Đẩy tiến độ dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, mở đường cho xuất khẩu nông sản

Bảo Trung |

Việc đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có ý nghĩa chiến lược giúp nông sản ở khu vực Tây Nguyên nói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng có cơ hội vươn ra biển lớn...

Doanh nghiệp tốn quá nhiều chi phí

Hiện, nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên nói chung muốn xuất khẩu qua các thị trường như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ... buộc phải vận chuyển về TPHCM hoặc cảng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) và doanh nghiệp đang phải tốn thêm rất nhiều chi phí vận chuyển, thời gian, công sức.

Anh Nguyễn Đình Viên - Giám đốc Công ty TNHH PM Coffee (tỉnh Đắk Lắk) - chia sẻ: "Doanh nghiệp đang xuất khẩu cà phê đi một số thị trường lớn như Trung Đông, Nhật Bản... và mỗi đơn hàng của đối tác nước ngoài đều phải được chở từ tỉnh Đắk Lắk về cảng biển ở TPHCM, tiêu tốn một khoản chi phí vận chuyển rất lớn".

Anh Viên nói tiếp: "Khi cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa thông tuyến thẳng về cảng Nam Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), nếu có container đi vào thị trường đối tác đang ký kết hợp đồng với chúng tôi thì đó là lợi thế rất lớn vì quãng đường được thu hẹp, thời gian rút ngắn đi đáng kể. Nếu vận chuyển từ Đắk Lắk về TPHCM mỗi container tốn từ 15 đến 18 triệu đồng thì đi về Khánh Hòa chỉ tốn từ 8 đến 10 triệu đồng, tức giảm được 50% chi phí vận chuyển, lợi nhuận tăng thêm".

Ông Phạm Đông Thanh - Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Ôtô An Phước (tỉnh Đắk Lắk) - cho rằng, doanh nghiệp đang chủ yếu vận chuyển hàng hóa về cảng biển ở TPHCM và Quy Nhơn (tỉnh Bình Định)bằng đường bộ vì toàn vùng Tây Nguyên vẫn chưa có đường sắt. Hiện, chi phí vận chuyển hàng hóa vẫn đang ở mức có thể chấp nhận được vì khi đến cảng biển hàng hóa lập tức được chuyển đi, không phải chịu nhiều tiền bến bãi.

Khi cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa hoàn thành, trường hợp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu về cảng Nam Vân Phong thì phải có sẵn tàu neo đậu để đưa hàng đi các nước cần đến. Nếu giữ hàng quá lâu để chờ tàu thì chi phí bến bãi rất cao, khó khả thi.

Chính vì lẽ đó, khi đưa vào hoạt động, để hoạt động xuất khẩu được thuận lợi, cơ quan có thẩm quyền cần cân nhắc hài hòa lợi ích giữa đường bộ và đường biển, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nhằm góp phần tối ưu được lợi ích của cao tốc.

Mở thêm đường cho xuất khẩu nông sản

Theo phương án phát triển mạng lưới đường bộ tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối liên hoàn với hệ thống giao thông quốc gia, vùng và nội tỉnh, tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt, hiệu quả.

Trong đó, công trình cấp quốc gia gồm có cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) - TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) có chiều dài dự kiến 160km với 6 làn xe và TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) - TP Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) có chiều dài dự kiến 105km với 6 làn xe.
Đặc biệt, tuyến cao tốc đang xây dựng từ Khánh Hòa đi Buôn Ma Thuột có chiều dài hơn 117km với 4 làn xe kết nối từ cảng Nam Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) đến TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) hứa hẹn sẽ là tuyến đường trọng yếu kết nối du lịch "rừng - biển" và mở đường cho nông sản trên địa bàn xuất khẩu mạnh mẽ ra thị trường quốc tế.

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk nêu quan điểm, việc hoàn thành sớm tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Trần Đức Nhật - Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột - chia sẻ: Việc sớm hoàn thành cao tốc sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu nông sản, đặc biệt là cà phê ở địa phương có cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai; qua đó, nâng tầm chuỗi giá trị của ngành hàng từ sản xuất, kiểm soát chất lượng đến thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại với các địa phương khác. Đây cũng là một trong những nền tảng quan trọng giúp cho Buôn Ma Thuột hiện thực hóa mục tiêu trở thành "Thành phố cà phê của thế giới”.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động ở thực địa công trình dự án cao tốc nói trên đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các nhà thầu đang làm cả ngày lẫn đêm để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn trước khi mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên bắt đầu. Anh T.V.T (công nhân lao động, nhà thầu gói xây lắp đi qua địa bàn huyện Ea Kar) thông tin, anh em công nhân lao động được giao khối lượng công việc theo tuần, cứ mỗi 7 ngày chủ thầu sẽ vào kiểm tra tiến độ, nếu không hoàn thành buộc phải làm tăng ca cho xong, rất áp lực.

