Hà Nội: Cầu bộ hành có cũng như không

Phạm Đông - Thu Hiền |

Hà Nội có khoảng 70 cầu bộ hành và 23 hầm bộ hành dành cho người đi bộ, nhưng trên thực tế người dân vẫn bất chấp nguy hiểm để cắt ngang dòng phương tiện dày đặc để qua đường.

Cầu bộ hành bị ngó lơ 

Theo ghi nhận của Lao Động, tại nhiều tuyến đường có mật độ giao thông cao như Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu, Trung Kính, Nguyễn Trãi, Giải Phóng... dù đã được xây dựng cầu bộ hành nhưng đa phần người dân vẫn băng ngang dưới lòng đường.

Thậm chí, một số người dân bất chấp trèo qua hàng rào, dải phân cách để rút ngắn thời gian đi lại.

Ở một số tuyến phố, các cầu bộ hành cho người đi bộ rất vắng vẻ. Ảnh: Thu Hiền
Ở một số tuyến phố, các cầu bộ hành cho người đi bộ rất vắng vẻ. Ảnh: Thu Hiền
Ở một số tuyến phố, các cầu bộ hành cho người đi bộ rất vắng vẻ. Ảnh: Thu Hiền

Điển hình như tại cầu bộ hành trên đường Cầu Giấy, cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội thưa thớt người đi lại. Vào giờ cao điểm buổi chiều, vài phút lại thấy một số sinh viên từ các điểm xe buýt bất chấp dòng xe đông đúc để băng ngang qua đường.

Tình trạng người đi bộ ngang nhiên sang đường, dù cách đó không xa có cầu bộ hành, giữa dòng xe cộ diễn ra phổ biến. Ảnh: Thu Hiền
Tình trạng người đi bộ ngang nhiên sang đường, dù cách đó không xa có cầu bộ hành. Ảnh: Thu Hiền

Cách đó không xa, tại đường Nguyễn Trãi, cầu bộ hành gần như không phát huy được hiệu quả. Qua quan sát, chỉ lác đác một vài người dân sử dụng cầu, do phần lớn đều tranh thủ băng qua đường hoặc tận dụng đoạn đường không có rào chắn để di chuyển nhanh hơn.

Hiện nay TP.Hà Nội có khoảng 70 cầu vượt bộ hành và 23 hầm đi bộ tại các nút giao thông đông đúc, khu vực gần bệnh viện, trường học, bến xe nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho người đi bộ, giảm ùn tắc, tai nạn, giúp kết nối giao thông đô thị thuận tiện hơn.

Bên cạnh một số cầu bộ hành đang phát huy tốt vai trò của mình, cũng có những cầu bộ hành lại không được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí.

Đặc biệt, nhiều nơi có cầu bộ hành trở thành nơi tập trung buôn bán, nói chuyện và thậm chí là nơi nghỉ ngơi của người dân. Ảnh: Thu Hiền.
Nhiều nơi cầu bộ hành trở thành chỗ tập trung buôn bán, nói chuyện và thậm chí là nơi nghỉ ngơi của người dân. Ảnh: Thu Hiền

Làm gì để cầu bộ hành có hiệu quả?

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, cầu bộ hành là đổi mới quan trọng của Hà Nội, yếu tố không thể thiếu trong giao thông đô thị, đòi hỏi cần thiết để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, ý thức người dân còn rất đơn sơ, cái gì nhanh, tiện thì làm; chính vì vậy, nhiều người chọn cách băng qua đường thay vì sử dụng cầu bộ hành.

Cũng theo ông Thuỷ, hiện nhiều vị trí xây dựng cầu bộ hành còn chưa phù hợp, nên quy hoạch, xây dựng tại những nơi có giao thông phức tạp và đông dân cư như ở chợ, siêu thị, trường học, bệnh viện, bến xe.

Đồng thời, cơ quan chức năng cần phải có biện pháp xử lý mạnh, tăng tính răn đe đối với người đi bộ qua đường không đúng vạch vôi, không đúng quy định, gần cầu bộ hành vẫn đi qua đường. Đối với những cầu không hiệu quả, có có thể thay thế bằng những hình khác như cải tạo lối đi bộ, tạo thuận tiện cho người dân, không để bị lấn chiếm bán hàng rong. Từ đó người dân sẽ dần đi vào nề nếp và sử dụng cầu bộ hành nhiều hơn.

Theo TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cần phải có biện pháp ngăn ngừa, ngăn chặn những người đi bộ đi tùy tiện qua đường, có thể bố trí rào chắn tại một số vị trí để cho người đi bộ không thể đi qua được. Làm vậy sẽ giúp cho người dân lựa chọn đi cầu bộ hành.

Đồng thời, nghiên cứu bổ sung thêm cầu bộ hành để, bảo đảm an toàn cho người dân trong quá trình đi lại. Song song với việc đó, cần có những giải pháp gây khó cho người đi bộ qua đường, xử phạt những người đi không đúng nơi quy định.

“Đối với người đi bộ thì nên tập trung vào vấn đề phạt nóng, cưỡng chế để bảo đảm tạo thói quen đi qua cầu”, ông Tạo nhấn mạnh.

