Đánh thức những dòng sông

MINH QUÂN |

TPHCM có 110 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy với tổng chiều dài gần 1.000km. Thời gian qua nhiều tuyến đường sông, biển đã được TPHCM khai thác vận chuyển hành khách, phát triển du lịch... nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng. Nhiều người vẫn kỳ vọng TPHCM có thể phát huy lợi thế sông nước để phát triển vận tải, có thể chia lửa và hướng tới cạnh tranh với đường bộ trong tương lai không xa.

Độc đáo buýt sông, phà biển

Đầu tháng 1.2021, tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu chính thức đưa vào hoạt động bằng nguồn vốn xã hội hóa giúp hành khách rút ngắn được một quãng thời gian lớn so với đi đường bộ như trước nay, từ bến Tắc Suất (Cần Giờ) đến Vũng Tàu chỉ mất 30 phút.

Phà biển ngoài tạo điều kiện cho Cần Giờ kết nối giao thông với các tỉnh lân cận còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội và du lịch khu vực. Theo đó, tuyến phà biển này rút ngắn thời gian từ Long An, Tiền Giang đến Vũng Tàu so với đi cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Người dân hai tỉnh này có thể đi từ huyện Cần Giuộc (Long An) qua phà Cần Giờ - Cần Giuộc (khoảng 30 phút), đi theo đường Lý Nhơn, đường Rừng Sác với cự ly 40km, thời gian hành trình khoảng 1 giờ đến bến Tắc Suất. Như vậy, tổng thời gian hành trình từ huyện Cần Giuộc đến Thành phố Vũng Tàu chỉ khoảng 2 giờ 30 phút (kể cả thời gian chờ phà).

Theo ông Nguyễn Quốc Chánh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Quốc Chánh (nhà đầu tư) cho biết, dịp lễ 30.4, công ty sẽ đưa vào hoạt động thêm một phà có sức chở 30 ôtô, 199 hành khách, nâng tổng số phà hoạt động lên 3 phà.

Ngoài phà biển, từ năm 2018, TPHCM đưa vào khai thác tuyến tàu cao tốc từ khu trung tâm đi Thành phố Vũng Tàu. Tuyến tàu cao tốc này xuất phát từ bến Bạch Đằng (quận 1) đi qua các sông Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu, Ngã Bảy rồi đến bến Tắc Suất (huyện Cần Giờ). Từ đó, tàu tiếp tục di chuyển qua mũi Gành Rái để tới bến Khu du lịch cáp treo Hồ Mây (Thành phố Vũng Tàu). Tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy này đã tạo thêm sức hút cho ngành Du lịch của thành phố.

Trước đó, loại hình buýt đường sông được đưa vào khai thác từ năm 2017 đã nhận được phản ứng tích cực của người dân, khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuyến buýt sông số 1 đi từ bến Bạch Đằng (quận 1) về Linh Đông (Thành phố Thủ Đức) dài hơn 10km với giá vé chỉ 15.000 đồng. Theo chủ đầu tư, trước khi dịch bùng phát năm 2020, tuyến vận tải này mỗi ngày chở gần 2.000 khách. Từ đầu tháng 12.2021, chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1 đã triển khai tuyến buýt sông đêm đầu tiên cho người dân dạo quanh, ngắm cảnh sông Sài Gòn.

Đầu tư cho đường thủy quá ít

Theo đánh giá của Sở GTVT TPHCM, thành phố có tiềm năng, lợi thế lớn về hệ thống sông ngòi với 110 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy với tổng chiều dài gần 1.000km. Tuy nhiên, việc tận dụng các đường sông, kênh, rạch này để giảm tải giao thông đường bộ, phát triển du lịch còn rất nhiều khó khăn, hạn chế.

Cụ thể, hầu hết các tuyến giao thông thủy trọng điểm đều vướng tĩnh không, khẩu độ các công trình vượt sông (đã được xây dựng từ lâu), ảnh hưởng lớn đến quá trình khai thác vận tải thủy. Hiện nay, 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương (598,7km) và 5 tuyến đường thủy nội địa quốc gia có tổng cộng 218 cầu, trong đó có 102 cầu trên 66 tuyến không đảm bảo tĩnh không, khẩu độ theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, hệ thống cảng thủy nội địa, cảng cạn (ICD) chưa được đầu tư theo quy hoạch; hiện nay chủ yếu tập trung khai thác cảng trung chuyển hàng hóa Trường Thọ gây ùn tắc giao thông cửa ngõ phía đông trên Xa lộ Hà Nội, công suất khai thác vượt quy hoạch. Trong khi các cảng thủy nội địa mới như cảng Long Bình (Thành phố Thủ Đức) chưa được đầu tư để giải phóng áp lực giao thông cho khu cảng Trường Thọ. Hệ thống bến thủy nội địa chưa được quy hoạch cụ thể, hoạt động tạm, nhỏ lẻ, chưa được đầu tư xây dựng cầu bến và trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa hiện đại do đó chưa nâng cao được sản lượng hàng hóa thông qua bến thủy nội địa.

Theo Sở GTVT TPHCM, vài năm gần đây sản lượng vận tải hàng hóa bằng đường thủy chiếm 34,67% so với vận tải bằng đường bộ. Tuy nhiên, tỉ trọng vốn đầu tư cho đường thủy tính cho 5 năm gần đây chỉ bằng 5,4% so với đầu tư, cho việc xây dựng mạng lưới đường bộ.

