Dự án tuyến cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị: Vẫn loay hoay vì thiếu…3.560 tỉ đồng

Đặng Tiến - Văn Nguyễn |

Để thu xếp vốn cho dự án cao tốc đoạn Chi Lăng - cửa khẩu Hữu Nghị, Ngân hàng Nhà nước cho hay, đã giao Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đầu mối, phối hợp với các ngân hàng thương mại sớm xem xét, thu xếp vốn tín dụng cho dự án. Tuy nhiên, do hàng loạt vướng mắc, đến nay vẫn còn thiếu tới 3.560 tỉ đồng.

E ngại dự án khó hoàn vốn

Dự án cao tốc đoạn Chi Lăng - cửa khẩu Hữu Nghị là một thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc Giang - TP.Lạng Sơn, có chiều dài 43km, tổng mức đầu tư ban đầu 8.743,1 tỉ đồng và được rục rịch triển khai từ năm 2018.

Để triển khai dự án này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay đã giao ngân hàng BIDV làm đầu mối, phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và các ngân hàng thương mại sớm xem xét, thu xếp vốn tín dụng cho dự án theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đề nghị các ngân hàng chủ động làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn và nhà đầu tư để thống nhất mức hỗ trợ của ngân sách địa phương theo lộ trình đầu tư và vận hành khai thác dự án, đảm bảo phương án tài chính khả thi.

Với chủ trương trên, ngay trong năm 2019, BIDV đã họp với nhà đầu tư về việc xem xét tài trợ cho dự án và đến thời điểm tháng 9.2019, UBND tỉnh Lạng Sơn đã cùng với nhà đầu tư và ngân hàng BIDV tính toán, phân tích, xác định tổng nguồn vốn tham gia thực hiện đoạn cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị là khoảng 8.310 tỉ đồng.

Trong đó nhà đầu tư cam kết góp 1.750 tỉ đồng, các ngân hàng thương mại cho vay 3.400 tỉ đồng và ngân sách nhà nước tham gia 3.160 tỉ đồng. Đến thời điểm ngày 13.9.2019, BIDV có văn bản số 4705 cam kết cho dự án vay 2.000 tỉ đồng và sau đó vài ngày, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị vào ngày 16.9.2020 cũng có văn bản 401 cam kết góp 1.750 tỉ đồng vào dự án này.

Để đáp ứng phần vốn cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước, UBND tỉnh Lạng Sơn vào ngày 27.9.2019 có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó cam kết bố trí vốn ngân sách địa phương khoảng 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi (xây dựng cơ bản, chi khác), tăng thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, các nguồn vốn hợp pháp khác.

Trong báo cáo 591 vừa được gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, đối với phần vốn còn lại của ngân sách nhà nước và phần vốn vay ngân hàng thương mại còn thiếu, UBND tỉnh Lạng Sơn đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ dự án từ ngân sách Trung ương khoảng 2.160 tỉ đồng, đồng thời giao NHNN làm việc, có ý kiến với ngân hàng Vietinbank và các ngân hàng thương mại khác xem xét, thu xếp phần vốn tín dụng còn thiếu của dự án là khoảng 1.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo ông Hồ Tiến Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - cho đến nay các vướng mắc về vốn nêu trên vẫn chưa được tháo gỡ.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phan Văn Thắng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị (nhà đầu tư) - cho biết, nguyên nhân khiến các ngân hàng lo ngại là do dự án có quy mô quá lớn, nếu chỉ thực hiện bằng nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và vốn vay tín dụng, không có vốn Nhà nước tham gia hỗ trợ giống như các dự án BOT thông thường sẽ khiến dự án không thể hoàn vốn. Do đó, dự án phải có sự tham gia của các thành phần kinh tế chứ không thể thả nổi để các nhà đầu tư tự bơi với các rủi ro về nguồn vốn, nguồn thu… do đó, các ngân hàng không yên tâm.

“Dự án muốn thành công phải khả thi về mặt tài chính, để gỡ khó cho dự án thì các bên phải cần nhìn nhận để phân kỳ đầu tư cho phù hợp và Nhà nước cần hỗ trợ vốn ngân sách để ngân hàng có sự tin tưởng khi đầu tư cho vay dự án” - ông Thắng cho hay.

