TPHCM công bố đối tượng được phép hoạt động khi tăng cường Chỉ thị 16

MINH QUÂN |

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16. Trong đó, quy định cụ thể nhóm đối tượng được phép hoạt động trong thời điểm áp dụng giãn cách.

Phương tiện nào được ra vào TPHCM?

Trong quy định mới, các tổ chức, doanh nghiệp được hoạt động gồm đơn vị cung cấp dịch vụ thiết yếu như y tế (trừ hoạt động thẩm mỹ), dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn công nghiệp; bếp ăn từ thiện; cung cấp hàng hóa thiết yếu gồm điện, nước, xăng dầu, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, duy tu lĩnh vực giao thông đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; kho bạc Nhà nước, dịch vụ tang lễ; phục vụ hậu cần trong phòng, chống dịch; cơ sở lưu trú đang hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ lưu trú, phục vụ cách ly cho chuyên gia và dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân và công tác phòng chống dịch bệnh; vận tải nguyên vật liệu, thành phẩm, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu; các doanh nghiệp dịch vụ logistic; các doanh nghiệp sản xuất đã đăng ký và bảo đảm công tác an toàn, tuân thủ nghiêm nguyên tắc “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm.

Thành phố cũng quy định các loại hình giao thông vận tải được phép lưu thông. Cụ thể là vận chuyển hàng hóa đường thủy (hàng hải, đường thủy nội địa), bến phà, các bến thủy (Cần Giờ - Cần Giuộc, Cần Thạnh - Thạnh An, Thạnh An - Thiềng Liềng).

Các phương tiện vận chuyển hàng hóa
Các phương tiện vận tải có giấy nhận diện (QR Code) được phép lưu thông vào hoặc xuyên qua TPHCM. Ảnh: Minh Quân

Các phương tiện được hoạt động trong giao thông đường bộ gồm: Xe công vụ, các loại phương tiện vận tải có giấy nhận diện (QR Code) được phép lưu thông vào hoặc xuyên qua thành phố, xe ôtô, mô tô, xe 2 bánh của tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan Nhà nước (công chức, viên chức, người lao động), lực lượng vũ trang, phục vụ phòng, chống dịch và các mục đích công vụ; xe đưa rước người dân TPHCM về quê theo kế hoạch; xe đưa đón công nhân, chuyên gia với doanh nghiệp thực hiện "1 cung đường - 2 địa điểm"; taxi chở hàng thiết yếu cho siêu thị và chở người dân đi, đến cơ sở y tế (được Sở GTVT TPHCM cấp phép); xe môtô công nghệ phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong thời gian giãn cách; xe vận chuyển (được cấp phép hoặc có giấy vận chuyển của Bộ Tư lệnh, Sở Y tế, bệnh viện, cơ sở y tế).

Các hoạt động cung ứng lương thực, thực phẩm (hình thức như chợ truyền thống) chỉ hoạt động theo mô hình mới (theo hướng dẫn của Sở Công thương), có quy mô giảm khoảng 30%, chỉ kinh doanh hàng thiết yếu. Các hộ kinh doanh hoạt động luân phiên theo ngày chẵn - lẻ để giảm tối đa lượng người tương tác.

Các công trình xây dựng, giao thông thật sự cấp bách chỉ cho phép triển khai thi công nếu đáp ứng "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm". Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Các loại hình kinh doanh dịch vụ, cơ quan, đơn vị, tổ chức không đề cập ở trên thì tạm ngưng hoạt động đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, các đơn vị được duy trì hoạt động trực cơ quan để đảm bảo phòng, chống cháy nổ, duy trì hệ thống.

2/3 cán bộ, công chức làm việc ở nhà

TPHCM cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nhà nước tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực chống dịch, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.

Số lượng người làm việc cụ thể tại công sở do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định và không quá 1/3 tổng số người lao động để đảm bảo duy trì các nhiệm vụ của đơn vị và chỉ đạo của Thành phố; nghiên cứu tổ chức làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày. Riêng lực lượng vũ trang, ngành y tế Thành phố đảm bảo 100% quân số và các đơn vị đặc thù có văn bản gửi Sở Nội vụ trình UBND Thành phố quyết định.

Đối với ngân hàng, chứng khoán bảo đảm hoạt động mức độ duy trì công suất tối thiểu để cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết, riêng đối với các chi nhánh hoặc phòng giao dịch, có thể tổ chức hoạt động luân phiên, bố trí nhân sự làm việc trực tiếp theo ca kíp, thực hiện nghiêm giãn cách. Thành phố khuyến khích các đơn vị áp dụng phương thức “3 tại chỗ" để phòng tránh nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào đơn vị.

Sau 15 ngày đầu áp dụng Chỉ thị 16, số ca nhiễm mỗi ngày tại TPHCM vẫn liên tục tăng. Tình từ ngày 27.4 đến nay, TPHCM ghi nhận 55.870 ca nhiễm COVID-19.

Do đó, TPHCM quyết định kéo dài đợt giãn cách theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 1.8 và tăng cường mạnh mẽ hơn để phòng, chống COVID-19.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM cấm dân trong khu phong tỏa ra khỏi nhà, sẽ có người đi chợ thay

MINH QUÂN |

Người dân trong khu phong tỏa ở TPHCM chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế. Chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà hoặc hình thức “đi chợ thay”.

TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 đến ngày 1.8 với các giải pháp mạnh hơn nữa

Huyên Nguyễn |

TP.HCM quyết định kéo dài đợt giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 8 ngày và một số biện pháp mạnh để phòng chống COVID-19. Theo Phó Chủ tịch UBND Dương Anh Đức, thành phố áp dụng Chỉ thị 16 đến ngày 1.8.

TPHCM tăng cường Chỉ thị 16, dân khu phong tỏa chỉ ra khỏi nhà 2 lần/tuần

MINH QUÂN |

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên vừa ký Chỉ thị về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16. Người dân ở khu phong tỏa chỉ được ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế, mua thực phẩm thiết yếu 2 lần/tuần và dùng phiếu đi chợ trong khu phong tỏa.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

TPHCM cấm dân trong khu phong tỏa ra khỏi nhà, sẽ có người đi chợ thay

MINH QUÂN |

Người dân trong khu phong tỏa ở TPHCM chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế. Chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà hoặc hình thức “đi chợ thay”.

TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 đến ngày 1.8 với các giải pháp mạnh hơn nữa

Huyên Nguyễn |

TP.HCM quyết định kéo dài đợt giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 8 ngày và một số biện pháp mạnh để phòng chống COVID-19. Theo Phó Chủ tịch UBND Dương Anh Đức, thành phố áp dụng Chỉ thị 16 đến ngày 1.8.

TPHCM tăng cường Chỉ thị 16, dân khu phong tỏa chỉ ra khỏi nhà 2 lần/tuần

MINH QUÂN |

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên vừa ký Chỉ thị về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16. Người dân ở khu phong tỏa chỉ được ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế, mua thực phẩm thiết yếu 2 lần/tuần và dùng phiếu đi chợ trong khu phong tỏa.