Khan hiếm vật liệu xây dựng cao tốc Bắc - Nam

Minh Hạnh |

Thời gian qua, tại một số dự án cao tốc Bắc-Nam đã xảy ra tình trạng thiếu vật liệu xây dựng (VLXD) do một số mỏ không đáp ứng được khối lượng cung cấp hoặc chờ cấp phép dẫn đến tình trạng VLXD bị đội giá thành, gây nguy cơ chậm tiến độ thi công dự án.

Khảo sát sai, nhiều mỏ chưa được cấp phép

Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ vào cuối tuần qua có văn bản yêu cầu Bộ GTVT và các địa phương phải giải quyết ngay và nghiêm cấm tình trạng trục lợi, đầu cơ, nâng giá vật liệu xây dựng.

Đại diện Bộ GTVT cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã kiểm tra hiện trường, làm việc trực tiếp với các địa phương.

Theo đó, dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 bao gồm 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh với tổng chiều dài khoảng 653km, nhu cầu vật liệu đất đắp cho toàn bộ dự án là khoảng 52 triệu mét khối với 143 mỏ, trong đó bao gồm 81 mỏ đang khai thác (tổng trữ lượng khoảng 63,2 triệu mét khối), 12 mỏ đã hết thời hạn khai thác đang chờ gia hạn (tổng trữ lượng 28,8 triệu mét khối) và 82 mỏ trong quy hoạch nhưng chưa cấp phép khai thác (tổng trữ lượng khoảng 101,3 triệu mét khối) đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu vật liệu đất đắp cho toàn bộ dự án.

Tuy nhiên, tại một số dự án thành phần, như dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình hiện chỉ có 1 mỏ (trữ lượng 4,8 triệu mét khối); Vĩnh Hảo - Phan Thiết gồm 6 mỏ (tổng trữ lượng khoảng 4,17 triệu mét khối), Phan Thiết - Dầu Giây có 6 mỏ (tổng trữ lượng khoảng 6 triệu mét khối) dù đã có trong quy hoạch nhưng chưa được địa phương cấp phép khai thác.

Hơn nữa tại dự án Phan Thiết - Dầu Giây, nếu trong trường hợp 6 mỏ được cấp phép kịp thời vẫn thiếu khoảng 1,4 triệu mét khối do trong quá trình thực hiện công tác khảo sát mỏ vật liệu, bước thiết kế kỹ thuật có sai khá lớn với thực tế. Cụ thể trong hồ sơ khảo sát tổng trữ lượng là 20 triệu mét khối nhưng tổng trữ lượng thực tế chỉ đạt 4,1 triệu mét khối.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý các dự án cần khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về nguồn VLXD, công tác giải phóng mặt bằng, công trình hạ tầng kỹ thuật... để đẩy nhanh tiến độ dự án. Thường xuyên làm việc với các địa phương, xây dựng kế hoạch, cử cán bộ kỹ thuật bám sát hiện trường chỉ đạo tư vấn giám sát, nhà thầu quản lý chặt chẽ chất lượng công trình với quan điểm tiến độ là quan trọng nhưng chất lượng là hàng đầu.

Cấp phép khai thác mỏ cho chủ đầu tư?

Theo Bộ GTVT, thời gian qua tại một số dự án, một số nhà thầu sau khi trúng thầu và triển khai thi công nhưng một số mỏ vật liệu đã được tư vấn chỉ ra trong hồ sơ nhưng không đáp ứng được khối lượng cung cấp theo nhu cầu của dự án do: Các mỏ đồng thời phải chia sẻ, cung cấp cho các dự án khác của địa phương, dẫn đến các nhà thầu tranh mua mỏ có cự ly vận chuyển gần để giảm giá thành trong lúc công suất sản xuất của mỏ không đáp ứng kịp so với tiến độ yêu cầu; một số mỏ đã hết hạn khai thác, đang chờ gia hạn cấp phép; một số mỏ trong quy hoạch của địa phương đang thực hiện các thủ tục cấp phép khai thác; một số mỏ do tư nhân đang khai thác chưa sẵn sàng ký kết hợp đồng để chờ giá lên cao…

Đại diện Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình (Bộ GTVT) cho biết, theo thiết kế dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 đang cần khoảng 6 triệu mét khối đất, trong khi đó các mỏ đã cấp phép khai thác trên địa bàn chỉ có công suất 1,9 triệu mét khối/năm; dự án Cam Lộ - La Sơn cần 1,8 triệu mét khối nhưng các mỏ đã cấp phép đang khai thác chỉ cung cấp hơn 400.000m³; dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết có tổng nhu cầu đất đắp 1,8 triệu mét khối nhưng huyện Tuy Phong (Bình Thuận) chỉ có 2 mỏ khai thác đá, gần như không còn đất đắp; dự án Phan Thiết - Dầu Giây còn thiếu 1,8 triệu mét khối chưa có nguồn cung cấp.

