Hà Nội sẽ có bao nhiêu tuyến đường sắt đô thị đến năm 2030?

Phạm Đông |

Theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 318 km để kết nối đến các đô thị vệ tinh và vùng ven.

Ngày 21.9, Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hà Nội cho hay, UBND TP Hà Nội vừa trình Chính phủ báo cáo về việc thẩm định nghiên cứu tiền khả thi dự án metro số 5, tuyến Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc. UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng thống nhất phương án trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư toàn tuyến trong một giai đoạn và điều chỉnh số lượng ga trên tuyến từ 17 lên 21. Kiến nghị Chính phủ cho phép triển khai dự án bằng nguồn vốn ngân sách TP.

Dự án tuyến metro số 5 có tổng mức đầu tư ước khoảng 65.404 tỉ đồng; theo tiêu chuẩn đường đôi, gồm 6,5 km đi ngầm, 2 km trên cao và 29,93 km trên mặt đất. Nếu được thông qua chủ trương đầu tư, dự án sẽ được khởi công vào năm 2022 và dự kiến đưa vào vận hành, khai thác trong năm 2026.

Theo ông Lê Trung Hiếu - Phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, phần lớn chiều dài metro số 5 chạy giữa các tuyến đường bộ hiện hữu, đoạn từ Liễu Giai đến Trần Duy Hưng chạy ngầm giữa đường nên "có thể tiết kiệm chi phí, thời gian giải phóng mặt bằng".

Ông Hiếu cho rằng, hàng chục km của dự án đi nổi trên đại lộ Thăng Long cũng nằm ở giữa dải phân cách, "ít phải làm cầu, hầm và không ảnh hưởng đến các công trình liên quan nên thời gian thi công sẽ rút ngắn đáng kể.

Các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội hiện nay đang chậm tiến độ. Ảnh: Hải Nguyễn
Các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội hiện nay đang chậm tiến độ. Ảnh: Hải Nguyễn

Trước đó, UBND TP Hà Nội cũng trình Thủ tướng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến metro số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến quận Hoàng Mai. Theo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26-7-2011, mạng lưới metro ở Hà Nội sẽ gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 318 km.

Dự kiến, khi mạng lưới metro của Hà Nội hoàn thiện sẽ gia tăng tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện hành khách công cộng tới 35% - 45%, giảm người sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%; đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực và cải thiện môi trường đô thị nhờ giảm thiểu tắc nghẽn giao thông cũng như ô nhiễm môi trường.

Trong 10 năm qua, hai tuyến đường sắt đang thi công gồm tuyến số 2 (đoạn 2A, Cát Linh - Hà Đông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội).

Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh) dự kiến khởi công từ năm 2007, nhưng đến nay chưa khởi công.

Cụ thể, quy hoạch 8 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội như sau:

Tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh; dài khoảng 38,7 km.

Tuyến số 2: Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình; dài 35,2 km.

Tuyến số 3: Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 21 km, sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến số 3 tới Sơn Tây; tổng chiều dài dự kiến 48 km.

Tuyến số 4: Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Bắc Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh; dài 53,1 km, có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và 5.

Tuyến số 5: Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc; dài 39 km.

Tuyến số 6: Nội Bài - khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi, kết nối với tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và tuyến số 7 tại Dương Nội; dài 43 km.

Tuyến số 7: Mê Linh - đô thị mới phía Tây Nhổn - Vân Canh - Dương Nội, kết nối với tuyến số 4 tại đoạn Đại Mạch và Tây Tựu, với tuyến số 6 tại đoạn Dương Nội; dài khoảng 35 km.

Tuyến số 8: Cổ Nhuế - vành Đai 3 - Lĩnh Nam - Bát Tràng - Dương Xá; dài khoảng 28 km.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội : Phải nhìn vào nhu cầu của tương lai

Đặng Tiến |

UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình số 134/TTr-UBND, trình Thủ tướng Chính phủ thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai. Tổng mức đầu tư ước tính là 1.752,78 triệu USD (tương đương 40.577 tỉ đồng). Các chuyên gia giao thông cho rằng Hà Nội chỉ cần 3 tuyến Metro và mỗi tuyến chỉ khoảng 10km đến 15km là hợp lý, vì xây dựng đường sắt đô thị rất đắt đỏ và phát triển giao thông đô thị không thể chỉ tập chung vào một mình Metro được.