Chuyên gia giao thông, TS Phan Lê Bình cho hay, tại các nước phát triển việc người dân không sử dụng cầu bộ hành, tự ý băng qua đường dẫn đến xảy ra va chạm sẽ được quy ra lỗi gây tai nạn giao thông; thậm chí là sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù cho xe va chạm.

"Như ở Thái Lan, tại các trục có dải ngăn cách giữa đều có biển cấm ghi to, rõ ràng nếu người dân tự ý qua đường sẽ bị phạt tiền 200 USD. Chỉ những chế tài mạnh như vậy mới có thể nâng cao được ý thức người đi bộ", ông Bình nhấn mạnh.

Phạm Đông - Thu Hiền
TIN LIÊN QUAN

Thi công cuốn chiếu trên đường Lương Thế Vinh để tránh ảnh hưởng tới dân

PHẠM ĐÔNG |

Công tác thi công trên tuyến đường Lương Thế Vinh được thực hiện cuốn chiếu để đảm bảo trên đường luôn chỉ có một vị trí đang quây rào. Đây là phương án đã được tính toán lựa chọn kỹ lưỡng, ít ảnh hưởng nhất đến các hoạt động của người dân trong khu vực.

Bỏ quên cầu đi bộ, người dân vội vã sang đường bất chấp nguy hiểm

Hải Danh - Việt Dũng |

Hiện nay, TP Hà Nội có khoảng 70 cầu bộ hành ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông đông đúc. Tuy nhiên, nhiều người dân bỏ mặc sự tồn tại của các cây cầu này, vô tư băng qua đường mặc cho các phương tiện khác đang di chuyển với tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Nhếch nhác cầu bộ hành ở Hà Nội

Nguyễn Trang |

Việc xây dựng cầu đường bộ tại các tuyến giao thông trọng điểm trong thành phố Hà Nội là nhằm tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn cho người đi bộ, giảm ùn tắc, nâng cao thói quen của người dân trong chấp hành quy định giao thông. Tuy nhiên một số cầu bộ hành đang bị chiếm dụng thành nơi bán hàng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vệ sinh môi trường.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ thanh tra việc đào tạo lái xe ở trường Đại học Đông Đô

Nhóm PV |

Sau loạt bài của Lao Động về những vấn đề bất cập tại Trung tâm đào tạo lái xe ở Trường đại học Đông Đô, đại diện Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội khẳng định những sai phạm tại đây như tự ý cho học viên vào tập lái, sân tập tràn lan xe bồn, xe đầu kéo... sẽ được Sở nhanh chóng thanh tra, xử lý.

Cán bộ dám làm, vì lợi ích chung nếu xảy ra thiệt hại có thể được miễn xử lý

Vương Trần |

Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện, nhưng khi thực hiện xảy ra thiệt hại có thể được miễn xử lý (trách nhiệm kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm trước pháp luật).

UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu cơ quan chuyên môn xử lý việc Báo Lao Động nêu

NHÓM PV |

Sau khi Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về nhà máy gạch quy mô lớn ngang nhiên hoạt động giữa khu dân cư với nhiều dấu hiệu sai phạm, UBND tỉnh Điện Biên đã vào cuộc chỉ đạo làm rõ.

Hai nước hàng đầu EU gia tăng căng thẳng

Song Minh |

Pháp và Đức - hai quốc gia hàng đầu EU - xung đột về năng lượng hạt nhân và ôtô.

Cận cảnh vụ việc lâm tặc rải đinh bẫy cán bộ quản lý bảo vệ rừng

Phan Tuấn |

Sau khi đốt rừng, lâm tặc còn rải đinh xuống đường nhằm ngăn cản, bẫy nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng ở Đắk Nông đến hiện trường dập lửa.

Thi công cuốn chiếu trên đường Lương Thế Vinh để tránh ảnh hưởng tới dân

PHẠM ĐÔNG |

Công tác thi công trên tuyến đường Lương Thế Vinh được thực hiện cuốn chiếu để đảm bảo trên đường luôn chỉ có một vị trí đang quây rào. Đây là phương án đã được tính toán lựa chọn kỹ lưỡng, ít ảnh hưởng nhất đến các hoạt động của người dân trong khu vực.

Bỏ quên cầu đi bộ, người dân vội vã sang đường bất chấp nguy hiểm

Hải Danh - Việt Dũng |

Hiện nay, TP Hà Nội có khoảng 70 cầu bộ hành ở các nút giao cắt và khu vực gần bệnh viện, trường học, nơi có mật độ giao thông đông đúc. Tuy nhiên, nhiều người dân bỏ mặc sự tồn tại của các cây cầu này, vô tư băng qua đường mặc cho các phương tiện khác đang di chuyển với tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Nhếch nhác cầu bộ hành ở Hà Nội

Nguyễn Trang |

Việc xây dựng cầu đường bộ tại các tuyến giao thông trọng điểm trong thành phố Hà Nội là nhằm tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn cho người đi bộ, giảm ùn tắc, nâng cao thói quen của người dân trong chấp hành quy định giao thông. Tuy nhiên một số cầu bộ hành đang bị chiếm dụng thành nơi bán hàng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vệ sinh môi trường.