Đại diện Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) - ông Võ Hoàng Anh cho biết, khi khảo sát đánh giá trữ lượng các mỏ đã được quy hoạch tại các địa phương hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu phục vụ thi công đường cao tốc Bắc - Nam. Cùng với đó, 3/4 địa hình Việt Nam là đồi núi phân bố khắp chiều dài đất nước, không thể thiếu VLXD. Tuy nhiên, do nhu cầu lớn trong thời gian ngắn, tiến độ đắp nền chỉ trong 3 đến 4 tháng nên nguồn cung thiếu. Bản thân các chủ và nhà thầu cũng không lường được việc dự án cần cả triệu mét khối mới đủ cung ứng (tức là khoảng 200.000-300.000m³/ngày). Trong khi đó, quy trình cấp phép mỏ mới ít nhất phải mất 6 tháng tới hơn 1 năm.

Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 - ông Hoàng Tuấn Khoát, dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết mỗi tháng cần khoảng 900.000m³ vật liệu đắp, rất khó thực hiện, do đó kế hoạch hoàn thiện vào cuối năm 2021 là rất khó thực hiện. Tình trạng khan hiếm dẫn đến VLXD đội giá 2 đến 3 lần so với thời điểm khảo sát, đã và đang đe dọa tiến độ của các dự án và nguy cơ đẩy nhà thầu đến thua lỗ.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình (Bộ GTVT) - ông Lê Quyết Tiến - cho rằng, vấn đề mấu chốt là cần đẩy nhanh thủ tục cấp phép mỏ vật liệu. Bộ GTVT đang đẩy mạnh làm việc với địa phương, đề nghị tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn tất các thủ tục còn thiếu cho các mỏ đã được cấp phép nhưng chưa khai thác được, cấp phép khai thác các mỏ đã có trong quy hoạch, nâng công suất các mỏ đang khai thác, gia hạn giấy phép mỏ đã hết hạn khai thác nhưng còn trữ lượng.

Còn theo đại diện Hội VLXD Việt Nam - ông Thái Duy Sâm, ngoài việc kiến nghị Chính phủ cho phép các địa phương cấp phép khai thác mỏ trực tiếp cho chủ đầu tư, nhà thầu để chủ động nguồn VLXD và đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm, không nhất thiết phải cấp phép cho chủ mỏ như hiện nay.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý phải hoàn chỉnh hệ thống định mức liên quan tới công tác khai thác, chế biến và cung ứng VLXD nhằm chấm dứt tình trạng mỗi địa phương có một giá khác nhau đối với cùng một vật liệu, giảm bớt thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu, đối với những công trình trọng điểm.

Bộ GTVT giải ngân được 6.821/42.996 tỉ đồng

Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT) - ông Nguyễn Danh Huy, hết quý I/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân được 6.821/42.996 tỉ đồng (đạt 16% kế hoạch cả năm). Theo đó, Bộ GTVT không chấp nhận tình trạng dự án chậm tiến độ và sẽ có giải pháp mạnh để chấn chỉnh các đơn vị này.

Đại diện Bộ GTVT cho biết, dự kiến hết tháng 4.2021 sẽ giải ngân được khoảng 10.858 tỉ đồng, (đạt 25% kế hoạch cả năm). Riêng trong tháng 4.2021, dự kiến giải ngân khoảng 4.011 tỉ đồng, vượt kế hoạch đăng ký khoảng 507 tỉ đồng. Kết quả giải ngân tháng 4.2021 có chuyển biến so với các tháng trong quý I/2021 và cùng kỳ năm 2020 (đạt 24,7%), tuy nhiên giá trị giải ngân phần lớn là tạm ứng hợp đồng, khối lượng thực tế thi công chưa nhiều.

