Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông:

Hơn 4 năm chậm trễ, 28% nhân viên bỏ việc

ĐẶNG TIẾN - VIỆT LÂM |

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10.2011, dự kiến chạy thử và khai thác từ 30.6.2015. Nhưng đến nay sau nhiều lần lỡ hẹn dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại dẫn đến thu nhập của người lao động thấp và rất nhiều người đã phải xin nghỉ việc.

Chỉ là lao động phổ thông

Ngày 15.11 vừa qua, trả lời tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm trước kỳ họp thứ 11 HĐND khóa XV về việc chậm tiến độ tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và thời gian vận hành thương mại của tuyến này, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, để chuẩn bị tiếp nhận và vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông, TP.Hà Nội đã tuyển dụng, đào tạo gần 1.000 lao động, trong đó hơn 200 người được đào tạo tại Trung Quốc. Nhưng do dự án chậm tiến độ, 28% công nhân, nhân viên của dự án đã bỏ việc, khiến thành phố gặp rất nhiều khó khăn.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội Vũ Hồng Trường cho biết, phần lớn đều là vị trí lao động phổ thông (không có trường hợp lái tàu nào xin nghỉ việc) và đã được đơn vị tuyển dụng, đào tạo bổ sung. Hiện tại, bộ phận nhân sự kỹ thuật đầy đủ, sẵn sàng đáp ứng khai thác, vận hành dự án. Cũng theo ông Hồng, tổng nhân sự làm việc trên tuyến hiện nay là 681 người, làm việc 21 trung tâm và các bộ phận làm việc 3 ca liên tục (chưa tính nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga). Trong đó, 50 nhân viên quản lý thuộc các phòng chức năng như: Quản lý lái tàu; quản lý nhà ga; sửa chữa công trình; vật tư; thiết bị nhà ga; điện lực; thông tin tín hiệu; đường ray; đầu máy toa xe... và hưởng mức lương cơ bản vùng I là 4.180.000đ/người/tháng. “Phần lớn số lao động nghỉ việc thuộc giai đoạn đầu của dự án, khi đó khó khăn nên người lao động chỉ được hỗ trợ tiền ăn, nên họ đã nghỉ việc” - ông Trường cho biết.

Một lần chạy thử của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.Ảnh: HẢI NGUYỄN
Một lần chạy thử của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.Ảnh: HẢI NGUYỄN

Đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS) Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động đã giải thích rằng số lao động đã nghỉ việc đều là những lao động phổ thông và họ nghỉ rải rác từ khi dự án tuyển dụng đến nay (2015-2019), chứ không phải nghỉ ồ ạt trong thời gian gần đây.

Khi phóng viên nêu vấn đề, có phải do dự án chậm đi vào hoạt động nên ảnh hưởng đến thu nhập, tâm lý của NLĐ… dẫn đến họ nghỉ việc hay không?

Đại diện CĐCS cho biết, sau thời gian được đào tạo và chưa ký hợp đồng lao động nên đến nay cũng có nhiều người nghỉ việc, bởi nhiều nguyên nhân như NLĐ phải chờ đợi công việc quá lâu, có cơ hội chọn việc khác với mức thu nhập cao hơn… và phần lớn trong số đó là lao động với ngành nghề đơn giản, không đòi hỏi chuyên sâu như hướng dẫn hành khách, phục vụ tại ga, nhân viên vé, lái xe… Và họ nghỉ rải rác từ năm 2015 đến trước tháng 3.2019, với số lượng khoảng gần 180 người. Trong số những người nghỉ việc không có lái tàu, cán bộ kỹ thuật cao,

Thời gian qua, Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cũng đã chủ động tuyển dụng bổ sung thay thế cho những trường hợp nghỉ để đảm bảo cho quá trình đào tạo cũng như vận hành thử theo kế hoạch của Dự án. Hiện tại số nhân sự của Dự án vẫn đảm bảo đủ để đáp ứng theo yêu cầu.

“Hiện nay công trình chưa được khai thác theo kế hoạch tiến độ do một số vướng mắc về hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu các hạng mục nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý của NLĐ. Ban Chấp hành CĐCS cũng nắm được tâm tư, nguyện vọng của NLĐ và có các biện pháp tuyên truyền, hoạt động thăm hỏi, động viên mỗi khi đoàn viên gặp phải hoàn cảnh khó khăn, hoặc tặng quà cho họ vào những dịp lễ, Tết. Trong đó, CĐ tuyên truyền, vận động NLĐ cần cố gắng chờ đợi, chia sẻ khó khăn cùng Cty. Trong thời gian tới, khi công trình chính thức được đưa vào hoạt động thì các chế độ lương, thưởng của NLĐ sẽ được hưởng ở mức độ khác - theo đúng vị trí, chức danh công việc - thu nhập sẽ cao hơn so với hiện nay” - đại diện CĐCS Cty cho biết.

