Phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng", sẽ được phục hồi

Nguyễn Hà |

Việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ là "bất khả kháng" và sẽ được phục hồi trên nền bêtông cốt thép mới.

Chiều 9.6, tại Hội nghị giao ban báo chí thành uỷ Hà Nội, ông Phạm Thanh Học - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội cho biết, liên quan đến việc phá dỡ một phần con đường gốm sứ đây là việc không mong muốn nhưng cần phải làm để giảm áp lực giao thông.

Theo đó, mới đây Thành phố Hà Nội đã phê duyệt bổ sung vào giai đoạn 2 của Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên nằm trên địa bàn 2 quận Ba Đình và Tây Hồ. Dự án nhằm đầu tư đồng bộ tuyến đường Nghi Tàm và đường Âu Cơ đoạn từ nút giao đường Thanh Niên đến nút giao cầu Nhật Tân nhằm kịp thời xử lý tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao thông này.

Theo ông Học, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội giao làm chủ đầu tư dự án. Thực chất chỉ phá dỡ hơn 300m chứ không phải 600m như một số thông tin đã đưa.

Vấn đề này, Ban quản lý dự án đã họp và lấy ý kiến các sở ngành liên quan xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thẩm định, phê duyệt phương án, Mặc dù nghiên cứu nhiều phương án nhưng vẫn phải phá thay thế một đoạn đê gốm sứ, vấn đề này là bất khả kháng.

Một phần con đường gốm sứ được phá dỡ phục vụ thi công. Ảnh: Tùng Giang
Một phần con đường gốm sứ được phá dỡ phục vụ thi công. Ảnh: Tùng Giang

Ông Học khẳng định, thành phố đã có chủ trương sau khi hoàn thành xây dựng xong tường chắn, sẽ tiếp tục có kế hoạch gắn tranh gốm sứ lên mặt tường bêtông cốt thép mới (chiều dài tường bêtông cốt thép là rất lớn) và vẫn sẽ tiếp tục duy trì và phát triển con đường gồm sứ ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là một biểu tượng và là nét đẹp văn hóa độc đáo của Thủ đô Hà Nội.

Liên quan đến vấn đề này, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội cho biết, mục tiêu của dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên để hạn chế ùn tắc giao thông, thuộc quận Ba Đình và quận Tây Hồ (đoạn bổ sung từ nút giao Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân), tiến tới mục tiêu hoàn chỉnh một trục giao thông quan trọng kết nối Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình và trung tâm thành phố, kết nối giao thông phía hữu sông Hồng giữa cầu Nhật Tân, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì để phục vụ nhu cầu giao thông đi lại của thành phố.

Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn 1 đoạn từ nút giao Yên Phụ đến nút giao khách sạn Thắng Lợi trong tháng 10.2018 đã phát huy hiệu quả rất rõ rệt, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên tuyến; tạo được tuyến phố khang trang sạch đẹp và đồng thời cũng có gia cường khả năng chống lũ tuyến đê Nghi Tàm.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Con đường gốm sứ bị phá dỡ: Dù tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ

M.Hương |

Hà Nội đang tiến hành phá dỡ hơn 600 m chiều dài tranh gốm đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu bị phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân. Sự kiện này khiến nhiều bạn đọc tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ vì giúp giảm ùn tắc giao thông.

Con đường gốm sứ và các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long giờ ra sao?

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

10 năm kể từ ngày mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long (2010), nhiều công trình "khủng" được xây dựng khi đó đến nay đã xuống cấp, đìu hiu và đang phải chờ nâng cấp.

Tiếc nuối khi Hà Nội phá 600m con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê

Phạm Đông - Tùng Giang |

Để phục vụ việc mở rộng mặt đê, Hà Nội đang tiến hành phá 600m con đường gốm sứ trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Con đường gốm sứ bị phá dỡ: Dù tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ

M.Hương |

Hà Nội đang tiến hành phá dỡ hơn 600 m chiều dài tranh gốm đoạn ngã ba Nghi Tàm - Xuân Diệu bị phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân. Sự kiện này khiến nhiều bạn đọc tiếc nuối nhưng vẫn ủng hộ vì giúp giảm ùn tắc giao thông.

Con đường gốm sứ và các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long giờ ra sao?

TÔ THẾ - HOÀI ANH |

10 năm kể từ ngày mừng Đại lễ 1.000 Thăng Long (2010), nhiều công trình "khủng" được xây dựng khi đó đến nay đã xuống cấp, đìu hiu và đang phải chờ nâng cấp.

Tiếc nuối khi Hà Nội phá 600m con đường gốm sứ để mở rộng mặt đê

Phạm Đông - Tùng Giang |

Để phục vụ việc mở rộng mặt đê, Hà Nội đang tiến hành phá 600m con đường gốm sứ trong sự tiếc nuối của nhiều người.