Hà Nội triển khai tiếp 2 tuyến đường sắt đô thị trị giá 100.000 tỉ đồng: Phải giám sát chặt tiến độ và vốn

Đặng Tiến |

Mới đây Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai tiếp 2 tuyến đường sắt đô thị số 3 (từ ga Hà Nội đến quận Hoàng Mai) và tuyến số 5 (từ Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hoà Lạc) với tổng mức đầu tư trên 100.000 tỉ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển đường sắt đô thị là cần thiết nhưng với việc chậm tiến độ, đội vốn, mất an toàn giao thông như tại một số tuyến đường sắt đang triển khai hiện nay cần phải được giải quyết dứt điểm mới mang lại hiệu quả.

Hà Nội thông qua việc triển khai 2 dự án đường sắt đô thị

Nguyễn Hà |

Sáng 22.4, tại Hội nghị lần thứ 23, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ Ga Hà Nội đến Hoàng Mai và dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội “Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc”.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Lý do dự án đường ven sông 3.960 tỉ đồng ở Đồng Nai phải thi công "da beo"

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Dự án xây dựng đường ven sông Cái là dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 3.960 tỉ đồng được kỳ vọng sẽ tạo thêm trục giao thông mới ở khu vực trung tâm TP Biên Hòa và cải tạo cảnh quan đô thị ven sông. Tuy nhiên, đến nay dự án đang gặp nhiều vướng mắc đặc biệt là về mặt bằng để thi công ưu tiên 5 cây cầu mới trong dự án.

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 hơn 6.000 tỉ đồng sắp xây trên sông Sài Gòn có gì?

Phương Anh |

Dự án cầu Thủ Thiêm 4 qua sông Sài Gòn, nối quận 7 và TP Thủ Đức (TP.HCM) được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với tổng mức đầu tư dự kiến trên 6.000 tỉ đồng.

Làm rõ thông tin "các trường học tại huyện Thạch Hà phải nộp nhiều khoản tiền bất thường"

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - UBND huyện Thạch Hà vừa chỉ đạo thành lập Tổ kiểm tra, xác minh thông tin “các trường học ở Thạch Hà chuyển nộp các khoản tiền bất thường”.

Ông Thích Minh Tuệ nhận thẻ căn cước công dân tại Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngày 10.6, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã đến cơ quan Công an tỉnh Gia Lai để nhận căn cước công dân.

Dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội : Phải nhìn vào nhu cầu của tương lai

Đặng Tiến |

UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình số 134/TTr-UBND, trình Thủ tướng Chính phủ thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai. Tổng mức đầu tư ước tính là 1.752,78 triệu USD (tương đương 40.577 tỉ đồng). Các chuyên gia giao thông cho rằng Hà Nội chỉ cần 3 tuyến Metro và mỗi tuyến chỉ khoảng 10km đến 15km là hợp lý, vì xây dựng đường sắt đô thị rất đắt đỏ và phát triển giao thông đô thị không thể chỉ tập chung vào một mình Metro được.

Hà Nội triển khai tiếp 2 tuyến đường sắt đô thị trị giá 100.000 tỉ đồng: Phải giám sát chặt tiến độ và vốn

Đặng Tiến |

Mới đây Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai tiếp 2 tuyến đường sắt đô thị số 3 (từ ga Hà Nội đến quận Hoàng Mai) và tuyến số 5 (từ Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hoà Lạc) với tổng mức đầu tư trên 100.000 tỉ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển đường sắt đô thị là cần thiết nhưng với việc chậm tiến độ, đội vốn, mất an toàn giao thông như tại một số tuyến đường sắt đang triển khai hiện nay cần phải được giải quyết dứt điểm mới mang lại hiệu quả.

Hà Nội thông qua việc triển khai 2 dự án đường sắt đô thị

Nguyễn Hà |

Sáng 22.4, tại Hội nghị lần thứ 23, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thông qua chủ trương triển khai dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ Ga Hà Nội đến Hoàng Mai và dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội “Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc”.