Vì sao chưa thực hiện chạy tàu theo kế hoạch

Đại diện Cty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cũng cho biết, hiện việc chạy 20 ngày theo kế hoạch vẫn chưa được triển khai vì trước khi vận hành đoàn tàu chính thức phải có đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống, được thực hiện độc lập bởi liên danh nhà thầu quốc tế Apave-Certifier-Tricc (Pháp) và được Cục Đăng kiểm cấp chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật. Đồng thời phải được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra, đánh giá tổng thể lần cuối mới có thể đưa vào khai thác vận hành chính thức.

Công nhân làm việc tại tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: TÔ THẾ
Công nhân làm việc tại tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: TÔ THẾ

Theo đại diện Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT), hiện đơn vị tư vấn độc lập ACT (Pháp) áp dụng tiêu chuẩn EN 50126 để đánh giá, tương đồng với tiêu chuẩn GB/T21526-2008 của Trung Quốc đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt. Nhưng tổng thầu chưa cung cấp đủ các chứng chỉ an toàn và các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất, dẫn đến chưa đủ cơ sở để đánh giá an toàn đoàn tàu về hệ thống phanh điện và sức kéo. Đồng thời hiện một số hồ sơ, hạng mục chưa đồng bộ trong khi đây là yêu cầu bắt buộc. Cùng đó, Cục Đăng kiểm đã kiểm định 13 đoàn tàu đạt 98%, nguyên nhân đơn vị chưa hoàn thành việc kiểm định phương tiện do vẫn phải chờ tổng thầu cung cấp các hồ sơ thiết bị.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài hơn 13km, điểm đầu từ ga Cát Linh, điểm cuối đến ga Yên Nghĩa. Chạy dọc theo tuyến là 12 nhà ga trên cao gồm: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê và Yên Nghĩa. Dự án có 13 đoàn tàu, trong quá trình vận hành sẽ sử dụng thường xuyên 10 đoàn, 2 đoàn bảo dưỡng và một đoàn dự phòng. Mỗi đoàn tàu gồm 4 toa dài khoảng 80m, sức chở gần 1.000 khách, vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc khai thác thương mại 35km/giờ. Các đoàn tàu chạy bằng điện, với thiết kế tần suất khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến.

ĐẶNG TIẾN - VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

“Không phải công nhân thôi việc tập thể tại Dự án Cát Linh – Hà Đông"

Việt Lâm |

Đó là khẳng định của đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Cty), khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Và theo giải thích của CĐCS, số lao động đã nghỉ việc đều là những lao động phổ thông và họ nghỉ rải rác từ khi dự án tuyển dụng đến nay (2015-2019), chứ không phải nghỉ ồ ạt trong thời gian gần đây.

Hàng trăm nhân viên tại Dự án Cát Linh-Hà Đông bỏ việc

Minh Hạnh |

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10.2011, dự kiến chạy thử và khai thác từ 30.6.2015. Nhưng đến nay sau nhiều lần lỡ hẹn dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại. Cùng đó, hàng trăm nhân viên của dự án này xin nghỉ việc.

Bao giờ vận hành thử toàn hệ thống?

MINH HẠNH |

Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Tổng thầu EPC (Cty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc) sẽ vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày theo tiêu chuẩn thiết kế để phục vụ đánh giá, nghiệm thu dự án (dự kiến từ 28.10.2019). Nhưng đến nay việc chạy thử vẫn chưa được triển khai vì nhiều lý do. 

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

“Không phải công nhân thôi việc tập thể tại Dự án Cát Linh – Hà Đông"

Việt Lâm |

Đó là khẳng định của đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Cty), khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Và theo giải thích của CĐCS, số lao động đã nghỉ việc đều là những lao động phổ thông và họ nghỉ rải rác từ khi dự án tuyển dụng đến nay (2015-2019), chứ không phải nghỉ ồ ạt trong thời gian gần đây.

Hàng trăm nhân viên tại Dự án Cát Linh-Hà Đông bỏ việc

Minh Hạnh |

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10.2011, dự kiến chạy thử và khai thác từ 30.6.2015. Nhưng đến nay sau nhiều lần lỡ hẹn dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại. Cùng đó, hàng trăm nhân viên của dự án này xin nghỉ việc.

Bao giờ vận hành thử toàn hệ thống?

MINH HẠNH |

Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Tổng thầu EPC (Cty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc) sẽ vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày theo tiêu chuẩn thiết kế để phục vụ đánh giá, nghiệm thu dự án (dự kiến từ 28.10.2019). Nhưng đến nay việc chạy thử vẫn chưa được triển khai vì nhiều lý do.