Hà Nội có thể hạn chế xe máy lưu thông từ 6-22 giờ

Cường Ngô |

Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất chỉ hạn chế xe máy trong khung giờ hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng, từ 6h-22h.

Dừng hoạt động xe máy khi nào?

Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đang lấy ý kiến đề án “Phân vùng hoạt động của xe máy trên địa bàn các quận đến năm 2030”.

Nội dung đáng chú ý trong đề án là chỉ đề xuất xem xét dừng hoạt động xe máy khi hệ thống vận tải công cộng và các phương tiện thay thế đáp ứng được tối thiểu 60,5% nhu cầu đi lại của người dân.

Sở GTVT Hà Nội cho hay, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và vận tải hành khách công cộng sẽ tiến hành lựa chọn vành đai hạn chế hoạt động phù hợp.

Trong đó, quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2030 thành phố sẽ quy hoạch 5 tuyến vành đai gồm: Vành đai 1, 2, 3, 4, 5 và vành đai 3,5  không khép kín, mang tính chất là đường trục chính đô thị.

Bởi vậy, trong quá trình xây dựng đề án, sẽ đưa ra vùng hạn chế xe máy phù hợp, tùy tình hình thực tiễn, tác động giao thông và khả năng đáp ứng của vận tải hành khách công cộng. Quá trình xây dựng sẽ được lấy ý kiến đầy đủ các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức, nhân dân.

Tắc đường đang là bài toán nan giải tại Hà Nội. Ảnh: VB.
Tắc đường đang là bài toán nan giải tại Hà Nội. Ảnh: VB.

Sở GTVT khẳng định, chỉ đề xuất xem xét dừng hoạt động xe máy khi hệ thống vận tải hành khách công cộng và các phương tiện thay thế đáp ứng được  tối thiểu 60,5% nhu cầu đi lại của người dân.

Để đảm bảo yêu cầu này, đến năm 2030, cần đưa vào hoạt động 8 tuyến đường sắt đô thị, khoảng 200 tuyến xe buýt, 35.000 xe taxi, 50.000-55.000 xe hợp đồng, 15-20 tuyến minibus.

Hạn chế xe máy từ 6 - 22 giờ

Để thực hiện được việc hạn chế xe máy, đề án cũng đưa ra một số các giải pháp hỗ trợ như dừng cấp đăng ký mới xe máy tại một số quận khu vực trung tâm; không hạn chế xe máy ngoài giờ hoạt động của vận tải hành khách công cộng; miễn, giảm giá vé sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng đối với người dân sinh sống trong khu vực hạn chế…

Về việc tuyến đường nào sẽ được lựa chọn hạn chế xe máy, Sở GTVT cho biết, chỉ hạn chế hoạt động xe máy trên tuyến đường có năng lực hệ thống vận tải công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tập trung nghiên cứu trên các tuyến có đường sắt đô thị.

Tuy nhiên, đề án cũng đưa ra yêu cầu, cần xem xét kỹ việc ảnh hưởng tới các tuyến đường xung quanh; đề xuất xem xét các tiêu chí về ùn tắc giao thông khi hạn chế hoạt động xe máy trên các tuyến.

Ngoài việc mở rộng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm trong phạm vi khu bảo tồn cấp I, cần nghiên cứu tổ chức không gian đi bộ trên toàn thành phố như khu vực khác như Thủ Lệ, hồ Thành Công, hồ Trúc Bạch, Quảng Bá- Trịnh Công Sơn….

Bên cạnh đó, sẽ thực hiện việc dừng xe máy có thể theo giờ và theo ngày trong tuần đối với khu vực, tuyến đường lựa chọn (trên các tuyến đường hạn chế vào các khung giờ cao điểm…).

“Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, đề xuất chỉ hạn chế xe máy trong khung giờ hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng, từ 6h-22h”, đề án nêu.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội đứng đầu danh sách ô nhiễm không khí: Đẩy nhanh cấm xe máy ở nội đô

Anh Tuấn |

Chuyên gia Bùi Danh Liên cho rằng, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều đề án để cải thiện chất lượng không khí, trong đó phải kể đến các biện pháp về tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ, nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm không khí.

Lộ trình Hà Nội cấm xe máy: Cơ bản đầu tư xong hạ tầng khung vào năm 2025

Hải Nguyên |

Năm 2018, Sở GTVT Hà Nội giảm được 12 điểm ùn tắc giao thông, thì năm 2019, Hà Nội lại xuất hiện 8 điểm ùn tắc mới. Tại 21 nút giao thông và 125 tuyến phố Hà Nội, hiện chỉ 10% diện tích mặt đường phục vụ cho xe buýt, 90% dành cho xe cá nhân. Xe máy chiếm 86% lượng phương tiện giao thông đang tham gia ở Hà Nội. Từ thực tế này, việc giảm phương tiện giao thông cá nhân, tiến tới cấm xe máy hoạt động ở nội thành là một xu thế tất yếu.

Bác đề xuất cấm xe máy lưu thông trên đường Hà Nội-Bắc Giang

Minh Hạnh |

Mặc dù tuyến đường gom dọc dự án BOT Hà Nội-Bắc Giang chưa hoàn thành, nhưng đơn vị vận hành khai thác tuyến đường này đã đề xuất phân luồng xe máy đi vào đường Quốc lộ 1 cũ, không cho lưu thông trên tuyến Hà Nội-Bắc Giang đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Hà Nội đứng đầu danh sách ô nhiễm không khí: Đẩy nhanh cấm xe máy ở nội đô

Anh Tuấn |

Chuyên gia Bùi Danh Liên cho rằng, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều đề án để cải thiện chất lượng không khí, trong đó phải kể đến các biện pháp về tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ, nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm không khí.

Lộ trình Hà Nội cấm xe máy: Cơ bản đầu tư xong hạ tầng khung vào năm 2025

Hải Nguyên |

Năm 2018, Sở GTVT Hà Nội giảm được 12 điểm ùn tắc giao thông, thì năm 2019, Hà Nội lại xuất hiện 8 điểm ùn tắc mới. Tại 21 nút giao thông và 125 tuyến phố Hà Nội, hiện chỉ 10% diện tích mặt đường phục vụ cho xe buýt, 90% dành cho xe cá nhân. Xe máy chiếm 86% lượng phương tiện giao thông đang tham gia ở Hà Nội. Từ thực tế này, việc giảm phương tiện giao thông cá nhân, tiến tới cấm xe máy hoạt động ở nội thành là một xu thế tất yếu.

Bác đề xuất cấm xe máy lưu thông trên đường Hà Nội-Bắc Giang

Minh Hạnh |

Mặc dù tuyến đường gom dọc dự án BOT Hà Nội-Bắc Giang chưa hoàn thành, nhưng đơn vị vận hành khai thác tuyến đường này đã đề xuất phân luồng xe máy đi vào đường Quốc lộ 1 cũ, không cho lưu thông trên tuyến Hà Nội-Bắc Giang đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh.