Ngày xuân trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Nguyễn Phấn Đấu |

Xuân năm nay, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chính thức thông xe phục vụ người dân miền Tây. Tuyến đường hoàn thành sẽ góp phần đánh thức vùng Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn và nhiều tiềm năng, đưa đất Chín Rồng “bay” lên cùng cả nước.

Chạy đua với COVID-19

Trong những ngày xuân này, hàng nghìn công nhân, kỹ sư đang tập trung hoàn thành 51km tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Dự án (DA) cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51km, đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang, song song với Quốc lộ 1. Điểm đầu kết nối với cao tốc TPHCM - Trung Lương tại nút giao Thân Cửu Nghĩa, điểm cuối tại chân cầu Mỹ Thuận, kết nối với dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Khi hoàn thành, đây là tuyến đường huyết mạch kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn và nhiều tiềm năng với TP.Hồ Chí Minh và cả nước.

Ông Nguyễn Tấn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (doanh nghiệp thực hiện DA) - cho biết, giai đoạn cao điểm thực hiện dự án (năm 2020 - 2021) cũng là lúc dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp ở nước ta. Làn sóng dịch lần thứ 4 đã tấn công mạnh nhiều tỉnh thành phía Nam, trong đó có Tiền Giang - nơi thực hiện dự án. Đầu tháng 6.2021, Tiền Giang phát hiện 2 ca dương tính là cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại dự án. Những ngày sau đó, đã phát hiện thêm 18 ca là cán bộ, kỹ sư, công nhân đang làm việc ở dự án này. Hàng trăm nhân sự khác thuộc diện F1, F2 phải cách ly tập trung hoặc cách ly tại chỗ. Doanh nghiệp dự án một mặt điều thêm nhân sự từ nơi khác đến, một mặt tổ chức sản xuất 3 ca, làm việc cả ngày nghỉ để bảo đảm tiến độ…

Với những nỗ lực của các bên liên quan và tinh thần làm việc không mệt mỏi của gần 1.500 người lao động trên công trường, dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang đi về đích theo đúng tiến độ để kịp phục vụ hơn 21 triệu dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong dịp Tết Nguyên đán 2022.

Hai năm và 12 năm

DA Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được khởi công từ… 12 năm trước, khi tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương sắp hoàn thành. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, dự án cứ ỳ ạch, không tiến triển được.

Từ năm 2019, khi có sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc), dự án mới khởi đi nhanh, để chỉ hơn 1 năm sau đã thông xe toàn tuyến và cần chưa tới 1 năm nữa để hoàn thành. Trong ngày thông tuyến 4.1.2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã di chuyển thực nghiệm trên toàn tuyến và dự lễ cắt băng thông tuyến đường. Đó là lần thứ 4 chỉ trong vòng hơn 1 năm, Thủ tướng trực tiếp đến công trường để kiểm tra, thúc đẩy tiến độ và động viên người lao động trên công trường.

Cũng trong ngày 4.1.2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự lễ khởi công dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Dự án Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ kết hợp với tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận và cầu Mỹ Thuận 2, sẽ tạo thành tuyến cao tốc hoàn chỉnh TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Thủ tướng tin tưởng, với 2 tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ cùng nhiều tuyến đường khác đang và sẽ được triển khai, một mạng lưới giao thông huyết mạch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang dần được định hình, sẽ sớm giúp thông suốt giao thông giữa Đồng bằng sông Cửu Long với TP.Hồ Chí Minh và cả nước. Từ đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long giàu tiềm năng sẽ có điều kiện phát triển nhanh cùng cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Khi chưa có tuyến cao tốc từ TP.Hồ Chí Minh đến Cần Thơ, giao thông trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc chủ yếu vào trục dọc huyết mạch là Quốc lộ 1. Trục dọc quan trọng nhất vùng này cách đây không lâu còn là “độc đạo”, hiện đã quá tải nặng nề, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Còn có vài trục dọc khác kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với bên ngoài nhưng năng lực lưu thông hạn chế do đường hẹp, mặt đường xấu.

Còn các trục ngang, ngoài Quốc lộ 91 có 4 làn xe (nối Cần Thơ - An Giang, có thu phí BOT), còn lại hầu hết đều chỉ có 2 làn xe và chất lượng mặt đường không cao, năng lực lưu thông hạn chế. Cả 1 vùng đất chiếm 12% diện tích và 19% dân số cả nước; đóng góp 15,4% GDP, khoảng 50% sản lượng lúa và 95% lượng gạo xuất khẩu… mà hạ tầng giao thông bộ chỉ có như thế thì quả là không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, hạ tầng giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Muốn phát triển được vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì việc đầu tiên là cần tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó ưu tiên phát triển hệ thống đường cao tốc có ý nghĩa chiến lược của vùng.