Tại buổi giao ban ngày 22.4 vừa qua về công tác xây dựng cơ bản, Bộ trưởng Bộ GTVT - ông Nguyễn Văn Thể - cho rằng, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT đã có sự chuyển biến tốt, nhiều dự án triển khai đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Đồng thời Bộ trưởng Bộ GTVT cũng thẳng thắn phê bình nghiêm khắc đối với một số chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án có kết quả giải ngân thấp, tiến độ dự án triển khai chậm. Bộ GTVT không chấp nhận tình trạng dự án chậm tiến độ và sẽ có giải pháp mạnh để chấn chỉnh các đơn vị này. Đặc biệt là một số dự án do địa phương làm chủ đầu tư đang triển khai rất ỳ ạch, nếu không sớm có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn, Bộ GTVT sẽ không giao thêm bất cứ dự án nào trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Vụ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông làm việc với các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án rà soát, điều chỉnh lại nguồn vốn của các dự án, đảm bảo bám sát theo kế hoạch giải ngân của bộ. “Ban Quản lý dự án nào làm chậm cần trả vốn sớm, phải điều chuyển ngay, không để tình trạng cứ ôm khư khư vốn rồi cuối cùng không giải ngân. Trường hợp dự án chậm tiến độ, giải ngân kém liên quan đến năng lực lãnh đạo của các Ban Quản lý dự án, Bộ GTVT sẽ xử lý ngay trách nhiệm của cả ban lãnh đạo đơn vị đó” - ông Thể nhấn mạnh.

Liên quan đến tình hình triển khai các dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. Riêng hai dự án mới chuyển đổi sang hình thức đầu tư công là Quốc lộ 45-Nghi Sơn và Nghi Sơn-Diễn Châu phải thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật để khởi công trong tháng 6.2021. Bộ GTVT cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh công tác đàm phán hợp đồng để khởi công 3 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam triển khai theo hình thức PPP. Đặng Tiến

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Vi phạm giao thông vẫn tràn lan trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Lê Anh |

Bất chấp nguy hiểm và các quy định của pháp luật, nhiều nhà xe vẫn sẵn sàng tạt té, rẽ ngang rẽ tắt, lập bến cóc - trạm dừng nghỉ hoặc dừng đỗ trái phép trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai để đón trả khách.

Loay hoay truy trách nhiệm, trạm vé lậu cao tốc Nội Bài-Lào Cai vẫn tồn tại

Lê Anh |

Trong khi chính quyền Văn Yên và Tổng Công ty đường Cao tốc Việt Nam (VEC) đang "vênh" nhau về quan điểm trách nhiệm mỗi bên thì trạm vé lậu chuyên bán vé của nhà xe Hà Sơn - Hải Vân vẫn tiếp tục tồn tại, công khai hoạt động.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có cho xe chạy dịp 30.4?

Kỳ Quan |

Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vừa rồi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã sẵn sàng cho xe lưu thông tạm trong trường xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên Quốc lộ 1. Nhưng cuối cùng xe đã không chạy trên cao tốc do giao thông trên Quốc lộ 1 tạm ổn, trong khi trang bị kỹ thuật trên đường cao tốc chưa đáp ứng yêu cầu. Dịp lễ 30.4 này cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có sẵn sàng cho xe chạy vào để “chia lửa” với Quốc lộ 1?

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Vi phạm giao thông vẫn tràn lan trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Lê Anh |

Bất chấp nguy hiểm và các quy định của pháp luật, nhiều nhà xe vẫn sẵn sàng tạt té, rẽ ngang rẽ tắt, lập bến cóc - trạm dừng nghỉ hoặc dừng đỗ trái phép trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai để đón trả khách.

Loay hoay truy trách nhiệm, trạm vé lậu cao tốc Nội Bài-Lào Cai vẫn tồn tại

Lê Anh |

Trong khi chính quyền Văn Yên và Tổng Công ty đường Cao tốc Việt Nam (VEC) đang "vênh" nhau về quan điểm trách nhiệm mỗi bên thì trạm vé lậu chuyên bán vé của nhà xe Hà Sơn - Hải Vân vẫn tiếp tục tồn tại, công khai hoạt động.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có cho xe chạy dịp 30.4?

Kỳ Quan |

Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vừa rồi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã sẵn sàng cho xe lưu thông tạm trong trường xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên Quốc lộ 1. Nhưng cuối cùng xe đã không chạy trên cao tốc do giao thông trên Quốc lộ 1 tạm ổn, trong khi trang bị kỹ thuật trên đường cao tốc chưa đáp ứng yêu cầu. Dịp lễ 30.4 này cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có sẵn sàng cho xe chạy vào để “chia lửa” với Quốc lộ 1?