* Cuối tháng 3.2024, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp về tình hình thực hiện và giải quyết các khó khăn, vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, bãi đổ thải, mỏ vật liệu thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

* Đại diện Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk thông tin, quá trình triển khai 2 dự án thành phần qua địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn, vướng mắc. Một số vị trí bãi đổ thải đã được UBND tỉnh thống nhất nhưng chưa phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện nên chưa triển khai được, một số vị trí bãi đổ thải gặp khó khăn trong công tác thỏa thuận. Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk - Phạm Ngọc Nghị yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, sớm bàn giao cho chủ đầu tư để triển khai thi công dự án. Đề nghị chủ đầu tư trực tiếp phối hợp với địa phương hỗ trợ đơn vị thi công trong công tác thỏa thuận mỏ vật liệu và bãi đổ thải phục vụ cho dự án.

Bảo Trung
TIN LIÊN QUAN

Khẩn trương giải quyết vướng mắc cho cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

PHAN TUẤN |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh vừa ký văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương xem xét, hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Vướng thủ tục chuyển đổi đất rừng tại cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

PHAN TUẤN |

Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông vận tải) vừa kiến nghị tỉnh Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án thành phần 2, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đắk Lắk phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Mai Hương - Phan Tuấn |

Thời gian qua, tại Đắk Lắk, sự hợp tác, liên kết vùng vẫn còn mang tính đơn lẻ, chưa khai thác, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.

Bán hàng không phép, Thanh Mong Pharma thách thức dư luận: Càng phản ánh càng nổi

Nhóm PV |

Mặc dù chưa đủ điều kiện để bán ra thị trường, một số sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Thanh Mong Pharma (Thanh Mong Pharma) vẫn được các nhà phân phối chào bán. Sau khi loạt bài được đăng tải, Thanh Mong Pharma không những không tiếp thu, hoàn thiện các giấy tờ pháp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn thách thức dư luận.

Bắt giam 2 đối tượng liên quan vụ án Giám đốc Ban quản lý dự án ở An Giang

Vũ Tiến - Nghiêm Túc |

Công an tỉnh An Giang bắt giam 2 đối tượng liên quan đến vụ ông Nguyễn Văn Du - nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang - bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó.

Hơn 1.000 người bị thương sau động đất mạnh, Đài Loan dùng trực thăng thả đồ tiếp tế cho người bị mắc kẹt

Anh Vũ |

Trận động đất mạnh 7,2 độ richter tại Đài Loan (Trung Quốc) đã khiến hơn 1.000 người bị thương và nhiều nhân viên khách sạn vẫn đang mất tích.

Sở Xây dựng Bạc Liêu lý giải việc cả tỉnh chưa có dự án nhà ở xã hội nào

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Việc triển khai một số chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ còn chậm, đặc biệt là gói 120.000 tỉ đồng phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn chưa thể tiếp cận do địa phương chưa có dự án được phê duyệt.

Bất ngờ về lời khai của phạm nhân trốn khỏi trại giam tại Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi bị lực lượng công an bắt giữ khi đang lẩn trốn trong rừng, tại cơ quan công an, đối tượng đã khai lý do trốn khỏi trại giam Mai Văn Đệ.

Khẩn trương giải quyết vướng mắc cho cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

PHAN TUẤN |

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Võ Văn Cảnh vừa ký văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương xem xét, hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.

Vướng thủ tục chuyển đổi đất rừng tại cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

PHAN TUẤN |

Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông vận tải) vừa kiến nghị tỉnh Đắk Lắk đẩy nhanh tiến độ các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án thành phần 2, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đắk Lắk phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Mai Hương - Phan Tuấn |

Thời gian qua, tại Đắk Lắk, sự hợp tác, liên kết vùng vẫn còn mang tính đơn lẻ, chưa khai thác, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương.