Người dân ngó lơ cầu bộ hành, liều mình qua đường giữa dòng xe tấp nập

HỮU CHÁNH |

Phần lớn người dân bất chấp nguy hiểm, băng qua lòng đường dù TP Hồ Chí Minh đã xây dựng nhiều cầu vượt bộ hành trị giá tiền tỉ.

Cầu đi bộ bị lãng quên

Theo ghi nhận của Lao Động, vào cao điểm, lưu lượng giao thông tại khu vực gần ngã tư Hàng Xanh lên cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh) trở nên đông đúc.

Dù vậy, rất đông người đi bộ từ cổng Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh vượt qua dải phân cách để băng ngang đường Điện Biên Phủ. Con đường này có tới 8 làn chạy tốc độ cao, do đó việc này gây nguy hiểm cho người đi đường lẫn các phương tiện khác.

Cầu bộ hành Văn Thánh. Ảnh: Hữu Chánh
Cầu bộ hành Văn Thánh. Ảnh: Hữu Chánh

Cách đó khoảng 500m, cầu bộ hành Văn Thánh được xây dựng cho người đi bộ qua đường. Tuy nhiên trái với kỳ vọng, nơi đây chỉ lác đác người qua lại.

Cầu vượt đi bộ này trở thành chỗ nghỉ của người bán vé số, vô gia cư. Thậm chí, cây cầu này còn trở thành nơi xả rác thải, có thời điểm nhiều kim tiêm bị vứt lại, có nguy cơ trở thành tụ điểm của những tệ nạn xã hội...

Cầu bộ hành Văn Thánh. Ảnh: Hữu Chánh
Rác thải bị người dân bỏ lại trên cầu. Ảnh: Hữu Chánh

Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh gồm hai khu bị ngăn cách bởi đường Nơ Trang Long lúc nào cũng đông đúc xe cộ. Do đó, bệnh nhân đến khám và điều trị muốn đi lại giữa hai khu vực phải băng qua đường Nơ Trang Long.

Tháng 6.2020, TP Hồ Chí Minh đã xây dựng và đưa vào sử dụng cầu vượt bộ hành ngay trước cổng bệnh viện để người dân, nhất là người bệnh sang đường thuận tiện. Dù vậy, cây cầu đến nay vẫn không được nhiều người dân sử dụng. Thay vào đó, họ vẫn băng ngang qua đường.

Cầu bộ hành Văn Thánh. Ảnh: Hữu Chánh
Cầu bộ hành trước cổng Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Hữu Chánh

Mặc dù có cầu vượt bộ hành, nhưng người bệnh do sức khỏe kém, khó có thể leo lên cầu vượt để đi qua bên kia đường. Sau đó, hai chiếc thang máy được lắp ở hai đầu cầu nhằm hỗ trợ bệnh nhân đi lại thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, dù có thang máy nhưng nhiều người vẫn giữ thói quen băng ngang qua đường, bất chấp dòng xe đông đúc. Thậm chí, có những bệnh nhân vì sức khỏe kém, đi không vững, phải dựa vào người nhà đi từng bước, vẫn len lỏi giữa dòng xe, không chịu lên cầu.

Chính điều này gây ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn trước cổng bệnh viện, khiến bất kỳ ai thường xuyên lưu thông ngang khu vực này cũng ngán ngẩm.

Cầu bộ hành Văn Thánh. Ảnh: Hữu Chánh
Người dân bất chấp xe cộ qua lại, vẫn băng qua đường dù có cầu đi bộ. Ảnh: Hữu Chánh

Tương tự, một số cây cầu đi bộ trên đường Võ Văn Kiệt như cầu số 3, 4, 5, 6, 7 (Quận 6 giáp Qụận 8), cầu đi bộ trên xa lộ Hà Nội (khu phố 6, phường Linh Trung, TP Thủ Đức) hay cầu đi bộ trước bến xe Miền Tây trên đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) cũng thưa thớt người qua lại.

Cần tăng chế tài xử phạt

Trao đổi với Lao Động, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia cho biết, việc xây dựng các cây cầu vượt bộ hành ở khu vực đông người là rất cần thiết.

Tuy nhiên, người dân vẫn còn mang nặng tâm lý "đi ngang về tắt", miễn sao nhanh và đỡ tốn sức nên dẫn đến tình trạng cầu bộ hành bị lãng quên, gây lãng phí.

"Một số cầu vượt bộ hành trên nhiều tuyến đường huyết mạch ở TP Hồ Chí Minh dù rất đẹp nhưng ít khi thấy người qua lại. Trong khi đó, bên dưới đường xe đông nườm nượp, họ vẫn bất chấp nguy hiểm băng ngang qua" - ông Tạo nói.

Cầu bộ hành Văn Thánh. Ảnh: Hữu Chánh
Nhiều cầu đi bộ bị người dân ngó lơ. Ảnh: Hữu Chánh

Vì vậy, theo ông Tạo, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu thêm hình thức khuyến khích người dân sử dụng, có biển báo yêu cầu người dân đi lên cầu bộ hành.