Hoàn thiện mạng lưới giao thông thủy

Ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM - cho biết, TPHCM đang nỗ lực hoàn thiện mạng lưới giao thông thủy, mở ra một sự phát triển tầm vóc cho đường thủy tại TPHCM và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, nếu đường bộ, đường thủy được kết nối với nhau thì kinh tế - xã hội càng phát triển nhanh chóng, bài toán ùn tắc, kẹt xe cũng được giải quyết.

Để đảm bảo đường thủy tiếp tục phát triển, ông Bùi Hòa An cho biết Sở GTVT TPHCM sẽ triển khai 4 giải pháp ưu tiên thực hiện thời gian tới. Đầu tiên là thực hiện các dự án nạo vét, nâng cấp các cầu trên tuyến nối tắt và liên kết nội thành với khu vực cảng biển mới đảm bảo theo quy mô quy hoạch được duyệt.

Cụ thể là đầu tư các tuyến liên kết khu Đông TPHCM kết nối với khu bến trên sông Đồng Nai, đầu tư các tuyến kết nối đến khu cảng biển Hiệp Phước, Nhà Bè có tổng chiều dài khoảng 35,6km với kinh phí khoảng 400 tỉ đồng. Đầu tư kè bờ kết hợp xây dựng các bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách kết hợp du lịch trên sông Sài Gòn trong phạm vi từ ngã ba Đèn Đỏ (Nhà Bè) đến ranh giới rạch Vĩnh Bình (tiếp giáp tỉnh Bình Dương).

Tiếp theo là xây dựng tuyến đường thủy nội địa Vành đai trong: từ sông Sài Gòn - sông Vàm Thuật - rạch Bến Cát - sông Trường Đai - kênh Tham Lương - rạch Nước Lên - kênh Đôi - kênh Tẻ - sông Sài Gòn có tổng chiều dài khoảng 30km với tổng kinh phí khoảng 1.200 tỉ đồng.

Ưu tiên 3 là xây dựng tuyến đường thủy Vành đai ngoài: từ sông Sài Gòn - rạch Tra - kênh xáng An Hạ - kênh Lý Văn Mạnh - sông Chợ Đệm - Bến Lức - sông Cần Giuộc - rạch Bà Lào - rạch Sông Tắc - rạch Trau Trảo - rạch Chiếc - sông Sài Gòn với tổng chiều dài khoảng 108km, kinh phí 4.794 tỉ đồng.

Ưu tiên thứ 4 là đầu tư các tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy theo kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy đã được TPHCM phê duyệt.

Đồng thời, TPHCM sẽ phát triển hệ thống ICD (cảng cạn) mới theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức logistics, xây dựng cảng cạn - ICD Long Bình nhằm phục vụ di dời cụm ICD Trường Thọ.

Với những tính toán đó, lãnh đạo Sở GTVT TPHCM cho biết trong 30 năm tới, TPHCM cần hơn 21.000 tỉ đồng cho giao thông thủy. Tổng vốn này gồm hơn 4.100 tỉ đồng đầu tư cho luồng tuyến và các dự án cảng. Còn lại, chi phí duy tu, bảo trì các tuyến đường thủy mỗi năm khoảng 570 tỉ đồng, tức trong 30 năm cần hơn 17.000 tỉ đồng.

“Để huy động vốn, ngoài ngân sách cần đa dạng các nguồn đầu tư khác. Trong đó cần xây dựng cơ chế cho thuê quỹ đất hành lang bờ sông, kênh, rạch và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, khai thác hạ tầng đường thủy...” - ông An cho hay.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM chuẩn bị cảnh quan sông Sài Gòn sẵn sàng đón khách du lịch lễ 30.4

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sông Sài Gòn từ khu vực cầu Thủ Thiêm 1 đến ngã ba rạch Bến Nghé, với chiều dài khoảng 2,5 km đang được triển khai vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình chuẩn bị sẵn sàng cảnh quan để đón khách du lịch nhân dịp lễ 30.4 và 1.5.

Cần hạn chế nhà cao tầng dọc hai bên bờ sông Sài Gòn

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Sông Sài Gòn mang nhiều giá trị về cảnh quan, văn hóa, lịch sử, kinh tế... nên việc giữ gìn và phát huy thế mạnh của sông Sài Gòn là mong mỏi rất lớn của người dân.

Cảnh báo 32 điểm sạt lở bờ sông nguy hiểm ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Toàn thành phố ghi nhận 32 vị trí sạt lở tại 7 quận huyện với tổng chiều dài hơn 17km, ảnh hưởng 1.341 hộ dân.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

TPHCM chuẩn bị cảnh quan sông Sài Gòn sẵn sàng đón khách du lịch lễ 30.4

KHÁNH LINH |

TPHCM - Sông Sài Gòn từ khu vực cầu Thủ Thiêm 1 đến ngã ba rạch Bến Nghé, với chiều dài khoảng 2,5 km đang được triển khai vớt, thu gom chất thải rắn, lục bình chuẩn bị sẵn sàng cảnh quan để đón khách du lịch nhân dịp lễ 30.4 và 1.5.

Cần hạn chế nhà cao tầng dọc hai bên bờ sông Sài Gòn

PHƯƠNG NGÂN |

TPHCM - Sông Sài Gòn mang nhiều giá trị về cảnh quan, văn hóa, lịch sử, kinh tế... nên việc giữ gìn và phát huy thế mạnh của sông Sài Gòn là mong mỏi rất lớn của người dân.

Cảnh báo 32 điểm sạt lở bờ sông nguy hiểm ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Toàn thành phố ghi nhận 32 vị trí sạt lở tại 7 quận huyện với tổng chiều dài hơn 17km, ảnh hưởng 1.341 hộ dân.