Hà Nội sắp xây cầu 20.000 tỉ đồng nối Tây Hồ với Đông Anh

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn dài 11,5km, vốn đầu tư 20.000 tỉ đồng nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh sắp được thành phố triển khai xây dựng.

Theo tìm hiểu của Lao Động ngày 24.3, dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Công trình nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỉ đồng.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên).

Trong đó, cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ.

Theo phương án thiết kế được phê duyệt, Tứ Liên là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình, kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của Hà Nội.

a
Cầu Tứ Liên sẽ góp phần giảm lưu lượng giao thông tại các cây cầu hiện hữu, mở ra khu vực phát triển mới cho Hà Nội. Ảnh: Đơn vị thiết kế

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc hình thành cây cầu trong nội đô bắc qua sông Hồng sẽ góp phần làm giảm ách tắc giao thông cho các tuyến từ nội thành lên các tỉnh phía Bắc, hình thành cửa ngõ thứ ba bên cạnh cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân, từ Sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố.

Cầu Tứ Liên cũng sẽ phục vụ trực tiếp cho việc phát triển đô thị Hà Nội lên phía Bắc, giãn mật độ dân cư trung tâm thành phố, góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố.

Về tầm nhìn dài hạn, ông Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia - đánh giá, cầu Tứ Liên sẽ là cây cầu quan trọng trong số các cầu dự kiến xây dựng mới trong đô thị trung tâm, góp phần mở ra hướng phát triển mới cho Hà Nội.

"Áp lực đô thị hóa khu trung tâm Hà Nội đang rất cao. Do đó, thành phố cần những cây cầu để khép kín các vành đai giao thông lớn, mở hướng phát triển về những vùng đất giàu tiềm năng như Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên" - ông Khương Kim Tạo nói.

Trước đó, vào tháng 1.2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu đầu tư, xây dựng một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.

Theo biên bản ghi nhớ, các bên liên quan thống nhất cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai nghiên cứu các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Hà Nội, trong đó tập trung vào 2 dự án là cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng và tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Nhộn nhịp trên công trường dự án cầu 1.800 tỉ nối Long Biên với Gia Lâm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chủ đầu tư đang huy động lượng lớn nhân lực và thiết bị đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng hai cầu đường sắt và đường bộ bắc qua sông Đuống, kinh phí 1.800 tỉ đồng. Công trình hoàn thành giúp tăng liên kết vùng, đảm bảo an toàn cho các phương tiện đường thủy, đường sắt và đường bộ thông suốt.

Sắp khởi công cầu hơn 16.000 tỉ đồng nối trung tâm Hà Nội với quận Long Biên

HỮU CHÁNH - PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Cầu Trần Hưng Đạo với tổng vốn hơn 16.000 tỉ đồng dự kiến khởi công năm 2025, cơ bản hoàn thành sau 2 năm giúp kết nối hai bên bờ sông Hồng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Chiêm ngưỡng giải Nhất phương án thiết kế cầu 8.300 tỉ đồng qua sông Hồng

HỮU CHÁNH (ẢNH: ĐƠN VỊ THIẾT KẾ) |

Phương án thiết kế cầu Thượng Cát đạt giải Nhất với hình ảnh “Cánh chim hòa bình", đại diện cho định hướng phát triển lâu dài của Hà Nội.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhộn nhịp trên công trường dự án cầu 1.800 tỉ nối Long Biên với Gia Lâm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chủ đầu tư đang huy động lượng lớn nhân lực và thiết bị đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng hai cầu đường sắt và đường bộ bắc qua sông Đuống, kinh phí 1.800 tỉ đồng. Công trình hoàn thành giúp tăng liên kết vùng, đảm bảo an toàn cho các phương tiện đường thủy, đường sắt và đường bộ thông suốt.

Sắp khởi công cầu hơn 16.000 tỉ đồng nối trung tâm Hà Nội với quận Long Biên

HỮU CHÁNH - PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Cầu Trần Hưng Đạo với tổng vốn hơn 16.000 tỉ đồng dự kiến khởi công năm 2025, cơ bản hoàn thành sau 2 năm giúp kết nối hai bên bờ sông Hồng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Chiêm ngưỡng giải Nhất phương án thiết kế cầu 8.300 tỉ đồng qua sông Hồng

HỮU CHÁNH (ẢNH: ĐƠN VỊ THIẾT KẾ) |

Phương án thiết kế cầu Thượng Cát đạt giải Nhất với hình ảnh “Cánh chim hòa bình", đại diện cho định hướng phát triển lâu dài của Hà Nội.