Dự án cao tốc Bắc - Nam khan hiếm nguồn vật liệu: Cần ngay giải pháp chống đầu cơ, tùy tiện nâng giá vật liệu

Đặng Tiến |

Nhiều đoạn của Dự án cao tốc Bắc - Nam đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ do khan hiếm trầm trọng nguồn vật liệu xây dựng. Điều đáng nói là khi khảo sát dự án thì đủ nhưng khi triển khai thi công lại khan hiếm nguyên vật liệu và bị đẩy giá lên gấp 3 lần, thậm chí không có để mua.

Thiếu nguồn vật liệu nguy cơ chậm tiến độ

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) - ông Lê Quyết Tiến, theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật, nhu cầu vật liệu đất đắp (sau khi đã điều phối vật liệu dọc tuyến) cho toàn bộ 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, đi qua 13 tỉnh với tổng chiều dài khoảng 653km sẽ cần khoảng 52 triệu mét khối.

Trong số 6/11 dự án đang triển khai, có 3 dự án Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và Cầu Mỹ Thuận 2 đã cơ bản hoàn thành phần đất đắp nên cơ bản không vướng các vấn đề liên quan đến vật liệu.

Tại 3 dự án còn lại là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Mỹ Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây bắt đầu xảy ra tình trạng khan hiếm vật liệu. Ông Tiến cho rằng, nước ta nhiều đồi núi mà bảo thiếu vật liệu đất đắp thì quả là vấn đề đáng bàn, nếu không nhanh chóng cấp phép lại cho các mỏ đã hết hạn thì nguy cơ thiếu vật liệu là điều hiện hữu.

Đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long (đơn vị được giao làm chủ đầu tư hai dự án cao tốc gồm Mai Sơn - Quốc lộ 45 (cần 7 triệu mét khối đất) và dự án Phan Thiết - Dầu Giây (cần 5 triệu mét khối vật liệu) - bà Vũ Thị Thanh Vân cho biết, khi lập dự toán mời thầu, đơn vị đã khảo sát thực trạng vật liệu, tham khảo giá vật liệu đất đắp do địa phương công bố. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, vật liệu đội giá lên nhiều so với thời điểm khảo sát.

Cùng chung cảnh ngộ, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án 7 (chủ đầu tư cầu Mỹ Thuận 2) - ông Hoàng Tuấn Khoát cho biết, nhu cầu dự án cần 8 triệu mét khối vật liệu trong khi các mỏ đã được cấp phép khai thác chỉ được khoảng hơn 1 triệu mét khối. Như vậy, nguồn cung cấp đang thiếu nghiêm trọng. Hiện nay địa phương đang tổ chức đấu giá và khả năng sắp tới đây các mỏ đáp ứng được nhu cầu của dự án khoảng hơn 4 triệu mét khối nếu tính cả 3 nguồn gồm các mỏ đã có đủ giấy phép khai thác, các mỏ đã chuẩn bị hoàn thiện giấy phép khai thác và các mỏ mới đấu giá.

Cũng theo ông Khoát, theo tính toán, thời gian hoàn thiện cấp phép một mỏ khoảng 6 đến 8 tháng nhưng tiến độ được vạch ra từ nay đến cuối năm 2021 phải hoàn thiện toàn bộ tuyến đường với tổng nhu cầu khoảng 8 triệu mét khối vật liệu. Với thời gian còn lại thì mỗi tháng cần 90.000m3, cá biệt có những tháng cao điểm phải cần 2 triệu mét khối đất. Một ngày phải có 150-300 xe/mỏ, khoảng 2-5 phút có 1 xe xuất phát từ mỏ. Vì thế, khả năng bị chậm tiến độ tại dự án cầu Mỹ Thuận 2 là rất lớn nếu không có giải pháp căn cơ và đa dạng hóa được nguồn cung ứng.

Tình trạng khan hiếm và thiếu vật liệu trầm trọng cũng được Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh nêu rõ xảy ra ở 2 dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn cần 1,8 triệu mét khối vật liệu (thiếu 1,3 triệu mét khối), chỉ 2 đến 3 tháng nữa khi đất tận dụng hết cũng sẽ thiếu vật liệu, có thể giá vật liệu cũng sẽ bị đẩy lên cao. Dự án Nha Trang - Cam Lâm đang triển khai, tư vấn đang tính toán nhu cầu cần 5,5 triệu mét khối, các mỏ đang khai thác cấp được 2,49m3 và thiếu khoảng 3 triệu mét khối.

Liên quan đến vấn đề khảo sát của tư vấn thiết kế về trữ lượng các mỏ vật liệu được quy hoạch tại các địa phương phải chăng không chính xác, đại diện Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) - ông Võ Hoàng Anh - quả quyết, việc khảo sát về vị trí chất lượng, trữ lượng, khối lượng tại các dự án từ cơ quan quản lý của bộ tới ban quản lý dự án, chủ đầu tư đã thẩm định rất kỹ và cho rằng, đất nước ta 3/4 là đồi núi phân bố khắp chiều dài đất nước, không thể thiếu được vật liệu.

Ông Hoàn Anh cũng chỉ rõ, bản thân chủ mỏ, địa phương cũng chưa lường được việc dự án cần nhu cầu lớn với cả triệu mét khối mới đủ cung ứng, tức là khoảng 200.000-300.000m3/ngày bởi tiến độ đắp nền chỉ trong 3 đến 4 tháng nên cần gấp.

