Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận và vận hành sau ngày 10.11.2021

Đặng Tiến |

HÀ NỘI: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành các công đoạn còn lại, bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho Thành phố Hà Nội trước ngày 10.11.2021 để đưa vào khai thác, sử dụng. Đại diện Bộ GTVT cho rằng, công tác chuẩn bị đã xong, chỉ chờ kết luận của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước để tiến hành bàn giao.

Vẫn chờ kết luận

Theo Bộ GTVT, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành toàn bộ phần xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành thử toàn hệ thống theo tiêu chuẩn vào tháng 12.2020. Bộ GTVT đã hoàn thành công tác nghiệm thu dự án.

Trên cơ sở kết quả nghiệm thu các công trình thành phần, nghiệm thu tổng thể dự án, Bộ GTVT đã có báo cáo hoàn thành gửi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đề nghị tiến hành kiểm tra và có ý kiến chấp thuận về công tác nghiệm thu dự án. Do dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, bao gồm nhiều chuyên ngành, lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam nên quá trình hoàn thiện thủ tục nghiệm thu bàn giao kéo dài.

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện Bộ GTVT cho biết, hồ sơ của dự án đã được thực hiện bàn giao từ tháng 4.2021, hiện đang triển khai tiến hành bàn giao tài sản, theo quy trình từng phần như kiểm đếm danh mục, hồ sơ hoàn công, tài liệu pháp lý, cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện đã cơ bản xong, chỉ còn bước ký biên bản bàn giao.

Quan trọng nhất là kết quả của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, dự kiến trong ngày 29.10 Hội đồng sẽ họp. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, Bộ GTVT sẽ tiến hành bàn giao dự án cho UBND TP.Hà Nội tiếp nhận, vận hành khai thác theo quy định.

Trong báo cáo Chính phủ trình Quốc hội mới đây nêu rõ, dự án vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu là công tác thanh toán và việc thực hiện ý kiến kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Các vướng mắc nêu trên đã ảnh hưởng đến tiến độ  nghiệm thu, bàn giao đưa Dự án vào vận hành khai thác.

Sẵn sàng nhân lực vật lực tiếp nhận dự án

Về kế hoạch bàn giao, tiếp nhận dự án, Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội đã thống nhất chủ trương về kế hoạch bàn giao, tiếp nhận dự án, bao gồm: Hồ sơ tài liệu; mặt bằng, các mốc chỉ giới; tài sản hình thành sau đầu tư; khoản nợ theo cơ chế tài chính của dự án…

Dự án đã hoàn thành công tác nghiệm thu, đang hoàn thiện công tác kiểm tra của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Tổng thầu đang huy động nhân sự của nhà sản xuất sang Việt Nam để thực hiện công tác bàn giao, bảo hành dự án và đang thực hiện công tác bàn giao cho UBND TP.Hà Nội để đưa vào vận hành khai thác.

Theo đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khi đưa vào khai thác thương mại tới đây sẽ chở khách miễn phí 15 ngày để tạo điều kiện cho người dân làm quen, trải nghiệm vì đây là lần đầu tiên người dân được sử dụng phương tiện này. Về kế hoạch vận hành, đại diện Hanoi Metro cho biết, đã sẵn sàng mọi điều kiện để đón nhận dự án và thực hiện chạy thương mại ngay theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Qua tính toán, đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ. Như vậy, đoàn tàu đi từ đầu ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa sẽ mất 23 phút với 12 nhà ga, thời gian chạy từ ga này đến ga kia là khoảng 1 phút với quãng dừng khoảng 30-45 giây.

Cũng theo đại diện Hanoi Metro, giá vé của tuyến đã được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án giá vé và chia thành nhiều khung giá khác nhau.

Cụ thể, vé tháng có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày mua với 2 mức là 100.000 đồng/tháng (nhóm hành khách thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định của thành phố) và 200.000 đồng/tháng (nhóm hành khách thông thường); vé ngày (30.000 đồng/vé, loại vé này không hạn chế số lần sử dụng dịch vụ trong một ngày); vé lượt tính theo chặng sử dụng, dao động từ 8.000-15.000 đồng/lượt tùy theo chặng. Trong đó, 7.000 đồng là giá mở cửa cộng thêm 600 đồng cho mỗi Km tiếp theo; 15.000 đồng là giá vé toàn tuyến.

Tiếp đến, nhằm tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã có văn bản giao Sở GTVT triển khai phương án, chủ động điều hành, điều chỉnh phương án linh hoạt, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông thuận lợi nhất cho người dân. Theo đó, Sở GTVT  Hà Nội đã xây dựng các kịch bản điều chỉnh mạng lưới xe buýt kết nối với tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông như thực hiện bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm dừng xe buýt trên dọc lộ trình tuyến đường sắt đô thị 2A. Sau khi tổ chức lại, toàn tuyến có tổng số 65 điểm dừng (2 chiều) với cự ly bình quân khoảng 400m.

