Đô thị đi trước, giao thông bám đuổi theo sau thì ùn tắc là điều tất yếu

Tô Thế |

Việt Nam đang phát triển giao thông theo lối mòn "đô thị đi trước, giao thông bám đuổi theo sau". Theo đó, nếu tiếp tục thực hiện theo cách làm trên, tình trạng ùn tắc sẽ còn dai dẳng, không thể giải quyết.

Giao thông đi trước, đô thị bám đuổi theo sau

Ùn tắc giao thông đang là vấn đề mà các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM phải đau đầu tìm hướng giải quyết.

Như thời gian vừa qua tại Hà Nội, Sở GTVT đã thực hiện hàng loạt các giải phạm mang tính cục bộ như xén dải phân cách, xén vỉa hè để mở rộng đường, tạo thêm làn đường cho các phương tiện di chuyển hay xây dựng cầu vượt, hầm chui.

Tuy nhiên, đã là tạm thời thì không bền, bởi khi lưu lượng phương tiện tăng cao nhưng hạ tầng giao thông không theo kịp thì ùn tắc là điều tất yếu.

Thạc sĩ Kinh tế Đặng Huy Thông. Ảnh: Tô Thế
Thạc sĩ Kinh tế Đặng Huy Đông. Ảnh: Tô Thế

Nói về giải pháp lâu dài, theo Thạc sĩ Kinh tế Đặng Huy Đông - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển, nếu chúng ta vẫn theo lối mòn "phát triển đô thị đi trước, giao thông bám đuổi theo sau" thì vấn đề ùn tắc sẽ không bao giờ có thể giải quyết.

Theo ông Đông, đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng gặp phải, tuy nhiên, ở đâu sớm nhận ra giá trị của Mô hình đô thị phát triển theo định hướng giao thông công cộng (TOD) thì việc ùn tắc không còn đáng lo.

"Đô thị mở ra khắp nơi, mở rộng đến đâu hạ tầng đuổi theo đến đó, đấy là cái sai của chúng ta trước đây. Còn TOD là ngược lại, giao thông đi trước, các đô thị bám theo sau, giao thông ở đây là giao thông công cộng. Ngoài ra, nếu vẫn chỉ có giao thông trên mặt đất thì các đô thị cũng chưa thể giải quyết được vấn đề tắc đường" - Thạc sĩ Kinh tế Đặng Huy Đông chia sẻ.

Nhấn mạnh về hiệu quả nếu triển khai xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, Thạc sĩ Kinh tế Đặng Huy Đông đưa ra một bài toán, theo đó, nếu với cách làm như hiện nay, trong 100 năm nữa một thành phố có thể xây dựng được 200km đường sắt đô thị. Tuy nhiên, nếu thực hiện cách làm mới (xây dựng ngầm - PV) thì chỉ mất khoảng 12 năm nữa chúng ta sẽ có 200km đường sắt đô thị/thành phố.

"Hiện ước tính cần khoảng 20-25 tỉ USD để hoàn thành xây dựng 200km đường sắt đô thị ngầm hoàn toàn (chưa kể chi phí đền bù giải phóng mặt bằng dự tính lấy từ tiền thu đấu giá quyền đầu tư dự án TOD), giảm 10 tỉ USD so với đơn giá của các dự án đã làm bằng nguồn vốn ODA hiện nay" - Thạc sĩ Kinh tế Đặng Huy Đông phân tích.

Tuy nhiên, để phát triển theo mô hình TOD thì cần nhiều cơ chế đặc thù cho Hà Nội, TPHCM.

Coi đường sắt đô thị là ngành đặc biệt chiến lược

Phát biểu tham luận tại buổi khai mạc Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM diễn ra sáng nay (17.1), Giáo sư Vũ Minh Khương - Học viện hành chính công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng, đường sắt đô thị (ĐSĐT) sẽ tạo nền tảng xây dựng nền kinh tế với sức cạnh tranh cao dựa trên lợi thế quy mô, đa dạng, và sức mạnh cộng hưởng; Tăng hiệu quả và tính tinh gọn trong phát triển đô thị.

Việc phát triển ĐSĐT cũng làm giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm khí thải; Tăng năng suất xã hội.

Giáo sư Vũ Minh Khương phát biểu tham luận trực tuyến. Ảnh: Thế Kỷ
Giáo sư Vũ Minh Khương phát biểu tham luận trực tuyến. Ảnh: Thế Kỷ

Bên cạnh đó, Giáo sư cũng nêu ra những tổn thất rất lớn và không ngừng tăng nếu không chú trọng đặc biệt vào phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Đó là tốn phí thời gian di chuyển, ước tính về thời gian đi lại còn tin cậy, chi phí tiêu hao nhiên liệu vượt mức cần thiết, phát thải CO2 tăng do tiêu thụ nhiên liệu quá mức, sức khỏe và lòng tin của người dân giảm sút.

