Nghiên cứu nắn tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh-Cần Thơ đi song song Vành đai 3

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ được đề xuất điều chỉnh hướng tuyến ra xa trung tâm TP Hồ Chí Minh, chạy song song với Vành đai 3 để tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng.

Chạy song song Vành đai 3

Ngày 12.4, Viện nghiên cứu vùng và đô thị tổ chức Hội thảo "Ý tưởng điều chỉnh hướng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ (đoạn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và Bình Dương)".

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh, thành phố (Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ) với chiều dài 174 km.

Tại TP Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt này đi song song với Vành đai 2, qua TP Thủ Đức, Quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh.

d
Hướng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ.   Ảnh: Minh Quân

PGS.TS Nguyễn Văn Trình - nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cho biết, sau nhiều năm quy hoạch chưa triển khai, hiện dọc tuyến Vành đai 2 đã đô thị hóa nhanh, giá nhà trong khu vực tăng lên rất cao.

Ước tính, giá đền bù giải phóng mặt bằng dọc tuyến Vành đai 2 hiện đã tăng 2,5 - 3 lần so với giá đền bù trên Vành đai 3. Do đó, nếu điều chỉnh kết nối tuyến đường sắt với Vành đai 3 sẽ giảm nhiều chi phí so với hướng tuyến hiện hữu.

Nhóm nghiên cứu đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ vào một phần bên trái đường Vành đai 3. Cụ thể, từ điểm đầu tuyến tại Ga An Bình (Bình Dương) tuyến đi theo hành lang đã quy hoạch về phía Bắc đến Ga Dĩ An và Ga Bình Chuẩn, sau đó rẽ trái và đi theo Vành đai 3 về phía Nam, đến vị trí gần cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ đi tiếp tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hành lang đã được quy hoạch trước đây.

Theo phương án này, lộ giới đường Vành đai 3 cần giải phóng mặt bằng thêm khoảng 20 m.

TS Trịnh Văn Chính – đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, việc điều chỉnh hướng tuyến đường sắt đi chung với hành lang của Vành đai 3 giúp giảm thiểu diện tích giải phóng mặt bằng, giảm giao cắt khác mức và giảm kinh phí đầu tư xây dựng.

Hướng tuyến mới cũng tạo nên một hành lang giao thông đường sắt – đường bộ có năng lực lớn, có thể triển khai các giải pháp tích hợp đa phương thức giao thông vòng quanh TP Hồ Chí Minh.

Khó khả thi

Dù đánh giá cao ý tưởng này, nhưng ông Phạm Hoài Chung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT (thuộc Bộ GTVT) cho rằng cần nghiên cứu kỹ hơn để đánh giá tác động khi điều chỉnh hướng tuyến.

Về tính pháp lý, ông Chung cho biết hiện các địa phương tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ đi qua đang điều chỉnh quy hoạch chung, một số tỉnh đã trình Thủ tướng phê duyệt. Do đó, vấn đề đặt ra là nếu điều chỉnh hướng tuyến dự án thì sẽ tích hợp vào quy hoạch nào để cho quy hoạch địa phương phải điều chỉnh theo. “Theo tôi nên đề xuất tích hợp vào quy hoạch vùng” – ông Chung nói.

 
Ông Phạm Hoài Chung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT.  Ảnh: Minh Quân

Cũng theo ông Chung, quy hoạch trước đây đoạn tuyến qua TP Hồ Chí Minh và Bình Dương đi theo Vành đai 2 dài 42 km, còn theo phương án đề xuất đi theo Vành đai 3 sẽ tăng lên 62 km. Việc này sẽ gây tác động rất lớn đến người dân.

Ngoài ra, việc chuyển đường sắt ra xa trung tâm TP Hồ Chí Minh sẽ tác động đến cơ cấu vận chuyển. Nếu đường sắt chở hàng thì hướng đi theo Vành đai 3 sẽ khả thi hơn, song nếu tập trung chở khách thì hướng đi theo Vành đai 2 như quy hoạch hiện hữu sẽ hiệu quả hơn.

Đại diện Viện Chiến lược và phát triển GTVT cũng cho rằng dự án phải đồng bộ với các hệ thống đường sắt đã có trong quy hoạch. Nếu không kết nối được vào mạng lưới, tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ sẽ khó có hiệu quả cao.

Theo ông Lý Khánh Tâm Thảo - Trưởng Phòng hạ tầng kỹ thuật (Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hồ Chí Minh), dự án Vành đai 3 qua TP Hồ Chí Minh có lộ giới quy hoạch 74 m, chỉ giải phóng mặt bằng 1 lần.

Hiện dự án Vành đai 3 đã hoàn thành cắm ranh và sắp hoàn thành thiết kế kỹ thuật. Do đó, dự án sẽ không đủ 20 m cho tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ như ý tưởng đề xuất.

“Đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ đi song song Vành đai 3 rất khó khả thi dù đặt trong điều chỉnh quy hoạch vùng hay quy hoạch quốc gia” – ông Thảo nói.

Tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ được đề xuất sử dụng đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, khai thác tàu khách với tốc độ dưới 190 km/h, tàu hàng dưới 120 km/h. Ước tính tổng đầu tư dự án khoảng 9 tỉ USD - tương đương hơn 200.000 tỉ đồng.

Dự án được đề xuất đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nhà nước chi trả tiền giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư huy động vốn xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho nhà nước theo hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ).

Tuyến đường sắt này khi đưa vào khai thác ước tính thời gian đi từ TP Hồ Chí Minh đến Cần Thơ khoảng 45 phút, thay vì 5-6 giờ đường bộ như hiện nay. Ngoài ra, tuyến đường sắt này giúp tăng năng lực giao thương hàng hoá giữa TP Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế xã hội vùng...

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM muốn làm tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ đi trên cao

MINH QUÂN |

TPHCM muốn làm tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ đi trên cao, qua địa bàn thành phố để hạn chế ảnh hưởng chia cắt các khu vực đô thị hai bên, tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn.

Đề nghị ưu tiên đầu tư đường sắt TPHCM-Cần Thơ và Thủ Thiêm-Long Thành

MINH QUÂN |

TPHCM - 2 tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ và Thủ Thiêm - Long Thành được đề nghị ưu tiên đầu tư nhằm tăng kết nối TPHCM với miền Tây và sân bay Long Thành trong tương lai.

Kỳ vọng đường sắt TPHCM - Cần Thơ tạo đột phá kinh tế vùng

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ dài 174km với tổng vốn 7 tỉ USD được kỳ vọng hoàn thành, giúp tăng năng lực giao thương hàng hoá giữa TPHCM với Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tuyến cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 trước ngày thông xe vào dịp 30.4

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dự kiến tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (có chiều dài hơn 63km) sẽ thông xe, đưa vào khai thác trước dịp 30.4 sắp tới, vậy nên những ngày này, các mũi thi công đang khẩn trương hoàn thiện một số hạng mục còn lại. Hiện nhìn từ trên cao, tuyến cao tốc này cơ bản hoàn thiện và trông đẹp như một bức tranh.

Nam Định: Bằng mọi cách để 50 bệnh nhân không phải dừng chạy thận

TRUNG DU |

Ngày 13.4, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định - Trần Hùng Cường khẳng định, bệnh viện này sẽ bằng mọi cách tháo gỡ khó khăn do thiếu dịch chạy thận và sẽ không có chuyện tạm dừng chạy thận cho 50 bệnh nhân.

Hà Nội: CSGT lập chốt kiểm tra ma túy đối với tài xế ngay cạnh bến xe

Tô Thế |

Lực lượng Cảnh sát giao thông (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) kết hợp hóa trang và lập chốt công khai để xử lý xe khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định, đồng thời test nhanh ma túy đối với lái xe.

Dự án Khu dân cư Tân Thịnh bị điểm tên, cổ phiếu LDG "nằm sàn"

Thanh Giang |

Cổ phiếu LDG "lau sàn" trong bối cảnh Dự án Khu dân cư Tân Thịnh của Công ty Cổ phần Đầu tư LDG vừa bị cơ quan chức năng Đồng Nai chỉ ra nhiều sai phạm.

Vụ dối trá kiểm soát giết mổ ở Long An: Làm ngơ trước vi phạm của cơ sở

Nhóm PV |

Một số cơ quan chức năng tỉnh Long An đã làm ngơ trước những vi phạm tại cơ sở giết mổ Nguyễn Hữu Ân (huyện Đức Hòa). Hàng ngày, cơ sở này giết mổ cả nghìn con heo bò, vượt công suất cấp phép chỉ là 100 heo bò/ngày đêm.

TPHCM muốn làm tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ đi trên cao

MINH QUÂN |

TPHCM muốn làm tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ đi trên cao, qua địa bàn thành phố để hạn chế ảnh hưởng chia cắt các khu vực đô thị hai bên, tổ chức giao thông thuận lợi, an toàn.

Đề nghị ưu tiên đầu tư đường sắt TPHCM-Cần Thơ và Thủ Thiêm-Long Thành

MINH QUÂN |

TPHCM - 2 tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ và Thủ Thiêm - Long Thành được đề nghị ưu tiên đầu tư nhằm tăng kết nối TPHCM với miền Tây và sân bay Long Thành trong tương lai.

Kỳ vọng đường sắt TPHCM - Cần Thơ tạo đột phá kinh tế vùng

MINH QUÂN |

Tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ dài 174km với tổng vốn 7 tỉ USD được kỳ vọng hoàn thành, giúp tăng năng lực giao thương hàng hoá giữa TPHCM với Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.