Cần đẩy nhanh thủ tục cấp phép khai thác mỏ

Theo ông Nguyễn Xuân Hải - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thăng Long (đơn vị thi công 2 dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây) - trong quá trình đấu thầu, dù đã đi khảo sát đánh giá trữ lượng nhưng thực tế trữ lượng không đúng với trữ lượng còn lại ghi trên giấy phép khai thác của mỏ nên nhà thầu phải mua ngoài để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tại một số tỉnh, thành, số lượng mỏ chưa được cấp phép khai thác hoặc mỏ đang khai thác thì lại sắp hết hạn dẫn đến việc không có vật liệu đất đắp và đẩy giá thành vật liệu cung cấp cho dự án rất cao, nhiều nơi tăng gấp 3 lần còn không có mà mua.

Với tình trạng chênh lệch giá vật liệu, theo ông Hải, hợp đồng cao tốc Bắc - Nam là hợp đồng có điều chỉnh giá, trong đó có nhóm vật liệu đất đắp. Tuy nhiên, dù có được điều chỉnh cũng không thể đảm bảo cân bằng giữa giá thực tế và giá điều chỉnh, gây thiệt hại lớn cho nhà thầu thi công.

Trước những kiến nghị của nhà đầu tư, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ TNMT) - ông Lại Hồng Thanh - cho rằng, theo quy định Luật Khoáng sản, các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như cát sỏi, đất sét, đất đắp đường, đá vôi... thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.

Theo đó, cấp tỉnh hoàn toàn có thể xem xét điều chỉnh, bổ sung các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nguyên vật liệu phục vụ cho dự án phát triển kinh tế-xã hội.

Trước hiện tượng các chủ mỏ tăng giá, các địa phương cũng cần lưu ý, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản một năm được điều chỉnh 6 tháng/lần. Các tỉnh có thể điều chỉnh khung giá tài nguyên cho hợp lý với thực tế.

Sau khi đã điều chỉnh vẫn thấy tăng giá chênh lệch thì hoàn toàn có quyền xem xét và xử lý.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, đại diện Bộ GTVT cho biết, đã làm việc với các địa phương và đề nghị đẩy nhanh tiến độ cấp phép mỏ; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giá vật liệu xây dựng; có giải pháp, chế tài kịp thời và phù hợp để chống độc quyền, đầu cơ, tùy tiện nâng giá vật liệu xây dựng.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt khó khăn để thi công dự án cao tốc Bắc - Nam cần tháo gỡ

Đặng Tiến |

Liên quan đến các dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cần khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng, công trình hạ tầng kỹ thuật... để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tháng 12.2021 sẽ thông xe cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn

Minh Hạnh |

Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình, tính đến nay, dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã đạt 60% khối lượng thi công. Với tiến độ hiện nay dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật vào tháng 10.2021.

Cao tốc Bắc - Nam phải đặt chất lượng lên hàng đầu

Đặng Tiến |

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Mai Sơn - Quốc lộ 45 đang gặp những vướng mắc về giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng tới tiến độ đề ra và nếu không kịp thời tháo gỡ sẽ khó về đích như đúng yêu cầu của Chính phủ.

Sau Tết, dồn sức cho dự án cao tốc Bắc - Nam

Đặng Tiến |

Theo lộ trình, năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ khởi công xây dựng hàng loạt dự án, công trình giao thông lớn. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, các đơn vị đã bắt tay ngay vào công việc với quyết tâm hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt là với dự án đường cao tốc Bắc - Nam.

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Phải phù hợp với phát triển ngành công nghiệp đường sắt

Đặng Tiến |

Trước quan điểm trái chiều của Bộ GTVT và Bộ KHĐT về tốc độ của đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, muốn hiện đại hóa đường sắt, việc đầu tư đường sắt tốc độ cao không thể chậm hơn nữa. Nhưng để triển khai tàu tốc độ cao 320 km/h thì chúng ta chưa đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm cũng như các chi phí về cơ sở vật chất cho đào tạo bảo hành, sửa chữa đóng mới toa xe cũng rất lớn.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Hàng loạt khó khăn để thi công dự án cao tốc Bắc - Nam cần tháo gỡ

Đặng Tiến |

Liên quan đến các dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cần khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng, công trình hạ tầng kỹ thuật... để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Tháng 12.2021 sẽ thông xe cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn

Minh Hạnh |

Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình, tính đến nay, dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã đạt 60% khối lượng thi công. Với tiến độ hiện nay dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật vào tháng 10.2021.

Cao tốc Bắc - Nam phải đặt chất lượng lên hàng đầu

Đặng Tiến |

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và Mai Sơn - Quốc lộ 45 đang gặp những vướng mắc về giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng tới tiến độ đề ra và nếu không kịp thời tháo gỡ sẽ khó về đích như đúng yêu cầu của Chính phủ.

Sau Tết, dồn sức cho dự án cao tốc Bắc - Nam

Đặng Tiến |

Theo lộ trình, năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ khởi công xây dựng hàng loạt dự án, công trình giao thông lớn. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, các đơn vị đã bắt tay ngay vào công việc với quyết tâm hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt là với dự án đường cao tốc Bắc - Nam.

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Phải phù hợp với phát triển ngành công nghiệp đường sắt

Đặng Tiến |

Trước quan điểm trái chiều của Bộ GTVT và Bộ KHĐT về tốc độ của đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, muốn hiện đại hóa đường sắt, việc đầu tư đường sắt tốc độ cao không thể chậm hơn nữa. Nhưng để triển khai tàu tốc độ cao 320 km/h thì chúng ta chưa đủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm cũng như các chi phí về cơ sở vật chất cho đào tạo bảo hành, sửa chữa đóng mới toa xe cũng rất lớn.