Song song đó là chế tài xử phạt đủ sức răn đe cho hành vi băng ngang qua đường tại khu vực có cầu vượt.

Chuyên gia cho rằng cần tăng nặng chế tài xử phạt. Ảnh: Hữu Chánh
Cần tăng nặng chế tài xử phạt người dân băng qua đường ở nơi có cầu vượt bộ hành. Ảnh: Hữu Chánh

Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, việc người dân băng qua đường ở nơi có cầu vượt bộ hành là hành vi vi phạm luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, do không ai xử phạt nên người dân không sợ. Luật có quy định nhưng không được thực thi nên không hình thành ý thức cho người dân.

"Đã có vài án lệ xử lý người đi bộ khi gây tử vong cho người đi xe máy nhưng những trường hợp này rất hiếm. Trong khi đó, người điều khiển xe cơ giới thường sẽ phải bồi thường cho người đi bộ không đúng nơi quy định, đây là một điều rất vô lý" - luật sư Lực chia sẻ thêm.

Theo Nghị định 100/2019 về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, đối với hành vi người đi bộ đi không đúng phần đường, sẽ bị phạt tiền từ 60.000 - 100.000 đồng. Đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, thì bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Đáng chú ý, người đi bộ vi phạm các quy định giao thông đường bộ mà gây chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác…, thì có thể bị xử lý hình sự theo điều 260 bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Tiến độ cầu bộ hành hiện đại kết nối hành khách với các nhà ga Metro số 1

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Các cầu bộ hành đang trong giai đoạn đầu triển khai xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2023, cùng thời điểm vận hành thử toàn tuyến Metro số 1.

TPHCM muốn chi 60 tỉ đồng lắp thang máy cầu bộ hành kết nối ga Metro số 1

MINH QUÂN |

Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đề xuất chi hơn 60 tỉ đồng lắp thang máy tại các cầu vượt bộ hành kết nối nhà ga trên cao tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) nhằm phục vụ tốt hơn cho người già, trẻ em và người khuyết tật.

Phối cảnh 9 cầu bộ hành bắc qua Xa lộ Hà Nội nối vào ga trên cao Metro số 1

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - 9 cầu vượt bộ hành đang được xây dựng bắc qua Xa lộ Hà Nội tạo thuận lợi và an toàn cho người dân đến các nhà ga trên cao tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Nữ doanh nhân Thái Hương và khát vọng nâng tầm thương hiệu Việt

Phạm Dung |

Nhắc đến nữ doanh nhân thông minh, bản lĩnh, chèo lái doanh nghiệp “khủng” trên thị trường không thể không nói đến Anh hùng Lao động Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH.

Cận cảnh đường Nguyễn Trãi, Hà Nội trước khi quây lô cốt

Vĩnh Hoàng |

Nhằm phục vụ thi công dự án Nhà máy nước thải Yên Xá, dự kiến tối 9.6, đơn vị thi công sẽ bắt đầu quây lô cốt thử nghiệm trên đường Nguyễn Trãi để thi công hố ga thu nước.

Thầy giáo tiếng Anh chia sẻ bí quyết chinh phục 9.0 cả 4 kĩ năng IELTS

TRÀ MY |

Anh Luyện Quang Kiên (31 tuổi) - giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội - là người đầu tiên ở Việt Nam đạt 9.0 IELTS ở bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

Rào chắn giữ vỉa hè cho người đi bộ nhưng lại trưng dụng làm bãi giữ xe

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - Vỉa hè quanh một số bệnh viện lớn tại các quận trung tâm được lắp đặt rào chắn bằng thép làm lối đi cho người đi bộ, ngăn hàng rong lấn chiếm. Tuy nhiên, vỉa hè sau đó lại được trưng dụng làm bãi giữ xe, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Nhiều hồ nước tại Hà Nội cạn trơ đáy, cây cỏ mọc um tùm

Bích Lộc |

Tình trạng nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít cùng với việc không có đường cấp nước nên các hồ nước tại địa bàn Hà Nội cạn trơ đáy, có nơi cây cỏ mọc um tùm.

Tiến độ cầu bộ hành hiện đại kết nối hành khách với các nhà ga Metro số 1

HỮU CHÁNH - ANH TÚ |

TP Hồ Chí Minh - Các cầu bộ hành đang trong giai đoạn đầu triển khai xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2023, cùng thời điểm vận hành thử toàn tuyến Metro số 1.

TPHCM muốn chi 60 tỉ đồng lắp thang máy cầu bộ hành kết nối ga Metro số 1

MINH QUÂN |

Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đề xuất chi hơn 60 tỉ đồng lắp thang máy tại các cầu vượt bộ hành kết nối nhà ga trên cao tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) nhằm phục vụ tốt hơn cho người già, trẻ em và người khuyết tật.

Phối cảnh 9 cầu bộ hành bắc qua Xa lộ Hà Nội nối vào ga trên cao Metro số 1

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh - 9 cầu vượt bộ hành đang được xây dựng bắc qua Xa lộ Hà Nội tạo thuận lợi và an toàn cho người dân đến các nhà ga trên cao tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).