Tại sao tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương nhanh xuống cấp?

Huân Cao |

Cục Quản lý Đường bộ IV kiến nghị cấp kinh phí hơn 100 tỉ đồng để sửa chữa khẩn cấp mặt đường cao tốc TPHCM - Trung Lương. Vậy nguyên nhân nào khiến tuyến cao tốc này nhanh xuống cấp, dẫn đến cần sớm bổ sung kinh phí sửa chữa?

Tốc độ "rùa" trên đường cao tốc

Chiều 25.12, phóng viên Báo Lao Động đã có chuyến trải nghiệm thực tế tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương, để ghi nhận tình trạng xuống cấp như thông tin Cục Quản lý Đường bộ IV vừa nêu.

Theo ghi nhận của phóng viên, trên toàn tuyến cao tốc này có nhiều chỗ mặt đường đã xuống cấp, hư hỏng gây ảnh hưởng đến nguy cơ mất an toàn giao thông. Tại đoạn huyện Bình Chánh (TPHCM) đến huyện Bến Lức (Long An), nhiều đoạn đang thi công, nâng cấp sửa chữa mặt đường.

Thực tế, lưu lượng xe đi trên tuyến cao tốc này rất cao, trong khi nhiều chỗ mặt đường xuống cấp, cùng với những đoạn đang thi công, nên tốc độ lưu thông xe trên tuyến cao tốc này thành tốc độ "rùa".

Anh Lâm Quang Trường, tài xế xe khách chạy tuyến TPHCM - Bến Tre cho biết, từ ngày tạm dừng thu phí 1 năm qua, tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương có lượng xe tải, xe container tăng đột biến nên di chuyển chậm như "rùa".

"Phần lớn các loại xe ô tô đều chọn đi tuyến cao tốc này, bởi không mất phí, đường lại rộng hơn quốc lộ 1A. Tuy nhiên, lượng xe quá đông, cộng với nhiều vị trí mặt đường xuống cấp và công trình thi công nên vận tốc rất khó đạt được 100km/h cho phép. Thường tôi chỉ chạy được 60km/h, chưa kể có ngày bị kẹt xe trên cao tốc thì đứng yên 1 chỗ hoặc đi như "rùa bò" - Anh Trường nói.

 
Không chỉ đường dẫn vào cao tốc, mà đường dẫn vào trạm dừng cũng xuống cấp cần phải sửa chữa. Ảnh chụp chiều 25.12

Đường xuống cấp do lưu lượng xe tải tăng cao

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Xuân Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ IV (Cục IV) cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương nhanh xuống cấp, trong đó nguyên nhân chính là lưu lượng xe tăng cao sau thời điểm dừng thu phí.

Theo lãnh đạo Cục IV, kể từ ngày ngưng thu phí (tháng 1.2019), lượng xe tải và xe container đi vào cao tốc tăng cao, nên xảy ra hiện tượng ùn tắc, quá tải và ảnh hưởng đến việc mặt đường nhanh xuống cấp.

Lãnh đạo Cục IV cũng cung cấp thêm thông tin, do lưu lượng xe tăng cao nên tốc độ lưu thông trung bình trên tuyến cao tốc đã giảm xuống còn 60km/h. Đồng thời, lượng xe tải nặng, xe siêu trường, siêu trọng tăng cao là nguyên nhân dẫn đến mặt đường cao tốc nhanh xuống cấp.

Lượng xe tải nặng, siêu trường, siêu trọng luôn tràn ngập tuyến cao tốc này 24/24. Ảnh: HC
Lượng xe tải nặng tăng cao trên tuyến cao tốc này 24/24. Ảnh: HC

Xin cấp kinh phí để sửa chữa

Từ những nguyên nhân trên, Cục Quản lý Đường bộ IV kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung kinh phí hơn 107 tỉ đồng, để sửa chữa khẩn cấp mặt đường cao tốc TPHCM - Trung Lương trong năm 2020.

Theo Cục IV, phần kinh phí trên sẽ dùng để sửa chữa đường dẫn ở 2 đầu cao tốc phía chợ Đệm (TPHCM) và Thân Cửu Nghĩa (tỉnh Tiền Giang). Đồng thời, duy tu những nơi có mặt đường xuất hiện vết nứt, lún vệt bánh xe để tránh xảy ra tai nạn, cũng như nguy cơ mất an toàn giao thông.

Ngoài việc kiến nghị cấp kinh phí sửa chữa mặt đường, Cục IV cũng kiến nghị Tổng cục Đường bộ sớm có chỉ đạo về việc sửa chữa hệ thống quản lý giao thông thông minh trên tuyến. Lý do, hệ thống này được đầu tư 38,5 triệu USD, nhưng đến nay phần mềm đang bị lỗi, nhiều camera trên tuyến bị hư và không chuyển tải được dữ liệu về trung tâm.

 
Cao tốc này chỉ mới bán quyền thu phí 1 lần và thu được hơn 2.000 tỉ đồng hoàn cho ngân sách. Ảnh: HC

Được biết, cao tốc TPHCM - Trung Lương đầu tư gần 9.000 tỉ đồng, đưa vào khai thác từ năm 2010. Đây được xem là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TPHCM với khu vực Tây Nam bộ.

Trong đợt mở thầu bán đấu giá quyền thu phí tuyến cao tốc, Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh đã trúng đấu giá 2.004 tỉ đồng và được quyền thu phí từ 1.1.2014 đến 31.12.2018.

Từ 1.1.2019, khi Công ty trên đã hết quyền thu phí, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiếp nhận tuyến cao tốc và giao cho Cục Quản lý đường bộ 4 quản lý.

Hiện tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương đã thu phí, nộp ngân sách nhà nước khoảng 600 tỉ đồng và 2.004 tỉ đồng từ tiền bán đấu giá thu phí. Với số tiền thu được như vậy, vẫn chưa đủ để hoàn trả vốn cho ngân sách đã ứng trước đó để đầu tư là 9.880 tỉ đồng.

Cao tốc này là tuyến huyết mạch kết nối TP HCM với khu vực miền Tây. Ảnh: HC
Cao tốc này là tuyến huyết mạch kết nối TP HCM với khu vực miền Tây. Ảnh: HC
Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Cao tốc phía Nam xuống cấp: Kiến nghị cấp hơn 100 tỉ đồng để tu sửa

Huân Cao |

Cục Quản lý Đường bộ IV  vừa kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung kinh phí hơn 100 tỉ đồng để sửa chữa khẩn cấp mặt đường cao tốc TPHCM - Trung Lương đang xuống cấp.

Infographic: Toàn cảnh 10 năm lận đận dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Nhóm PV |

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có vai trò đặc biệt quan trọng kết nối khu vực ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Khởi công từ năm 2009, đến nay, dự án đã kéo dài 10 năm với nhiều lần trì hoãn rồi lại tái khởi động. Đến đầu tháng 12.2019, đã có dấu hiệu lạc quan cho dự án này trước khi bước vào năm mới 2020.

6.686 tỉ đồng vốn tín dụng cho dự án Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận

Kỳ Quan |

Ngày 16.12, tại TP.Mỹ Tho đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng và các văn kiện cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giữa Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận và các ngân hàng.

Bổ sung quy hoạch nhiều tuyến cao tốc

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó chú trọng xây dựng cao tốc Bắc - Nam, các tuyến ra cảng biển lớn, trung tâm kinh tế... Qua đó, nhiều tuyến cao tốc như như Hòa Bình-Sơn La-Điện Biên, Chợ Mới-Bắc Kạn… được bổ sung.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Cao tốc phía Nam xuống cấp: Kiến nghị cấp hơn 100 tỉ đồng để tu sửa

Huân Cao |

Cục Quản lý Đường bộ IV  vừa kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ sung kinh phí hơn 100 tỉ đồng để sửa chữa khẩn cấp mặt đường cao tốc TPHCM - Trung Lương đang xuống cấp.

Infographic: Toàn cảnh 10 năm lận đận dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Nhóm PV |

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có vai trò đặc biệt quan trọng kết nối khu vực ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Khởi công từ năm 2009, đến nay, dự án đã kéo dài 10 năm với nhiều lần trì hoãn rồi lại tái khởi động. Đến đầu tháng 12.2019, đã có dấu hiệu lạc quan cho dự án này trước khi bước vào năm mới 2020.

6.686 tỉ đồng vốn tín dụng cho dự án Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận

Kỳ Quan |

Ngày 16.12, tại TP.Mỹ Tho đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng và các văn kiện cho dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận giữa Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận và các ngân hàng.

Bổ sung quy hoạch nhiều tuyến cao tốc

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó chú trọng xây dựng cao tốc Bắc - Nam, các tuyến ra cảng biển lớn, trung tâm kinh tế... Qua đó, nhiều tuyến cao tốc như như Hòa Bình-Sơn La-Điện Biên, Chợ Mới-Bắc Kạn… được bổ sung.