Không thể hoàn thành trong năm 2020

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, do những khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng dẫn đến không thể đảm bảo tiến độ hoàn thành đoạn tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị trong năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 395 ngày 15.10.2018. Ngoài ra, do hiện nay đoạn cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đã khai thác từ đầu năm 2016, đoạn tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Chi Lăng) cũng đã đưa vào vận hành từ tháng 1.2020, chính thức thu phí từ ngày 18.2.2020, nhưng còn 30km nữa mới đến thành phố Lạng Sơn, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 43km (thuộc phạm vi đoạn tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị).

“Như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và chưa có cơ sở để kết nối và triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)” - UBND tỉnh Lạng Sơn nhận định.

Với thực tế trên, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương xem xét, cân đối từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ Dự án cao tốc đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng khoảng 2.160 tỉ đồng, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tham gia vào dự án.

“Nguồn vốn này để thực hiện chi trả cho các hạng mục công việc như giải phóng mặt bằng, các công trình đường gom, hầm chui dân sinh, cầu vượt trực thông…” - UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất.

Liên quan đến hoạt động cho vay của các ngân hàng, trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Lạng Sơn, NHNN ngay từ thời điểm tháng 3.2020 kiến nghị UBND Lạng Sơn cần phối hợp với Bộ GTVT rà soát để điều chỉnh lại tổng mức đầu tư của dự án, phương án tài chính cũng như cơ cấu vốn tham gia dự án để đảm bảo tính khả thi, nguồn trả nợ vay.

Theo NHNN, đây là cơ sở để các ngân hàng thương mại có thể xem xét quyết định cho vay.

Đặng Tiến - Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

"Phí cao tốc cả đời"- vô lý ngay từ sau 2 chữ “cả đời” được xướng lên!

Anh Đào |

Quỹ bảo trì đường bộ đã được thu theo đầu phương tiện. Người dân đã phải đóng không thiếu đồng nào. Nếu phí cao tốc, kể cả đường BOT bị thu “cả đời” thì không chỉ là phí chồng phí mà còn cưỡng từ, đoạt lý.

35 năm chỉ có hơn 400km đường cao tốc, các đường khác thì sao?

Lê Thanh Phong |

Trung Quốc 3 năm qua chỉ một tỉnh Vân Nam làm hơn 2.000km đường cao tốc, trong khi Việt Nam sau 35 năm đổi mới nhưng mới có hơn 400km. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu ý kiến như vậy tại phiên thảo luận ở tổ, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, diễn ra ngày 9.6.

Việt Nam sau 35 năm mới có hơn 400km đường cao tốc

Đặng Chung-Cao Nguyên-Trần Vương |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nước nào muốn phát triển đều phải làm cao tốc rất nhanh. Đơn cử như Trung Quốc trung bình 3 năm qua chỉ một tỉnh như Vân Nam làm hơn 2.000km đường cao tốc, trong khi Việt Nam sau 35 năm mới chỉ có hơn 400km.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

"Phí cao tốc cả đời"- vô lý ngay từ sau 2 chữ “cả đời” được xướng lên!

Anh Đào |

Quỹ bảo trì đường bộ đã được thu theo đầu phương tiện. Người dân đã phải đóng không thiếu đồng nào. Nếu phí cao tốc, kể cả đường BOT bị thu “cả đời” thì không chỉ là phí chồng phí mà còn cưỡng từ, đoạt lý.

35 năm chỉ có hơn 400km đường cao tốc, các đường khác thì sao?

Lê Thanh Phong |

Trung Quốc 3 năm qua chỉ một tỉnh Vân Nam làm hơn 2.000km đường cao tốc, trong khi Việt Nam sau 35 năm đổi mới nhưng mới có hơn 400km. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu ý kiến như vậy tại phiên thảo luận ở tổ, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, diễn ra ngày 9.6.

Việt Nam sau 35 năm mới có hơn 400km đường cao tốc

Đặng Chung-Cao Nguyên-Trần Vương |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nước nào muốn phát triển đều phải làm cao tốc rất nhanh. Đơn cử như Trung Quốc trung bình 3 năm qua chỉ một tỉnh như Vân Nam làm hơn 2.000km đường cao tốc, trong khi Việt Nam sau 35 năm mới chỉ có hơn 400km.