Được biết, có 51 tuyến buýt hoạt động dọc hành lang tuyến đường sắt đô thị số Cát Linh - Hà Đông nhưng việc phân bổ dọc tuyến đường sắt đô thị này lại không đều, tập trung chủ yếu trên trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông), trong khi các ga nằm sâu trong nội đô như các ga Láng, Thái Hà, La Thành, Cát Linh… số lượng tuyến ít hơn, năng lực vận chuyển thấp, không đa dạng về hướng kết nối.

Sau khi thực hiện phương án kết nối, hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt sẽ tăng lên 59 tuyến, trong đó bổ sung 8 tuyến kết nối với ga Cát Linh và 1 tuyến kết nối với ga Yên Nghĩa. Khi đường sắt đô thị đi vào hoạt động, các tuyến buýt nói trên có vai trò cung cấp và giải toả tối đa hành khách của tuyến đường sắt đô thị tại các nhà ga, gom và cung cấp khách cho các tuyến buýt. Phương án đang được xây dựng là toàn bộ các nhà ga của tuyến đường sắt sẽ có kết nối với hệ thống xe buýt thành phố. Đ.T

* Dự án sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc, với tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỉ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó “đội vốn” lên 18.002 tỉ đồng (hơn 868 triệu USD). Trong số này, vốn vay là 13.867 tỉ đồng, vốn đối ứng từ phía Việt Nam là 4.134 tỉ. Theo báo cáo mới đây của Bộ GTVT gửi Quốc hội, dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là tuyến đội vốn ít nhất trong số các tuyến đường sắt đô thị đang thi công (thấp hơn tuyến Nhổn - ga Hà Nội, và 2 tuyến của TPHCM). Do sử dụng vốn vay ODA nên dự án đi kèm điều kiện sử dụng nhà thầu, vật tư, thiết bị của bên tài trợ vốn.

Tiến độ dự án ban đầu được xác định đưa vào khai thác thương mại từ tháng 6.2015. Sau đó lùi tới tháng 6.2016, rồi tháng 12.2016, tháng 2.2017, tháng 10.2017, quý II/2018, cuối năm 2018, tháng 4.2019, cuối năm 2019, đầu năm 2020, cuối năm 2020, đầu năm 2021, giữa năm 2021 và tới nay Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu tới ngày 10.11, Bộ GTVT phải bàn giao cho Hà Nội để đưa vào khai thác.

Nếu đúng theo lịch trên, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam đưa vào khai thác thương mại.

Tới nay, dự án trên đã trải qua 5 đời bộ trưởng Bộ GTVT, gồm các ông: Đào Đình Bình, Hồ Nghĩa Dũng, Đinh La Thăng, Trương Quang Nghĩa và hiện là ông Nguyễn Văn Thể. T.Q

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

5 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM đội vốn hàng chục nghìn tỉ đồng

VƯƠNG TRẦN |

Nhiều dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh nhận được nhiều kỳ vọng này lại rơi vào tình trạng chậm tiến độ, đội vốn kéo dài.

Nhật Bản hỗ trợ đào tạo, vận hành đường sắt đô thị Việt Nam

Ngọc Vân |

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ tăng cường năng lực đào tạo nhân lực và vận hành đường sắt đô thị Việt Nam.

Vị trí ga C9 đường sắt đô thị đã "nâng lên đặt xuống", cân nhắc nhiều lần

Vương Trần |

Lãnh đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục lắng nghe và đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng phương án đặt ga C9. Phương án hiện nay đã được qua nhiều quy trình, nhiều vòng, được nâng lên đặt xuống, cân nhắc rất nhiều lần để tối ưu nhất.

Nhân sự đã sẵn sàng cho ngày vận hành đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

Đặng Tiến |

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang khẩn trương cho các công đoạn cuối cùng để sẵn sàng bàn giao cho Hà Nội khai thác thương mại theo kế hoạch đề ra.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

5 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM đội vốn hàng chục nghìn tỉ đồng

VƯƠNG TRẦN |

Nhiều dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh nhận được nhiều kỳ vọng này lại rơi vào tình trạng chậm tiến độ, đội vốn kéo dài.

Nhật Bản hỗ trợ đào tạo, vận hành đường sắt đô thị Việt Nam

Ngọc Vân |

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ tăng cường năng lực đào tạo nhân lực và vận hành đường sắt đô thị Việt Nam.

Vị trí ga C9 đường sắt đô thị đã "nâng lên đặt xuống", cân nhắc nhiều lần

Vương Trần |

Lãnh đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục lắng nghe và đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng phương án đặt ga C9. Phương án hiện nay đã được qua nhiều quy trình, nhiều vòng, được nâng lên đặt xuống, cân nhắc rất nhiều lần để tối ưu nhất.

Nhân sự đã sẵn sàng cho ngày vận hành đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

Đặng Tiến |

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang khẩn trương cho các công đoạn cuối cùng để sẵn sàng bàn giao cho Hà Nội khai thác thương mại theo kế hoạch đề ra.