"Cần xem phát triển ĐSĐT là một nhiệm vụ không chỉ có tính kinh tế mà cả an ninh quốc phòng (hệ thống đô thị ngầm). Đặc biệt, cần chú trọng thu hút sự tham gia sâu rộng của các Bộ, ngành và toàn xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp và chuyên gia trong nước, quốc tế trong thảo luận về chiến lược thực hiện nỗ lực này.

Bên cạnh đó, cần tổ chức thực hiện các chiến lược thông tuệ và phân định tổ chức chịu trách nhiệm rõ ràng. Mỗi thành phố nên bắt tay vào 1-2 tuyến thử nghiệm với các tiêu chí, như tính khả thi cao, tác động lớn, tốn phí thu hồi đất thấp. Thời gian hoàn tất các dự án thử nghiệm trước 2030, chú trọng ba tiêu chí lớn (chất lượng, giá thành, tiến độ thực hiện)" - Giáo sư Vũ Minh Khương phát biểu.

Giáo sư Vũ Minh Khương cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần coi xây dựng và phát triển ĐSĐT là ngành đặc biệt chiến lược, không thua kém ngành bán dẫn.

Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Các chuyên gia, nhà khoa học tập trung hiến kế phát triển đường sắt đô thị

Tô Thế |

Thời gian vừa qua, Hà Nội và TPHCM đã và đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp...

Loạt vấn đề về phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam sắp được đưa ra bàn

Tô Thế |

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các Hội thảo khoa học về "Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh". Trong 3 ngày tổ chức, hàng loạt vấn đề liên quan sẽ được đưa ra bàn luận.

Tắc đường gần cây số, người dân chiếm lối đi của người khuyết tật trong ngày đầu sau Tết Dương lịch

Hải Danh |

Hà Nội - Theo ghi nhận, ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết dương lịch 2024, lượng phương tiện tham gia giao thông tăng mạnh dẫn đến tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng. Thậm chí, nhiều người dân vì muốn di chuyển nhanh nên đã chen vào lối đi dành cho người khuyết tật.

Lý do loạt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang liên tiếp bị bắt

Việt Bắc |

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp cựu Giám đốc và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ của cơ quan này bị khởi tố, bắt giam.

Đình chỉ hoạt động của Công ty Cellab sau phản ánh của Lao Động

BÙI THƠM |

Sau phản ánh của báo Lao Động về "Phòng khám Cellab mồi khách chữa bách bệnh bằng tiêm truyền tế bào gốc từ người", ngày 17.1 Sở Y tế TP Hà Nội đã có công văn báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của báo. Theo đó, Sở Y tế đã có công văn số 26/TTr-KCB ngày 15.1 về việc đình chỉ hoạt động của cơ sở này và gửi UBND quận Hai Bà Trưng để thực hiện giám sát.

Bắt tạm giam Phó Chánh Văn phòng Sở NNPTNT TPHCM

Việt Dũng |

Ông Phạm Tấn Kiên bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Luật Đất đai sửa đổi sẽ tác động tích cực phát triển kinh tế, bất động sản

NHÓM PV |

Ngày 18.1, Quốc hội bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 với đa số phiếu tán thành thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Các chuyên gia đánh giá đây là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước.

Hết năm 2023, Lilama 18 doanh thu nghìn tỉ đồng, nợ người lao động gần 82 tỉ đồng

Minh Ánh - Quang Dân |

Lũy kế hết năm 2023, Lilama 18 đưa về 1.329 tỉ đồng doanh thu. Thuyết minh báo cáo tài chính công ty cho biết, phần lớn doanh thu năm vừa qua đến từ các hợp đồng xây dựng. Ngoài ra, Lilama 18 còn nợ người lao động gần 82 tỉ đồng, nợ thuế nhà nước xấp xỉ 12 tỉ đồng.

Các chuyên gia, nhà khoa học tập trung hiến kế phát triển đường sắt đô thị

Tô Thế |

Thời gian vừa qua, Hà Nội và TPHCM đã và đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp...

Loạt vấn đề về phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam sắp được đưa ra bàn

Tô Thế |

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các Hội thảo khoa học về "Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh". Trong 3 ngày tổ chức, hàng loạt vấn đề liên quan sẽ được đưa ra bàn luận.

Tắc đường gần cây số, người dân chiếm lối đi của người khuyết tật trong ngày đầu sau Tết Dương lịch

Hải Danh |

Hà Nội - Theo ghi nhận, ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết dương lịch 2024, lượng phương tiện tham gia giao thông tăng mạnh dẫn đến tắc đường vào giờ cao điểm buổi sáng. Thậm chí, nhiều người dân vì muốn di chuyển nhanh nên đã chen vào lối đi dành cho người khuyết tật.