Cùng với các dự án cao tốc đang thực hiện, từ nay đến 2025 sẽ triển khai đầu tư các tuyến cao tốc khác. Đồng thời, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống đường bộ ven biển, cảng biển (trong đó có Cảng Trần Đề) và giao thông thủy, hạ tầng hàng không, hệ thống các công trình dịch vụ - hậu cần nhằm giảm chi phí logistic, hỗ trợ hiệu quả cho việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản của vùng.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, trong tương lai gần sẽ ưu tiên đặc biệt cho một số nhóm dự án giao thông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: Cao tốc TP.Hồ Chí Minh đến Cà Mau (trục dọc) và các cao tốc trục ngang như An Hữu - TP.Cao Lãnh, Vàm Cống - Rạch Giá, Châu Đốc - Cần Thơ - cảng Trần Đề... Cùng với đường đó, sẽ triển khai 7 tuyến quốc lộ trong vùng.

Với quyết tâm của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong vòng 5 đến 10 năm tới, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn chỉnh tuyến cao tốc trục dọc nối TP.Hồ Chí Minh - Cà Mau và các dự án cao tốc khác. Cùng với đó là các tuyến quan trọng khác được nâng cấp hoặc làm mới như tuyến N2 (nâng cấp), Quốc lộ 60 (nâng cấp), tuyến hành lang ven biển (làm mới), tuyến nối TP.Hồ Chí Minh qua Long An đến Tiền Giang (làm mới)…

Một số cây cầu lớn trên các trục dọc cũng sẽ được xây dựng như Rạch Miễu 2, Mỹ Thuận 2 (bắc qua sông Tiền), Đại Ngãi (sông Hậu), Vàm Cỏ (sông Vàm Cỏ)… Một mạng lưới giao thông hiện đại, hoàn chỉnh không chỉ giúp việc kết nối ra bên ngoài thuận lợi hơn nhiều mà còn tạo điều kiện để vùng Đồng bằng sông Cửu Long đầu tư các cảng biển nước sâu, giúp các tỉnh trong vùng xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, thay vì phải đưa về TP.Hồ Chí Minh rất nhiêu khê và tốn nhiều chi phí như hiện nay.

Dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công đã 12 năm mà vẫn ỳ ạch, nhưng với quyết tâm cao đã hoàn thành chỉ trong hơn 2 năm. Với những quyết tâm chính trị mới, giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang “lột xác” và sẽ hoàn thiện chỉ trong 5 - 10 năm tới, tạo bệ phóng vững chắc cho vùng đất Chín Rồng “bay” lên cùng cả nước.

Nguyễn Phấn Đấu
TIN LIÊN QUAN

Từ ngày 25.1, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chính thức cho xe lưu thông

Kỳ Quan |

Tiền Giang - UBND tỉnh Tiền Giang (Cơ quan Nhà nước thẩm quyền về Dự án) và Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận (Doanh nghiệp Dự án) vừa thống nhất phương án cho xe ôtô lưu thông trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trong dịp Tết Nguyên đán Nhân Dần năm 2022.

“Vượt lên” COVID-19, Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ về đích đúng hạn

Kỳ Quan |

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Tiền Giang, trong đó có công trình Dự án Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Vượt lên khó khăn, Dự án sẽ về đích đúng hạn – cuối năm 2021.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: "Nhiều khó khăn, nhưng sẽ đúng hạn"

Kỳ Quan |

Dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang cùng lúc gặp nhiều khó khăn, dù vậy, các bên có liên quyết tâm hoàn thành dự án đúng hạn vào tháng 11.2021.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Từ ngày 25.1, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chính thức cho xe lưu thông

Kỳ Quan |

Tiền Giang - UBND tỉnh Tiền Giang (Cơ quan Nhà nước thẩm quyền về Dự án) và Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận (Doanh nghiệp Dự án) vừa thống nhất phương án cho xe ôtô lưu thông trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trong dịp Tết Nguyên đán Nhân Dần năm 2022.

“Vượt lên” COVID-19, Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ về đích đúng hạn

Kỳ Quan |

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Tiền Giang, trong đó có công trình Dự án Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Vượt lên khó khăn, Dự án sẽ về đích đúng hạn – cuối năm 2021.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: "Nhiều khó khăn, nhưng sẽ đúng hạn"

Kỳ Quan |

Dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang cùng lúc gặp nhiều khó khăn, dù vậy, các bên có liên quyết tâm hoàn thành dự án đúng hạn vào tháng 11.2021.