ 1-3 năm nữa thì 6 dự án nói trên mới hoàn thành, trong khi từ 1.7.2021, TPHCM sẽ bắt đầu tiến hành thu phí hạ tầng cảng biển với mức thu thấp nhất là 15.000 đồng/tấn (đối với hàng lỏng, hàng rời); cao nhất là 4,4 triệu đồng đối với container 40 feet.

Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho rằng, doanh nghiệp phải đóng phí hạ tầng cảng biển từ 1.7 tới mà đường chưa làm xong, chi phí vận tải chưa giảm là điều không công bằng.

Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Công ty vận tải Thiên Minh (quận 7, TPHCM) - cho biết công ty có 10 đầu container chuyên chở hàng hóa ra vào cảng Cát Lái. Thế nhưng tình trạng kẹt xe kéo dài trên đường Vành đai 2 (Võ Chí Công) khiến công ty xoay tài chậm, ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa của đối tác. “Nhà nước nên bỏ vốn ngân sách làm đường trước sau đó mới thu phí thì sẽ đảm bảo công bằng hơn vì khi đường không còn ùn tắc, chi phí giảm thì doanh nghiệp dễ chấp nhận đóng phí hơn” - ông Minh nói.

Tránh việc phí đã thu nhưng đường vẫn kẹt

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Hà Ngọc Trường - Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM - TPHCM là một trong 3 đô thị cảng biển lớn cả nước cùng với Hải Phòng và Đà Nẵng. Với sản lượng hàng hóa thông quan lên tới 170 triệu tấn/năm, hệ thống cảng biển TPHCM đóng vai trò chủ đạo kết nối vận tải khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ với 4 cụm cảng chính là Cát Lái, Nhà Bè, Sài Gòn và Hiệp Phước. Thế nhưng, đến nay hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với các cảng trên địa bàn vẫn chưa đồng bộ, đường hẹp, thiếu kết nối khiến kẹt xe triền miên, chi phí logistics tăng, hiệu quả khai thác cảng giảm.

Chẳng hạn tại cảng Cát Lái, theo quy hoạch trước đây hệ thống đường chỉ đáp ứng cho khoảng 12.000 xe/ngày đêm. Trong khi đó, lưu lượng thực tế đã lên 19.000 - 20.000 xe/ngày đêm, có hôm đột biến lên 26.000 xe. Nếu không gấp rút đầu tư đường, đường vào cảng biển dự báo sẽ kẹt xe trầm trọng hơn, kìm hãm tốc độ lưu thông hàng hóa. Ông Trường đánh giá, việc Sở GTVT TPHCM đề xuất đầu tư một loạt dự án mở rộng đường ra vào cảng là cần thiết trong bối cảnh thành phố sắp triển khai thu phí hạ tầng cảng biển. Từ đó tạo sự đồng thuận, chấp hành của các cá nhân, đơn vị thuộc đối tượng thu phí trong quá trình triển khai. Tuy vậy, ông Trường cho rằng TPHCM cần đánh giá và công bố tính hiệu quả của việc thu phí để tránh trường hợp phí đã thu nhưng đường vẫn kẹt.

Ông Bùi Văn Quản - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM - ủng hộ thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển nhưng với điều kiện nguồn thu sẽ được tái đầu tư, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

“Về cơ bản, thu phí đầu tư hạ tầng đường vào cảng, doanh nghiệp vận tải sẽ có lợi khi có đường rộng hơn để lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, TPHCM cũng cần lưu ý về việc thu xong sẽ đầu tư vào đâu, cụ thể lộ trình rõ ràng” - ông Quản nói.

Theo ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TPHCM - đề án khi triển khai dự kiến sẽ thu được khoảng 3.000 tỉ đồng/năm. Chỉ cần trong vòng 5 năm là có 15.000 tỉ đồng, kết hợp với nguồn vốn từ ngân sách, lúc đó sẽ cơ bản hoàn thành các tuyến đường kết nối cảng biển tại TPHCM. “TPHCM sẽ cam kết sử dụng số tiền từ thu phí đầu tư trực tiếp cho đường vào cảng chứ không đưa đi đầu tư chỗ khác” - ông Lâm nói.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại trong tháng 5 tới

Kỳ Quan |

Trạm thu phí mới trên tuyến tránh TX.Cai Lậy của Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh TX.Cai Lậy và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 qua tỉnh Tiền Giang (BOT Cai Lậy) sắp hoàn thành. Dự kiến Dự án sẽ thu phí trở lại trong tháng 5.2021.

Thành phố Hồ Chí Minh thu phí hạ tầng cảng biển: Cần minh bạch nguồn thu và cam kết đầu tư hạ tầng

MINH QUÂN |

“Đề án Thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển TPHCM” vừa được HĐND TPHCM thông qua, kỳ vọng thu hơn 3.000 tỉ đồng mỗi năm để đầu tư hạ tầng giao thông nhằm giảm ùn tắc cho khu vực cảng biển. Nhiều ý kiến cho rằng việc thu phí và mục đích sử dụng là đúng, song TPHCM cần có một kế hoạch, cam kết cụ thể về danh mục đầu tư các dự án trong thời gian tới.

TPHCM thu phí hạ tầng cảng biển, cao nhất 4,4 triệu đồng/container

MINH QUÂN |

TPHCM thu phí hạ tầng cảng biển cao nhất là 4,4 triệu đồng/container, mức thấp nhất là 15.000 đồng/tấn đối với hàng rời không đóng trong container.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

BOT Cai Lậy sẽ thu phí trở lại trong tháng 5 tới

Kỳ Quan |

Trạm thu phí mới trên tuyến tránh TX.Cai Lậy của Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh TX.Cai Lậy và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 qua tỉnh Tiền Giang (BOT Cai Lậy) sắp hoàn thành. Dự kiến Dự án sẽ thu phí trở lại trong tháng 5.2021.

Thành phố Hồ Chí Minh thu phí hạ tầng cảng biển: Cần minh bạch nguồn thu và cam kết đầu tư hạ tầng

MINH QUÂN |

“Đề án Thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển TPHCM” vừa được HĐND TPHCM thông qua, kỳ vọng thu hơn 3.000 tỉ đồng mỗi năm để đầu tư hạ tầng giao thông nhằm giảm ùn tắc cho khu vực cảng biển. Nhiều ý kiến cho rằng việc thu phí và mục đích sử dụng là đúng, song TPHCM cần có một kế hoạch, cam kết cụ thể về danh mục đầu tư các dự án trong thời gian tới.

TPHCM thu phí hạ tầng cảng biển, cao nhất 4,4 triệu đồng/container

MINH QUÂN |

TPHCM thu phí hạ tầng cảng biển cao nhất là 4,4 triệu đồng/container, mức thấp nhất là 15.000 đồng/tấn đối với hàng rời không đóng trong container.